Họ Chùm ớt
Họ thực vật có danh pháp khoa học Bignoniaceae trong tiếng Việt có nhiều tên gọi như họ Chùm ớt, họ Đinh, họ Núc nác, họ Quao. Một trong những lý do để không có một tên gọi thống nhất cho họ này là trong danh pháp khoa học của các loài cây chùm ớt, đinh, núc nác, quao đều có từ đồng nghĩa thuộc chi Bignonia và các loài hiện tại được công nhận thuộc chi Bignonia đều không có ở Việt Nam.
Họ Chùm ớt | |
---|---|
Amphitecna macrophylla | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Lamiales |
Họ (familia) | Bignoniaceae Juss., 1789 |
Chi điển hình | |
Bignonia L., 1753 | |
Các chi | |
Khoảng 110-113, xem văn bản. |
Họ này là một nhóm đơn vị phân loại trong thực vật có hoa bao gồm chủ yếu là cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và một ít là cây thân thảo. Các thành viên trong họ này phân bổ khá rộng, ở cả Cựu Thế giới lẫn Tân Thế giới, chủ yếu trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng có một số loài sinh sống trong khu vực ôn đới. Họ này có khoảng 650 loài trong 110-113 chi.
Một số loài đáng chú ý
sửa- Đinh tán (chi Catalpa)
- Lăng tiêu (chi Campsis)
- Đào tiên (chi Crescentia)
- Cây xúc xích (chi Kigelia)
- Thiết đinh (chi Markhamia)
- Núc nác (chi Oroxylon)
- Chùm ớt (chi Pyrostegia)
Các chi
sửaPhân loại
sửaTrong các phân tích phát sinh chủng loài phân tử, Bignoniaceae có độ hỗ trợ tự khởi động yếu đáng ngạc nhiên, dựa theo sự cố kết hình thái của nó. Tông Jacarandeae (Digomphia và Jacaranda) là nhóm chị-em với phần còn lại của họ, được biết đến như là Bignoniaceae phần lõi. Bignoniaceae phần lõi được hỗ trợ mạnh trong mọi phân tích phát sinh chủng loài phân tử, nhưng không có đặc trưng cùng có hình thái nào đã biết[1].
Trong phân loại học gần đây người ta không chia họ Bignoniaceae thành các phân họ, nhưng năm 2004 thì Fischer et al. đã chia họ này ra thành 7 tông: Tourrettieae, Eccremocarpeae, Tecomeae (sensu lato), Bignonieae, Oroxyleae, Crescentieae và Coleeae[2].
Kể từ đó Tourrettieae và Eccremocarpeae đã được hợp nhất dưới tên gọi Tourrettieae[1]. Tecomeae sensu lato được chứng minh là đa ngành, bao gồm các nhóm sau: Astianthus, Jacarandeae, Argylia, Delostoma, Perianthomega, Catalpeae, Tecomeae sensu stricto, và toàn bộ Crescentiina – ngoại trừ những chi nào được xếp trong Crescentieae hay Coleeae. Tất cả các nhóm này là đơn ngành – ngoại trừ Crescentiina pro parte. Crescentiina tổng thể là đơn ngành và nó là một tên gọi không có bậc phân loại xác định[3].
Crescentiina bao gồm hai nhánh được hỗ trợ mạnh, với tên gọi không chính thức là liên minh Tabebuia (Tabebuia alliance) và nhánh Cổ nhiệt đới (Paleotropical clade). Tông Crescentieae được nhập vào trong liên minh Tabebuia và có thể được mở rộng để bao gồm cả Spirotecoma[4].
Coleeae sensu Fischer et al. (2004) là đa ngành do việc gộp vào của Kigelia, và nó là lồng ghép trong phạm vi nhánh Cổ nhiệt đới[5].
Perianthomega đã được chuyển từ Tecomeae sensu stricto sang Bignonieae, trong đó nó là chị-em với phần còn lại của tông này[6].
Vì thế, Bignoniaceae có thể được chia ra thành 10 nhóm đơn ngành (xem Các chi trên đây).
Phát sinh chủng loài
sửaCây phát sinh chủng loài chỉ ra dưới đây dựa theo các kết quả của 4 nghiên cứu phát sinh chủng loài[1][4][5][6]. Đối với tất cả các nhánh thì xác suất hậu nghiệm ít nhất là 0,95 và độ hỗ trợ tự khởi động ít nhất là 70%, ngoại trừ những nơi nào có chỉ ra con số.
Bignoniaceae |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b c Richard G. Olmstead, Michelle L. Zjhra, Lúcia G. Lohmann, Susan O. Grose, and Andrew J. Eckert. 2009. "A molecular phylogeny and classification of Bignoniaceae". American Journal of Botany 96(9):1731-1743. doi:10.3732/ajb.0900004
- ^ Eberhard Fischer, Inge Theisen, and Lúcia G. Lohmann. 2004. "Bignoniaceae". pages 9-38. In: Klaus Kubitzki (editor) and Joachim W. Kadereit (volume editor). The Families and Genera of Vascular Plants volume VII. Springer-Verlag: Berlin; Heidelberg, Germany. ISBN 978-3-540-40593-1
- ^ Kathleen A. Kron. 1997. "Exploring alternative systems of classification". Aliso 15(2):105-112.
- ^ a b Susan O. Grose and Richard G. Olmstead. 2007. "Evolution of a Charismatic Neotropical Clade: Molecular Phylogeny of Tabebuia s.l., Crescentieae, and Allied Genera (Bignoniaceae)". Systematic Botany 32(3):650-659.
- ^ a b Michelle L. Zjhra, Kenneth J. Sytsma và Richard G. Olmstead. 2004. "Delimitation of Malagasy tribe Coleeae and implications for fruit evolution in Bignoniaceae inferred from a chloroplast DNA phylogeny". Plant Systematics and Evolution 245(1-2):55-67. doi:10.1007/s00606-003-0025-y
- ^ a b Lúcia G. Lohmann. 2006. "Untangling the phylogeny of neotropical lianas (Bignonieae, Bignoniaceae)". American Journal of Botany 93(2):304-318. doi:10.3732/ajb.93.2.304
Tham khảo
sửaWikispecies có thông tin sinh học về Họ Chùm ớt |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Chùm ớt. |
- Gentry, A. H. 1980. Flora Neotropica: Bignoniaceae - Part II
- Bignoniaceae Lưu trữ 2010-12-13 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa: Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine