Trong toán họchình học, hệ tọa độ elíp là một hệ tọa độ trực giao hai chiều trong đó các đường tọa độ là các đường elíp và hyperbol đồng tiêu (tức có cùng tiêu điểm). Hai tiêu điểm F1F2 thường được cố định tại vị trí a+a trên trục hoành.

Hệ tọa độ elíp

Định nghĩa sửa

Công thức để chuyển từ tọa độ elíp (μ, ν) sang hệ tọa độ Descartes

 

trong đó μ là một số thực không âm, ν ∈ [0, 2π], và coshsinh là các hàm hyperbolic.

Một biểu diễn tương đương sử dụng số phức là

 

Định nghĩa trên tương ứng với hình elíp và hình hyperbol. Đường cong với μ không đổi là một đường elíp, do

 

Đây là phương trình chính tắc của hình elíp. Mặt khác, nếu ν không đổi, ta có một đường hyperbol:

 

phương trình chính tắc của hyperbol.

Hệ số tỉ lệ sửa

Trong một hệ tọa độ trực giao, độ dài của các vectơ cơ sở được gọi là hệ số tỉ lệ. Trong hệ tọa độ elip và tọa độ cong nói chung, các vectơ cơ sở thay đổi tùy theo vị trí của điểm đang xét. Hệ số tỉ lệ của tọa độ (μ, ν) bằng

 

Một biểu diễn khác sử dụng công thức hạ bậc cho các hàm lượng giác là

 

Từ đó, một phần diện tích vô cùng nhỏ có dạng

 

và biểu thức của toán tử Laplace trong tọa độ elíp là

 

Những toán tử vi phân khác như ∇ ⋅ F∇ × F có thể được suy ra từ công thức tổng quát của hệ tọa độ trực giao, hoặc bằng cách thế vào công thức của hệ tọa độ Descartes.

Định nghĩa khác sửa

Một định nghĩa dễ hiểu và minh họa hơn sử dụng cặp tọa độ (σ, τ), trong đó σ = cosh μτ = cosh ν. Do đó  . Do đó, đường với σ không đổi là elip, còn đường với τ là hyperbol. Tọa độ τ phải thuộc đoạn [−1, 1], còn σ phải lớn hơn hoặc bằng 1.

Cặp tọa độ (σ, τ) có quan hệ với các tiêu điểm F1F2. Với mọi điểm trên mặt phẳng, tổng hai khoảng cách của nó đến hai tiêu điểm là 2, còn hiệu hai khoảng cách đó là 2. Do đó, khoảng cách đến tiêu điểm F1a(σ + τ), còn với F2a(στ), trong đó F1F2 lần lượt nằm tại x = −ax = +a.

Một nhược điểm của cách biểu diễn này đó là các điểm với tọa độ Descartes (x, y)(x, y) có cùng tọa độ (σ, τ), do đó công thức đổi sang hệ tọa độ Descartes không phải là một hàm số:

 

Hệ số tỉ lệ sửa

Hệ số tỉ lệ cho cặp tọa độ elíp (σ, τ)

 

Từ đó, phần diện tích vô cùng nhỏ là

 

còn Laplacian bằng

 

Mở rộng ra các chiều cao hơn sửa

Hệ tọa độ elíp là nền tảng cho một số hệ tọa độ trực giao ba chiều. Hệ tọa độ elíp trụ được xây dựng bằng cách chiếu hệ tọa độ elíp lên chiều trục z.

Ứng dụng sửa

Hệ tọa độ elíp thường được dùng trong việc giải phương trình vi phân từng phần, như là phương trình Laplace hay phương trình Helmholtz, trong đó hệ tọa độ elíp cho biểu diễn tự nhiên hơn và giúp tách biến trong phương trình. Một số ví dụ bao gồm giải các hệ thống như electron xoay quanh một phân tử hoặc quỹ đạo các thiên thể với hình elíp.

Tính chất hình học của tọa độ elíp cũng có ích. Một ví dụ bao gồm tính tích phân qua tất cả cặp vectơ pq có tổng là vectơ r cố định, dưới dấu tích phân là một hàm phụ thuộc vào độ dài các vectơ |p||q|. Khi ấy ta có thể đặt r trên trục hoành giữa hai tiêu cự, và vectơ pq xác định bởi một điểm trên elíp. Một trường hợp cụ thể là, r, p, q có thể biểu diễn động lượng của một chất điểm và các vectơ thành phần, và hàm dưới dấu tích phân có thể liên quan đến cơ năng của nó.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Hazewinkel, Michiel biên tập (2001), “Elliptic coordinates”, Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4
  • Korn, Granino; Korn, Theresa (2000). Mathematical Handbook for Scientists and Engineers: Definitions, Theorems, and Formulas for Reference and Review. Dover Civil and Mechanical Engineering. Mineola, N.Y: Dover Publications. ISBN 978-0-486-41147-7. OCLC 841514723.
  • Weisstein, Eric W., "Elliptic Cylindrical Coordinates" từ MathWorld.