Họ Cần sa, Gai mèo[1] hay Gai dầu (danh pháp khoa học: Cannabaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm khoảng 170 loài, được xếp vào 9-15 chi, có ba chi được biết đến nhiều nhất là Cannabis (gai dầu), Celtis (sếu, phác) và Humulus (hoa bia). Website của APG ghi nhận 9-11 chi với 170 loài[2]. Hiện nay người ta đặt họ này trong bộ Hoa hồng (Rosales), còn trong các văn bản cũ chúng được cho vào bộ Tầm ma (Urticales). Họ này có quan hệ họ hàng gần với các họ khác trong bộ Urticales cũ như Urticaceae (tầm ma), Moraceae (dâu tằm), Ulmaceae (Du).

Họ Gai dầu
Gai dầu (Cannabis spp.)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Cannabaceae
Endl., 1837
Chi điển hình
Cannabis
L., 1753
Các chi
Xem văn bản.

Miêu tả sửa

Họ Cannabaceae rất giống như họ Moraceae. Các thành viên của họ này có thể là cây gỗ (như chi Celtis), mọc thẳng hay cây thảo mọc kép (như tương ứng là CannabisHumulus).

Lá của chúng thường có thùy hình chân vịt (nhiều hay ít) hoặc lá kép chân vịt và luôn luôn có các lá kèm. Các khoang sỏi luôn luôn có mặt và một số thành viên của họ này có nhựa mủ.

Cannabaceae thường là đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Hoa đối xứng xuyên tâm và không sặc sỡ, do chúng là các loài cây thụ phấn nhờ gió. Thích nghi với kiểu thụ phấn này là đài hoa ngắn và không có tràng hoa. Hoa mọc thành cụm dạng xim hoa. Ở các loài đơn tính khác gốc thì cụm hoa đực dài và trông giống như chùy hoa, trong khi cụm hoa cái ngắn và chứa ít hoa hơn. Nhụy hoa gồm 2 lá noãn hợp sinh, bầu nhụy thường là thượng và một ngăn; không có số lượng nhị hoa cố định.

Quả có thể là quả bế hay quả kiên nhỏ.

Chi Celtis là đặc biệt trong họ Cannabaceae, do nó là các dạng cây gỗ cao và không là đơn tính khác gốc. Trước đây nó được đặt hoặc là trong họ Ulmaceae (họ Du) hoặc là trong họ riêng của chính nó, gọi là Celtidaceae, và chỉ gần đây mới được đưa vào họ Cannabaceae bởi các phân tích di truyền của Angiosperm Phylogeny Group.

Các chi sửa

Phát sinh chủng loài sửa

Các hệ thống phân loại ra đời trước thập niên 1990, như của Cronquist (1981) và Dahlgren (1989), thông thường công nhận bộ Urticales, trong đó bao gồm các họ Cannabaceae, Cecropiaceae, Celtidaceae, Moraceae, Ulmaceae và Urticaceae, như khi đó chúng được định nghĩa. Các dữ liệu phân tử từ thập niên 1990 trở đi chỉ ra rằng các họ này trên thực tế nằm sâu trong bộ Rosales, vì thế ngay từ phiên bản đầu tiên của Angiosperm Phylogeny Group năm 1998, người ta đã đặt chúng trong bộ Rosales mở rộng, và chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là "urticalean rosids"[3].

Nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử năm 2002 tạo ra cây phát sinh được nhiều người công nhận như chỉ ra dưới đây. Nó chỉ ra rằng họ Celtidaceae là cận ngành nếu như họ Cannabaceae, như định nghĩa khi đó, bị loại ra. Do APG ưa thích các họ lớn một họ mới lớn hơn tương ứng đã được đặt ra, nó kết hợp cả hai họ hiện hữu này. Theo quy tắc của ICN (International Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants) thì tên họ có trước có độ ưu tiên cao hơn, vì thế Cannabaceae đã được sử dụng[3].

Pteroceltis, HumulusCannabis có quan hệ gần, và chúng cùng một số thành viên khác của nhánh này có các thể hạt ống sàng với các hạt tinh bột[4]. Các nghiên cứu gợi ý rằng Lozanella là chị em với Aphananthe hoặc là chị em với toàn bộ phần còn lại của họ[5], nhưng Yang et al. (2013)[6]; van Velzen et al. (2006)[7] lại thấy rằng Aphananthe được hỗ trợ khá tốt như là chị em với toàn bộ phần còn lại của họ, với hoặc là Lozanella và/hoặc Gironniera là chị em với phần còn lại. Trema dường như là cận ngành, còn các loài Parasponia cố định nitơ thì lồng sâu trong nó [3][6][7][8].

urticalean rosids

Ulmaceae

Cannabaceae s.l.

 Aphananthe 




 Gironniera 




 Lozanella 





 Trema + Parasponia 



 Celtis 






 Pteroceltis 



 Chaetachme 





 Cannabis 



 Humulus 







Urticaceae s.l

Moraceae

Celtidaceae
Cannabaceae s.s.

Sử dụng sửa

Họ này chủ yếu sử dụng lấy sợi, một số loài cho chất thơm sử dụng trong sản xuất bia như hoa bia (Humulus lupulus). Một số loài trong chi Celtis có thể trồng làm cảnh quan, lấy gỗ củi (cơm nguội).

Chú thích sửa

  1. ^ Cần xa (Gai mèo)
  2. ^ Cannabaceae trên website của APG
  3. ^ a b c Sytsma, Kenneth J.; Morawetz, Jeffery; Pires, J. Chris; Nepokroeff, Molly; Conti, Elena; Zjhra, Michelle; Hall, Jocelyn C. & Chase, Mark W. (2002), “Urticalean rosids: circumscription, rosid ancestry, and phylogenetics based on rbcL, trnL-F, and ndhF sequences”, American Journal of Botany, 89 (9): 1531–1546, doi:10.3732/ajb.89.9.1531, PMID 21665755
  4. ^ Behnke H.-D. 1989. Sieve-element plastids, phloem proteins, and the evolution of flowering plants IV. Hamamelidae. Tr. 105-128, trong Crane P. R., Blackmore S. (chủ biên), Evolution, Systematics, and Fossil History of the Hamamelidae, vol. 1. Clarendon Press, Oxford.
  5. ^ Wiegrefe S. J., Sytsma K. J., Guries R. P. 1998. The Ulmaceae, one family or two? Evidence from chloroplast DNA restriction site mapping. Plant Syst. Evol. 210: 249-270.
  6. ^ a b Yang M.-Q., van Velzen R., Bakker F. T., Sattarian A., Li D.-Z., Yi T.-S. 2013. Molecular phylogenetics and character evolution of Cannabaceae. Taxon 62(3): 473-485, doi:10.12705/623.9.
  7. ^ a b Van Velzen R., Bakker F. T., Sattarian A., van der Maesen L. J. G. 2006. Evolutionary relationships of Celtidaceae. Tr. 7-29, trong Sattarian A. (chủ biên), Contribution to the Biosystematics of Celtis L. (Celtidaceae) with Special Emphasis on the African Species. Luận án tiến sĩ, Đại học Wageningen, Wageningen.
  8. ^ Sun M. et al., 2016. Phylogeny of the Rosidae: A dense taxon sampling analysis. Journal of Systematics and Evolution 54(4): 363-391. doi:10.1111/jse.12211

Tham khảo sửa