Họ actini

khối nguyên tố f
(Đổi hướng từ Họ Actini)

Trong hóa học, họ actini (tiếng Anh: actinide hoặc actinoid) hay nhóm actini là nhóm gồm có 15 nguyên tố kim loại với số hiệu nguyên tử từ 89 tới 103, gồm các nguyên tố từ actini cho đến lawrenci. Tên của họ nguyên tố này cũng được lấy từ nguyên tố đầu tiên trong họ đó, actini, và nhóm này thường được kí hiệu là An khi nói về bất cứ nguyên tố nào thuộc họ actini.[1][2][3]

Một đĩa kim loại californi-249 (10 mg). Đĩa có đường kính gấp đôi độ dày của một đầu kim thông thường (1 mm).

Tất cả các nguyên tố trong họ actini đều là nguyên tố f, do đa số đều chưa đủ electronlớp 5f, trừ nguyên tố lawrenci cuối cùng là nguyên tố d. Actini thi thoảng cũng được cho là nguyên tố d thay vì lawrenci, tuy nhiên điều này không được chấp nhận rộng rãi.[4] Tương quan với họ lanthan, cũng là một họ với đa số là nguyên tố f, các nguyên tố ở họ actini có hóa trị đa dạng hơn, khi chúng đều có bán kính nguyên tửbán kính ion lớn, thể hiện nhiều tính chất vật lý hơn bình thường. Trong khi mà actini và các nguyên tố sau americi của họ này có tính chất tương tự với họ lanthan, các nguyên tố như thori, protactini, hay urani lại giống với các kim loại chuyển tiếp hơn, và neptuni cùng với plutoni không thiên về bên nào trong hai trường hợp trên.

Tất cả các nguyên tố thuộc họ này đều có tính phóng xạ và giải phóng năng lượng khi bị phân rã, với urani, thori và plutoni là những nguyên tố họ actini dồi dào nhất trên Trái Đất—chúng được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhânvũ khí hạt nhân. Urani và thori cũng là những nguyên tố đã từng được sử dụng nhiều trong lịch sử, và americi được sử dụng trong buồng ion ở những máy phát hiện khói hiện đại—một bộ phận quan trọng của công cụ báo cháy.

Trong tự nhiên, thori và urani xuất hiện với lượng tương đối đáng kể. Sự phân rã của urani cũng tạo ra actini và protactini - neptuni và plutoni cũng có thể được tạo ra từ các phản ứng bên trong quặng urani, còn các nguyên tố còn lại trong họ actini đều là những nguyên tố tổng hợp.[1] Các vụ thử vũ khí hạt nhân cũng đã ít nhất giải phóng ra môi trường sáu nguyên tố trong họ này, thường nặng hơn plutoni ra môi trường, một nghiên cứu từ năm 1952 với chủ đề bom H đã chỉ ra sự xuất hiện của americi, curium, californi, berkeli, einsteinifermi.[5]

Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố f thường được biểu diễn bằng hai hàng ở dưới phần bảng chính,[1] trong một số phiên bản lại thường được đưa trực tiếp vào bảng.

Tìm ra, định nghĩa và tổng hợp sửa

Nguyên tố Năm Cách tổng hợp
Neptuni 1940 Bắn phá 238U bằng neutron
Plutoni 1941 Bắn phá 238U bằng deuteri
Americi 1944 Bắn phá 239Pu bằng neutron
Curi 1944 Bắn phá 239Pu bằng hạt alpha
Berkeli 1949 Bắn phá 241Am bằng hạt alpha
Californi 1950 Bắn phá 242Cm bằng hạt alpha
Einsteini 1952 Là sản phẩm phụ của vụ nổ hạt nhân
Fermi 1952
Mendelevi 1955 Bắn phá 253Es bằng hạt alpha
Nobeli 1965 Bắn phá 243Am bằng 15N hay 238U bằng 22Ne
Lawrenci 1961 - 1971 Bắn phá 252Cf bằng 10B hoặc 11B hay 243Am bằng 18O

Giống với các nguyên tố trong họ Lanthan, nhìn chung các nguyên tố trong họ actini đều có tính chất tương tự với chúng. Có thể phân họ actini ra thành hai nhóm gối lên nhau - các nguyên tố siêu urani là các nguyên tố đứng sau urani trong bảng tuần hoàn và các nguyên tố siêu plutoni, tương tự là các nguyên tố đứng sau plutoni. So sánh với họ Lanthan - khi mà ngoại trừ promethi thì các nguyên tố đều có thể tìm thấy trong tự nhiên - điều này là rất hiếm thấy với họ actini khi mà đa số không có trong tự nhiên, chỉ có trong tự nhiên như thori hay urani với số lượng tương đối. Các nguyên tố dễ thấy nhất, chắc chắn là thori và urani, theo sau đó là plutoni, americi, actini, protactini, neptunicurium[6]

Sự xuất hiện của các nguyên tố siêu urani lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1934 bởi Enrico Fermi trong thí nghiệm của ông.[7] Tuy nhiên, mặc dù khi đó bốn nguyên tố trong họ actini đã được biết đến, việc tính chất của chúng giống với các nguyên tố trong họ Lantan thì chưa được công nhận một cách rộng rãi. Người ta chỉ cho rằng nó là những nguyên tố bình thường trong chu kì 7, với thori, protactini và urani lần lượt tương ứng với hafni - tantalwolfram, cho tới khi mà việc tổng hợp urani dần dần thay đổi quan điểm này. Năm 1944, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng curium không thể có số oxi hóa cao hơn +4 (khi mà nguyên tố khi đó được cho là tương ứng với nó - platin ở chu kì 6 - có thể đạt tới số oxi hóa +6), từ đó khiến nhà hóa học Glenn Seaborg phát biểu giả thuyết họ actini. Các nghiên cứu về những nguyên tố đã biết và những phát hiện mới về những nguyên tố siêu urani dần dần củng cố sự đúng đắn cảu giả thuyết này.[8][9]

Khi đó, có hai phương pháp chính để điều chế các đồng vị của những nguyên tố siêu plutoni là (1) chiếu xạ các nguyên tố nhẹ với neutron và (2) chiếu xạ bằng các hạt tích điện được gia tốc. Phương pháp đầu tiên rất quan trọng trong thực tiễn, khi mà việc chiếu xạ bằng neutron trong các lò phản ứng hạt nhân cho phép sản xuất một số lượng lớn các nguyên tố tổng hợp trong họ, tuy nhiên lại bị giới hạn khi chỉ sử dụng với các nguyên tố nhẹ. Lợi thế của phương pháp thứ hai là các nguyên tố nặng hơn plutoni - hoặc là các đồng vị khuyết neutron có thể được tổng hợp - điều mà phương pháp thứ nhất không thể.[10]

Trong những năm 1962 - 1966, các nhà khoa học ở Mỹ đã thử tổng hợp đồng vị của những nguyên tố siêu plutoni bằng cách sử dụng chuỗi sáu thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất. Những mẩu đất đá nhỏ trong khu vực nổ được lấy ra ngay lập tức để phân tích thành phần hóa học của chúng, tuy nhiên không có đồng vị nào với số khối trên 257 được tìm thấy, dù đã có những dự đoán khi đó rằng đồng vị này có chu kỳ bán rã với phân rã alpha dài. Lý do cho việc này là do sự phân hạch tự phát của những nguyên tố với tốc độ quá lớn, ví dụ như phát xạ neutronphản ứng phân hạch.[11]

Từ actini đến urani sửa

Urani và thori là những nguyên tố đầu tiên trong họ actini được phát hiện - với urani vào năm 1789 do nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth tìm thấy trong quặng uraninit. Ông đặt tên urani cho nguyên tố này dựa trên tên tiếng Anh của Thiên Vương tinh - Uranus,[12] hành tinh được phát hiện 8 năm trước đó. Klaproth đã phân lập thành công một hỗn hợp màu vàng (giống với natri diuranat) bằng cách phân hủy quặng uraninit trong acid nitric và xử lý sản phẩm sau phản ứng bằng xút. Sau đó, ông cô đặc hỗn hợp màu vàng vừa thu được với than củi, sau đó chiết xuất một sản phẩm màu đen mà ông đã nhầm tưởng rằng đó không là kim loại.[13] Sáu mươi năm sau, nhà khoa học người Pháp Eugène-Melchior Péligot đã khẳng định sản phẩm ông thu được là một oxit của urani. Ông cũng đã thành công tổng hợp được một mẫu của kim loại urani bằng việc đốt nóng urani(IV) chloride với kali.[14] Ông cũng đã tính toán số khối của urani khi đó là 120, tuy nhiên sau này vào năm 1872, Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đính chính nó thành 240 khi sử dụng các định luật biến đổi tuần hoàn, giá trị này được xác nhận bằng thực nghiệm vào năm 1882 với K. Zimmerman.[15][16]

Oxit của thori cũng đã được tìm ra bởi Friedrich Wöhler trong quặng khoáng thoranit được tìm thấy ở Na Uy vào năm 1827.[17]Jöns Jacob Berzelius đã định nghĩa và đưa ra nhiều tính chất liên quan tới nó vào năm 1828. Bằng việc cho thori(IV) chloride tác dụng với kali, ông đã thành công điều chế ra được kim loại này và đặt tên nó là thori - dựa trên tên của nhân vật trong thần thoại Hy Lạp - Zeus.[18][19]

Actini được khám phá vào năm 1899 bởi André-Louis Debierne, một trợ lý của Marie Curie, trong phần dư của quặng uraninit sau khi đã chiết xuất hết radiplutoni. Ông đã miêu tả tính chất của nó (vào năm 1899) giống với titani[20] và (vào năm 1900 là) giống với thori.[21] Tuy nhiên, sự khám phá này của Debierne đã bị thách thức vào năm 1971[22] và năm 2000,[23] khi cho rằng phát hiện của ông vào năm 1904 đã mâu thuẫn với chính các công trình của ông vào năm 1899 - 1900. Tuy nhiên, quan điểm này lấy nền tảng từ công trình năm 1902 của Friedrich Oskar Giesel - người đã phát hiện ra một nguyên tố phóng xạ và đặt tên cho nó là emanium - có các tính chất giống với lanthan. Cái tên actinium - tên của nguyên tố này trong tiếng Anh lấy từ tiếng Hy Lạp cổ đại với nghĩa tia. Kim loại này không được tìm ra bằng sự phóng xạ của chính bản thân nó, mà là sự phóng xạ của những sản phẩm con của nó.[24][25] Do sự tương đồng với actini, lanthan và các nguyên tố tương tự, actini nguyên chất chỉ có thể được điều chế từ năm 1950 - tuy nhiên khái niệm về họ actini đã được giới thiệu lần đầu tiên bởi Victor Goldschmidt vào năm 1937.[26][27]

Protactini đã được phân lập thành công vào năm 1900 bởi William Crookes.[28] Nó lần đầu tiên được định nghĩa vào năm 1913, khi mà Kasimir Fajans và Oswald Helmuth Gohring nhận ra nguyên tố 234mPa có chu kì bán rã rất ngắn (1,17 phút) trong khi nghiên cứu về 238U. Họ đã đặt tên cho nguyên tố này là brevium (nguyên gốc từ tiếng La Tinh brevis với ý nghĩa ngắn gọn), sau này được đổi thành protoactinium (với ý nghĩa nguyên tố chùm đầu tiên) vào năm 1918 khi hai nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Lise Meitner người Áo - Otto Hahn người Đức và Frederick Soddy, John Cranston người Anh, học độc lập tìm ra đồng vị tồn tại bền hơn là 231Pa. Cái tên này sau đó được rút gọn là protactinium vào năm 1949. Năm 1960, A. G. Maddock và những người cộng sự tại Anh đã điều chế được 130 gram protactini từ 60 tấn dư của quặng uraninit.[29]

Từ Neptuni trở đi sửa

Neptuni (đặt tên theo tên tiếng Anh của Sao Hải VươngNeptune - hành tinh tiếp theo sau Sao Thiên Vương - Uranus được đặt tên cho nguyên tố urani) được tìm ra bởi Edwin McMillanPhilip H. Abelson vào năm 1940 tại Berkeley, California.[30] Họ đã điều chế được đồng vị 239Np (chu kì bán rã là 2,4 ngày) bằng việc bắn phá urani bằng những hạt neutron chậm.[29] Đây cũng là nguyên tố siêu urani đầu tiên được tổng hợp.[31]

Các nguyên tố siêu urani không hề xuất hiện trong tự nhiên với số lượng đáng kể và thường được tổng hợp bằng các phản ứng hạt nhân trong các lò phản ứng hạt nhân. Ví dụ, urani-238 có thể trở thành plutoni-239 thông qua chuỗi phản ứng sau:

 

Phản ứng tổng hợp này được sử dụng bởi Fermi và những người cộng sự trong lò phản ứng mà họ tự thiết kế tại Hanford Site - phản ứng đã giúp điều chế ra một số lượng đáng kể plutoni-239 cho các vũ khí hạt nhân trong dự án Manhattan và kho vũ khí hạt nhân sau chiến tranh của Hoa Kỳ.[32]

Nguyên tố trong họ actini có số khối lớn nhất được tổng hợp bằng việc bắn phá urani, plutoni, curiumcaliforni bằng các ion của nito, oxy, carbon, neon hoặc bo trong máy gia tốc hạt. Chẳng hạn, nobeli được tổng hợp bằng cách bắn phá urani-238 bằng neon-22 theo phương trình  

Những đồng vị đầu tiên của các nguyên tố siêu plutoni như americi-241curium-242 được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1944 bởi Glenn T. Seaborg, Ralph A. James và Albert Ghiorso.[33] Cụ thể, curi-242 thu được bằng cách bắn phá plutoni-239 bằng các hạt alpha 32-MeV:  

Americi-241 và curi-242 cũng có thể được điều chế bằng việc chiếu xạ plutoni trong các lò phản ứng hạt nhân. Curium cũng được đặt tên theo đôi vợ chồng nhà hóa học Marie CuriePierre Curie - những người đã tìm ra radi và có nhiều đóng góp cho các nghiên cứu về phóng xạ.

Việc bắn phá curi-242 với hạt alpha cũng đx tạo ra một đồng phân của californi là 245Cf (1950), tương tự với americi-241 đã tạo ra berkeli-243.[34] Nguyên tố mới này được đặt dựa trên tên của Berkeley, California.[35]

Năm 1945, B. B. Cunningham đã tạo ra hợp chất đầu tiên của một nguyên tố plutoni là americi(III) hydroxide.[36] Vài năm sau đó, vài miligram của americi và microgram của curi đã được sử dụng để tạo ra đồng vị của berkeli (Thomson, 1949) và californi (Thomson, 1950).[37][37] Một lượng thấy được cuẩ các nguyên tố này được điều chế vào năm 1958 bởi Cunningham và Thomson,[38] và hợp chất đầu tiên của californi (0,3 µg CfOCl) được tạo ra lần đầu năm 1960 bởi Cunningham và J. C. Wallmann.[39]

Einsteinifermi lần đầu tiên được định nghĩa vào những năm 1952 - 1953 trong vụ thử bom hạt nhân Ivy Mike (ngày 1 tháng 11 năm 1952) - lần đầu tiên một quả bom H được thử nghiệm thành công. Sự tiếp xúc ánh sáng của urani-238 và với một lượng lớn neutron từ vụ nổ đã tạo ra các đồng vị lớn hơn của urani là 253 và 255, sau đó sự phân rã beta đã tạo ra einsteini-253 và fermi-255. Việc tìm ra các nguyên tố mới và những kiến thức mới trong việc bắt giữ neutron của nguyên tố đã được giữ tuyệt mật bởi quân đội Hoa Kỳ cho tới năm 1955 trong hoàn cảnh của Chiến tranh Lạnh.[40] Tuy nhiên, đội nghiên cứu ở Berkeley đã có thể tự tạo ra einsteini và fermi bằng các phương pháp phi quân sự, như bắn phá plutoni-239 và công bố nghiên cứu này vào năm 1954 với khẳng định rằng đây chắc chắn không phải công trình đầu tiên về các nguyên tố này.[41][42] Nghiên cứu Ivy Mike sau đó được giải mật và công bố vào năm 1955.[40] Số lượng đáng kể einsteini (khoảng vài micrograms) đã được giới thiệu vào năm 1961 bởi Cunningham và những người cộng sự, nhưng điều này với fermi là chưa thể.[43]

Đồng vị đầu tiên của mendelevi - 256Md (chu kì bán rã là 87 phút) được tổng hợp bởi Albert Ghiorso, Glenn T. Seabord, Gregory R. Choppin, Bernard G. Harvey và Stanley G. Thompson khi họ đang bắn phá 253Es bằng cấc hạt alpha trong các cyclotron 60-inch tại Berkeley - đây cũng là đồng vị của nguyên tố đầu tiên được tổng hợp bằng từng nguyên tử một.[44]

Có nhiều nỗi lực trong việc thu được đồng vị của nobeli như ở Thụy Điển năm 1957 và Mỹ năm 1958, nhưng kết quả đầu tiên tổng hợp được là 256No bởi một nhóm các nhà hóa học người Nga vào năm 1965, và được định nghĩa bởi IUPAC vào năm 1992. Trong thí nghiệm của họ, họ đã bắn phá urani-238 với neon-22.

Năm 1961, Ghiorso đã thu được đồng vị đầu tiên của lawrenci bằng việc chiếu xạ californi (chủ yếu là californi-252) bằng ion bo-11 và bo-10.[45] Số khối của đồng vị này khi đó không rõ ràng giữa 258 và 259, và vào năm 1965, 256Lr đã được tổng hợp bởi Flyorov và những cộng sự từ 243Am và 18O. Từ đó, IUPAC đã ghi nhận nhóm nhà vật lý hạt nhân tại Dubna và Berkeley là những người cùng tìm ra lawrenci.

Đồng vị sửa

Tính hạt nhân của đồng vị và của các đồng vị quan trọng nhất của các nguyên tố siêu plutoni.[10][46][47]
Đồng vị Chu kì bán rã Khả năng phân hạch tự phát (%) Năng lượng phát ra (MeV - %)
α γ
241Am 432,2(7) năm
243Am 7,37(4) x 103 năm
242Cm 162,8(2) ngày
244Cm 18,10(2) năm
245Cm 8,5(1) x 103 năm
246Cm
247Cm
248Cm
249Bk
249Cf
250Cf
251Cf
252Cf
254Cf
253Es
254Es
255Es
255Fm
256Fm
257Fm
256Md
257Md
258Md
255No
259No
256Lr
257Lr

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Gray, Theodore W. (2009). The elements : a visual exploration of every known atom in the universe. Nick Mann. New York: Black Dog & Leventhal Publishers. ISBN 978-1-57912-814-2. OCLC 428777447.
  2. ^ “actinoid element | chemical element group | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Nomenclature of inorganic chemistry. IUPAC recommendations 2005. N. G. Connelly, Royal Society of Chemistry, International Union of Pure and Applied Chemistry. Cambridge: Royal Society of Chemistry. 2005. ISBN 978-0-85404-438-2. OCLC 60838140.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  4. ^ Scerri, Eric (18 January 2021). "Provisional Report on Discussions on Group 3 of the Periodic Table". Chemistry International. 43 (1): 31–34. doi:10.1515/ci-2021-0115. S2CID 231694898.
  5. ^ Fields, P. R.; Studier, M. H.; Diamond, H.; Mech, J. F.; Inghram, M. G.; Pyle, G. L.; Stevens, C. M.; Fried, S.; Manning, W. M. (1 tháng 4 năm 1956). “Transplutonium Elements in Thermonuclear Test Debris”. Physical Review. 102 (1): 180–182. doi:10.1103/PhysRev.102.180.
  6. ^ Myasoedov, p. 7
  7. ^ Mehra, Jagdish (1982-2001]). The historical development of quantum theory. Helmut Rechenberg. New York. ISBN 0-387-90642-8. OCLC 7944997. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  8. ^ Seaborg, Glenn T. (1994), “Chapter 118 Origin of the actinide concept”, Lanthanides/Actinides: Chemistry, Elsevier, tr. 1–27, truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022
  9. ^ Wallmann, J. C. (1 tháng 11 năm 1958). “THE FIRST ISOLATIONS OF THE TRANSURANIUM ELEMENTS -AN HISTORICAL SURVEY” (bằng tiếng Anh). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  10. ^ a b Myasoedov, B. F. (tháng 7 năm 2012). “Erratum: "Hevesy Metal Awarded to Academician B.F. Myasoedov". Radiochemistry. 54 (4): 417–417. doi:10.1134/s1066362212040194. ISSN 1066-3622.
  11. ^ Russia., National Research Council (U.S.). Committee on the Scientific Aspects of an International Spent Nuclear Fuel Storage Facility in (2005). An international spent nuclear fuel storage facility : exploring a Russian site as a prototype : proceedings of an international workshop. National Academies Press. ISBN 978-0-309-55154-0. OCLC 70143329.
  12. ^ Meredith, George, “1250. To Frederick Greenwood”, The Letters of George Meredith, Vol. 2, Oxford University Press, truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022
  13. ^ Chemische Annalen für die Freunde der Naturlehre, Aerznengelartheit, Haushaltungskunde und Manufakturen (bằng tiếng Đức). Lorenz Von Crell. 1789.
  14. ^ “Annales de chimie et de physique”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 15 tháng 11 năm 2022, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
  15. ^ The chemistry of the actinide and transactinide elements. Lester R. Morss, Norman M. Edelstein, J. Fuger, Joseph J. Katz (ấn bản 3). Dordrecht: Springer. 2006. ISBN 978-1-4020-3598-2. OCLC 262685616.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  16. ^ Fehrmann, A. (tháng 7 năm 1882). “Darstellung von Bleisuperoxyd”. Berichte der deutschen chemischen Gesellschaft. 15 (2): 1882–1883. doi:10.1002/cber.18820150297. ISSN 0365-9496.
  17. ^ Davis, J. M.; Golub, L.; Kreiger, A. S. (tháng 6 năm 1977). “Solar cycle variation of magnetic flux emergence”. The Astrophysical Journal. 214: L141. doi:10.1086/182461. ISSN 0004-637X.
  18. ^ Spindler, Paul (de Chemnitz) Auteur du texte; Meyer, Georg (1857-1950) Auteur du texte; Meerburg, Jacob Hendrik Auteur du texte (1829). “Annalen der Physik”. Gallica (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ http://ia800507.us.archive.org/30/items/kungligasvenska1182kung_2/kungligasvenska1182kung_2.pdf
  20. ^ texte, Académie des sciences (France) Auteur du (1 tháng 7 năm 1899). “Comptes rendus hebdomadaires des séances de l'Académie des sciences / publiés... par MM. les secrétaires perpétuels”. Gallica (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  21. ^ texte, Académie des sciences (France) Auteur du (1 tháng 1 năm 1900). “Comptes rendus hebdomadaires des séances de l'Académie des sciences / publiés... par MM. les secrétaires perpétuels”. Gallica (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ Kirby, H. W. (1 tháng 10 năm 1971). “The Discovery of Actinium”. Isis. 62 (3): 290–308. doi:10.1086/350760. ISSN 0021-1753.
  23. ^ Adloff, J. P. (1 tháng 3 năm 2000). “The centenary of a controversial discovery: actinium”. Radiochimica Acta (bằng tiếng Anh). 88 (3–4): 123–128. doi:10.1524/ract.2000.88.3-4.123. ISSN 2193-3405.
  24. ^ Golub, Gene; Ortega, James M. (1993), “Continuous Problems Solved Discretely”, Scientific Computing, Elsevier, tr. 137–213, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022
  25. ^ Myasoedov, B.F.; Karalova, Z.K.; Nekrasova, V.V.; Rodionova, L.M. (tháng 1 năm 1980). “Extraction of actinides and lanthanides from alkaline solutions by quaternary ammonium bases and alkylpyrocatechols”. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry. 42 (10): 1495–1499. doi:10.1016/0022-1902(80)80119-9. ISSN 0022-1902.
  26. ^ Hakala, Reino W. (1 tháng 11 năm 1952). “Letters”. Journal of Chemical Education. 29: 581. doi:10.1021/ed029p581.2. ISSN 0021-9584.
  27. ^ KAUFFMAN, GEORGE B. (1 tháng 11 năm 1997). “Victor Moritz Goldschmidt (1888–1947): A Tribute to the Founder of Modern Geochemistry on the Fiftieth Anniversary of His Death”. The Chemical Educator (bằng tiếng Anh). 2 (5): 1–26. doi:10.1007/s00897970143a. ISSN 1430-4171.
  28. ^ Emsley, John (2001). Nature's building blocks : an A-Z guide to the elements. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-850341-5. OCLC 46984609.
  29. ^ a b Levy, David T.; Fisher, Franklin M.; McGowan, John J.; Greenwood, Joen E. (tháng 4 năm 1984). “Folded, Spindled and Mutilated: Economic Analysis and U. S. v. IBM”. Southern Economic Journal. 50 (4): 1251. doi:10.2307/1058468. ISSN 0038-4038.
  30. ^ McMillan, Edwin; Abelson, Philip Hauge (15 tháng 6 năm 1940). “Radioactive Element 93”. Physical Review. 57 (12): 1185–1186. doi:10.1103/PhysRev.57.1185.2.
  31. ^ “A. G. Slutskii. <italic>Parizhskaia Kommuna 1871 goda: Kratkii ocherk</italic> [The Paris Commune of 1871: A Brief Sketch] 2d ed.; Moscow: Izdatel'stvo "Nauka." 1971. Pp. 276 and B. S. Itenberg. <italic>Rossiia i Parizhskaia Kommuna</italic> [Russia and the Paris Commune]. (Akademiia Nauk SSSR, Institut Istorii SSSR.) Moscow: Izdatel'stvo "Nauka." 1971. Pp. 201”. The American Historical Review. tháng 12 năm 1974. doi:10.1086/ahr/79.5.1565-a. ISSN 1937-5239.
  32. ^ Hanford Site historic district : history of the plutonium production facilities, 1943-1990. Hanford Cultural and Historic Resources Program. Columbus: Battelle Press. 2003. ISBN 1-57477-133-7. OCLC 50844404.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  33. ^ The new chemistry. Nina Hall. Cambridge, UK: Cambridge University Press. 2000. ISBN 0-521-45224-4. OCLC 41540162.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  34. ^ Thompson, S. G.; Ghiorso, A.; Seaborg, G. T. (15 tháng 3 năm 1950). “Element 97”. Physical Review. 77 (6): 838–839. doi:10.1103/PhysRev.77.838.2.
  35. ^ Thompson, S. G.; Ghiorso, A.; Seaborg, G. T. (1 tháng 12 năm 1950). “The New Element Berkelium (Atomic Number 97)”. Physical Review. 80: 781–789. doi:10.1103/PhysRev.80.781. ISSN 1536-6065.
  36. ^ Schulz, W. W. (1 tháng 1 năm 1976). “Chemistry of americium” (bằng tiếng Anh). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  37. ^ a b Thompson, S. G.; Street, K.; Ghiorso, A.; Seaborg, G. T. (1 tháng 5 năm 1950). “Element 98”. Physical Review. 78 (3): 298–299. doi:10.1103/PhysRev.78.298.2.
  38. ^ Thompson, Stanley G. (1 tháng 9 năm 1958). “FIRST MACROSCOPIC OBSERVATIONS OF THE CHEMICAL PROPERTIES OF BERKELIUM AND CALIFORNIUM (oral presentation - Geneva)” (bằng tiếng Anh). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  39. ^ Hoffman, Darleane C. (2000). The transuranium people : the inside story. Albert Ghiorso, Glenn T. Seaborg. London: Imperial College Press. ISBN 1-86094-309-8. OCLC 49570028.
  40. ^ a b Ghiorso, A.; Thompson, S. G.; Higgins, G. H.; Seaborg, G. T.; Studier, M. H.; Fields, P. R.; Fried, S. M.; Diamond, H.; Mech, J. F. (1 tháng 8 năm 1955). “New Elements Einsteinium and Fermium, Atomic Numbers 99 and 100”. Physical Review. 99: 1048–1049. doi:10.1103/PhysRev.99.1048. ISSN 1536-6065.
  41. ^ Thompson, S. G.; Ghiorso, A.; Harvey, B. G.; Choppin, G. R. (15 tháng 2 năm 1954). “Transcurium Isotopes Produced in the Neutron Irradiation of Plutonium”. Physical Review. 93 (4): 908–908. doi:10.1103/PhysRev.93.908.
  42. ^ Choppin, G. R.; Thompson, S. G.; Ghiorso, A.; Harvey, B. G. (15 tháng 5 năm 1954). “Nuclear Properties of Some Isotopes of Californium, Elements 99 and 100”. Physical Review. 94 (4): 1080–1081. doi:10.1103/PhysRev.94.1080.
  43. ^ “C&EN: IT'S ELEMENTAL: THE PERIODIC TABLE - EINSTEINIUM AND FERMIUM”. pubsapp.acs.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  44. ^ Seaborg, Glenn T. (1994). Modern alchemy : selected papers of Glenn T. Seaborg. Singapore: World Scientific. ISBN 978-981-279-595-3. OCLC 826659970.
  45. ^ Greenwood, Judith G. (tháng 1 năm 1985). “Disability dilemmas and rehabilitation tensions: A twentieth century inheritance”. Social Science & Medicine. 20 (12): 1241–1252. doi:10.1016/0277-9536(85)90377-6. ISSN 0277-9536.
  46. ^ Audi, G.; Kondev, F. G.; Wang, Meng; Huang, W.J.; Naimi, S. (tháng 3 năm 2017). “The NUBASE2016 evaluation of nuclear properties”. Chinese Physics C. 41 (3): 030001. doi:10.1088/1674-1137/41/3/030001. ISSN 1674-1137.
  47. ^ “Livechart - Table of Nuclides - Nuclear structure and decay data”. www-nds.iaea.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
Bảng tuần hoàn
Nhóm 1A 2A 3B 4B 5B 6B 7B 8B 8B 8B 1B 2B 3A 4A 5A 6A 7A 8A
Chu kỳ
1 1
H

2
He
2 3
Li
4
Be

5
B
6
C
7
N
8
O
9
F
10
Ne
3 11
Na
12
Mg

13
Al
14
Si
15
P
16
S
17
Cl
18
Ar
4 19
K
20
Ca
21
Sc
22
Ti
23
V
24
Cr
25
Mn
26
Fe
27
Co
28
Ni
29
Cu
30
Zn
31
Ga
32
Ge
33
As
34
Se
35
Br
36
Kr
5 37
Rb
38
Sr
39
Y
40
Zr
41
Nb
42
Mo
43
Tc
44
Ru
45
Rh
46
Pd
47
Ag
48
Cd
49
In
50
Sn
51
Sb
52
Te
53
I
54
Xe
6 55
Cs
56
Ba
*
72
Hf
73
Ta
74
W
75
Re
76
Os
77
Ir
78
Pt
79
Au
80
Hg
81
Tl
82
Pb
83
Bi
84
Po
85
At
86
Rn
7 87
Fr
88
Ra
**
104
Rf
105
Db
106
Sg
107
Bh
108
Hs
109
Mt
110
Ds
111
Rg
112
Cn
113
Nh
114
Fl
115
Mc
116
Lv
117
Ts
118
Og

* Họ Lanthan 57
La
58
Ce
59
Pr
60
Nd
61
Pm
62
Sm
63
Eu
64
Gd
65
Tb
66
Dy
67
Ho
68
Er
69
Tm
70
Yb
71
Lu
** Họ Actini 89
Ac
90
Th
91
Pa
92
U
93
Np
94
Pu
95
Am
96
Cm
97
Bk
98
Cf
99
Es
100
Fm
101
Md
102
No
103
Lr


Đen=Rắn Lục=Lỏng Đỏ=Khí Xám=Chưa xác định Màu của số hiệu nguyên tử thể hiện trạng thái vật chất (ở 0 °C và 1 atm)
Nguyên thủy Từ phân rã Tổng hợp Đường viền ô nguyên tố thể hiện sự hiện diện trong tự nhiên của nguyên tố
Các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn
Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Họ Lanthan Họ Actini Kim loại chuyển tiếp
Kim loại yếu Á kim Phi kim Halogen Khí hiếm