Hưu hướng Như Lai (chữ Hán: 休向如來) là một bài thơ thiền nổi tiếng của Quảng Nghiêm thiền sư, sáng tác vào khoảng thời nhà Lý (Việt Nam).

Nguyên tác[1] sửa

離寂方言寂滅去,
生無生后說無生。
男兒自有衝天志,
休向如來行處行。

Phiên âm sửa

Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

Bản dịch sửa

Bản dịch[2]:

Đừng theo bước Như Lai

Thoát tịch rồi bàn câu tịch diệt
Sau vô sinh hãy nói vô sinh
Nam nhi tự có chí xông trời
Theo gót Như Lai bước từng bước.

Bản dịch của Ngô Tất Tố:[3]:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài trai có chí xông trời thẳm
Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình

Dịch nghĩa:
Xa lìa sự ham muốn mới có thể bàn chuyện đi vào tịch diệt[4]
Sinh vào cõi vô sinh rồi mới có thể bàn chuyện vô sinh
Làm trai phải tự có chí xông trời thẳm
Đừng dẫm theo vết chân của Như Lai.

Giải thích sửa

Câu cuối hưu (休) nếu là hựu thì câu thơ có nghĩa là: "Lại hướng theo Như Lai làm chỗ làm".

Có bản hai câu đầu là:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Kinh Dịch, hệ từ truyện có khái niệm "sinh sinh", "sinh sinh chỉ vị Dịch" (sinh sôi này nở, đó là Dịch). Sách Trang Tử, thiên Đại Tông sư có câu: "Sát sinh giả bất tử, sinh sinh giả bất sinh" có nghĩa là ai diệt được lòng ham sống thì sẽ không chết, ai ham sống thì không phải thực sự sống.
Từ đó, hai câu đầu có thể dịch là:
Xa lìa tịch mới nói tịch diệt
Sinh đời thường mới nói vô sinh.

Ghi chú sửa

  1. ^ “Hưu hướng Như Lai”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ Tường Trung Phủ dịch dựa theo các bản dịch khác nhau và nghĩa chữ.
  3. ^ Văn học đời Lý (Ngô Tất Tố, 1942)
  4. ^ Tịch diệt: nơi yên tĩnh không còn vướng bận trần thế, là thế giới "sắc sắc không không".