Hòa Khánh, Cái Bè

xã thuộc Cái Bè

Hòa Khánh là một thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Hòa Khánh
Xã Hòa Khánh
Vàm Trà Lọt, nơi con sông Trà Lọt
đổ ra sông Tiền
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCái Bè
Trụ sở UBNDQuốc lộ 1, ấp Khu Phố[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°21′40″B 105°59′08″Đ / 10,361231°B 105,98546°Đ / 10.361231; 105.985460
MapBản đồ xã Hòa Khánh
Hòa Khánh trên bản đồ Việt Nam
Hòa Khánh
Hòa Khánh
Vị trí xã Hòa Khánh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích23,96 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng18.007 người
Mật độ752 người/km²
Khác
Mã hành chính28399[2]
Số điện thoại02733.819601[1]

Địa lý sửa

Phía bắc xã tiếp giáp một đoạn với xã Hậu Mỹ Trinh. Phía tây theo trình tự từ bắc xuống nam là các xã Thiện Trung, Thiện Trí, Mỹ Đức Đông. Phía đông theo trình tự từ bắc xuống nam là các xã Hậu Mỹ Phú, Hậu Thành, Đông Hòa Hiệp, thị trấn Cái Bè. Bờ nam xã là sông Tiền.[3]

Các kênh, rạch chảy qua xã gồm: kênh Cầu Cống, kênh Cây Tràm, kênh Cứu Khổ, rạch A Rặt, rạch Bà Giang, rạch Bà Hợp, rạch Cây Da, rạch Chùa, rạch Đập Lớn, rạch Đất Sét, rạch Đường Chùa, rạch Ông Tà.[4] Sông lớn nhất là sông Trà Lọt.

Hành chính sửa

Xã có diện tích 23,96 km², dân số năm 1999 là 18.007 người,[5] mật độ dân số đạt 752 người/km².

Xã Hòa Khánh được chia thành 7 ấp: Hòa Điền, Hòa Hảo, Hòa Lược, Hòa Phú, Hòa Phúc, Hòa Quý, Khu Phố.[4]

Kinh tế – Xã hội sửa

Xã Hòa Khánh có Quốc lộ 1 chạy qua theo hướng tây – đông cắt đôi xã thành hai phần bắc – nam. Phần phía nam xã có huyện lộ 23A chạy thẳng về chợ Cái Thia bên bờ sông Tiền, phần phía bắc xã có một đoạn tỉnh lộ 863.[a] Sông lớn nhất là sông Trà Lọt (rạch Trà Lọt) chảy từ bắc xuống nam gần như cắt đôi xã thành hai phần tây – đông, đoạn cắt qua Quốc lộ 1 có cầu Trà Lọt, sông chảy dần ra sông Tiền, ngay cửa sông là cầu Vàm Trà Lọt, thay thế cho phà Đồng Phú cũ, nối liền đường Dọc sông Tiền và đường Xẻo Mây (đoạn đầu của tỉnh lộ 864 ở phía tây), được hoàn thành xây dựng năm 2020 cầu có chiều dài 181m, gồm 7 nhịp, chiều rộng 10m, đường vào cầu dài 521m[7] là một trong những cây cầu lớn nhất xã. Ở phần phía nam xã, dọc phía tây sông Trà Lọt là huyện lộ 75, dọc phía đông là đường đan lớn tên là Lộ Bờ Khu, sát hai bên bờ sông còn có hai lộ đan khác, hiện tại bị hư hỏng do sạt lở bờ sông.

Kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp, trồng chuyên canh cây ăn trái. Vùng canh tác nhiều loại cây ăn trái, chủ yếu là mít, sầu riêng,[8]ổi, xoài, dừa, chuối, hồng xiêm, mận hậu, nhãn, vú sữa,...

Thương mại và dịch vụ cũng khá phát triển. Chợ Hòa Khánh nằm ở chính giữa xã, ngay trên Quốc lộ 1, là một trong những khu chợ sầm uất nhất của huyện Cái Bè. Gần sát ngay chợ về hướng tây là khu công nghiệp Nam Hòa Khánh.[9] Ở đông nam của xã gần sát với thị trấn Cái Bè là Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Riverside nằm ngay cạnh sông Tiền, có đường Xẻo Mây chạy qua đây.[10]

Văn hóa – Lịch sử sửa

Về di tích lịch sử thì có cổ miếu Hà Dương Thủy thần (hay còn gọi là miếu ông Sóng hay miếu Cậu) có từ thế kỷ 17, nằm ngay bờ sông Tiền, thuộc ấp Hòa Lược, vị trí từ cầu Vàm Trà Lọt chạy vào đường rẽ ra sông Tiền khoảng 1 km, cổ miếu có 2 lệ cúng vào ngày 22, 23-3 và mồng 9, 10-12 âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân đặc biệt là chủ ghe thuyền các nơi về cúng vái.[11] Nhà cổ nổi tiếng thì có nhà cổ của ông Trần Quang Mẫn xây vào năm 1860, thuộc ấp Hòa Phúc.[12] Đền thờ và mộ cổ nội tổ của Lê Văn Duyệt lập vào năm 1814, thuộc ấp Hòa Quý.[13] Đình Hòa Khánh nằm tại ấp Hòa Phúc là di tích cấp tỉnh về kiến trúc nghệ thuật.[14]

Ảnh sửa

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Đường tỉnh 863, có điểm đầu là Ngã ba Lộ Mới ở xã Hậu Thành và điểm cuối là Ngã Sáu thuộc xã Mỹ Trung.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ a b “HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN: UBND HUYỆN CÁI BÈ VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ “Tổng cục Thống kê”.
  3. ^ “Bản đồ huyện Cái Bè”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ – XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP TỈNH QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 21 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ Văn Thảo, Cao Thắng (ngày 8 tháng 10 năm 2020). “Thông xe cầu Vàm Trà Lọt”. tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ Nhật Trường (ngày 25 tháng 2 năm 2021). “Đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng kênh phục vụ 1.000 ha vườn cây ăn quả”. VOV. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Duy Sơn (ngày 6 tháng 4 năm 2015). “Phát triển các khu, cụm CN: Đòn bẩy phát triển của ngành CN”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ “Khơi thông tiềm năng du lịch Cái Bè”. ngày 29 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ Việt Ngân (ngày 22 tháng 8 năm 2012). “Cái Bè: Thêm 1 di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Hoàng Phương, Ngọc Phan (ngày 26 tháng 12 năm 2015). “Độc đáo nhà cổ miền Tây: Ngôi nhà 3 thế kỷ”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Nguyễn Đông Triều (ngày 22 tháng 3 năm 2017). “Nội tổ của Lê Văn Duyệt và ngôi mộ cổ ở Cái Bè (Tiền Giang)”. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ Chiêu Nam (ngày 16 tháng 4 năm 2014). “Đình Hòa Khánh đón nhận Bằng di tích cấp tỉnh”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa