Học thuyết giá trị lao động

Học thuyết giá trị lao động là một trong những học thuyết kinh tế về giá trị. Theo học thuyết này, giá trị của hàng hóa là do lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là William Petty[1]John Locke. Adam SmithDavid Ricardo là những người có đóng góp lớn cho học thuyết giá trị lao động.[2] Căn cứ vào sự khác nhau giữa tiền công lao động và giá trị của sản phẩm, các "nhà chủ nghĩa xã hội Ricardo" - Charles Hall, Thomas Hodgskin, John Gray, và John Francis Bray - đã áp dụng lý thuyết của Ricardo để phát triển lý thuyết về bóc lột.[3] Karl Marx đã phát triển các ý tưởng này, cho rằng một phần lao động trong ngày làm việc của công nhân để trang trải cho chính tiền công mà nhà tư bản trả cho họ, trong khi phần còn lại của lao động của họ trong ngày đã làm giàu cho nhà tư bản. Học thuyết giá trị lao động cùng với các lý luận khác về bóc lột trở thành trung tâm tư tưởng kinh tế của Marx.

Những định nghĩa về giá trị và lao độngSửa đổi

Khi đề cập đến học thuyết giá trị lao động, “giá trị”, không cụ thể về chất, trên lý thuyết thường hướng tới lượng lao động cần thiết để sản xuất mặt hàng có thể trao đổi, bao gồm nguồn lao động cần thiết để phát triển bất kỳ nguồn vốn thực tế nào được sử dụng trong việc sản xuất.

Cả  David Ricardo và  Karl Marx đều đã cố gắng xác định số lượng và biểu hiện tất cả các thành phần lao động nhằm phát triển một giả thuyết về mức giá thực, hoặc mức giá tự nhiên của một loại hàng hóa. Học thuyết giá trị lao động như Adam Smith trình bày không yêu cầu sự xác định số lượng của nguồn lao động quá khứ, nhưng cũng không xử lý vấn đề về nguồn lao động cần thiết để tạo ra những công cụ (vốn) mà có thể được sử dụng trong việc sản xuất 1 loại hàng hóa. Học thuyết về giá trị của Smith thật sự rất tương đồng với những lý thuyết hữu dụng sau này ở điểm: Smith tuyển bố rằng 1 mặt hàng luôn xứng đáng với bất kỳ nguồn lao động nào mà nó yêu cầu (giá trị ngoại thương) hoặc bất kỳ nguồn lao động nào được giữ lại (giá trị sử dụng) hoặc cả hai. Tuy nhiên, “giá trị” này có thể là đối tượng cung cấp hay yêu cầu ở các thời điểm nhất định:

Giá trị thực của tất cả mọi thứ, thứ thật sự đáng giá đối với người khách hàng, là sự lao động vất vả và cả những khó khăn để có được nó. Điều khiến mọi thứ thật sự xứng đáng đối với người sở hữu, và những người muốn tiêu hủy hay trao đổi nó, là công lao hay khó khăn mà nó có thể giải quyết, và nó có thể tác động lên người khác ở những mặt nào.

Lý thuyết về giá cả của Smith không liên quan đến nguồn lao động được sử dụng trong quá khứ để sản xuất hàng hóa. Học thuyết chỉ đề cập đến nguồn lao động có thể được “lệnh” hay “giữ lại” trong hiện tại. Nếu đòn roi không có tác dụng, thì vật phẩm ấy không có giá trị kinh tế về mặt ngoại thương hay sử dụng, không phụ thuộc vào toàn bộ lao động được sử dụng để tạo ra nó.

Điểm ưu tú của nguồn lao động thích hợp về mặt kinh tếSửa đổi

Giá trị sử dụng là điểm có ích của mặt hàng này, sự hữu dụng của nó. Một nghịch lý cổ điển thường xuất hiện khi cân nhắc đến loại giá trị này. Trong lời của Adam Smith:

Từ “giá trị”, khi được quan sát, có 2 nghĩa khác nhau, có thể thể hiện tính ứng dụng của vài đồ vật cụ thể, hoặc cũng có thể là quyền mua các đồ vật khác mà việc sở hữu đồ vật đó truyền tải. Một nghĩa có thể được gọi là giá trị sử dụng, và cái còn lại là giá trị trao đổi. Những điều có giá trị sử dụng lớn nhất thường có ít hoặc không có giá trị trao đổi; và ở chiều ngược lại, những thứ có giá trị trao đổi lớn nhất thường có ít hoặc không có giá trị sử dụng. Không thứ gì có ích hơn nước, nhưng nó hiếm khi bao gồm cái gì, hiếm có thứ gì trao đổi được cho nó, Một viên kim cương, thì ngược lại, hầu như không có giá trị sử dụng, nhưng một lượng lớn các đồ vật khác có thể  được trao đổi với nó.

Giá trị trao đổi là sự cân xứng tương đối với việc một mặt hàng này được trao đổi với mặt hàng khác ( trong trường hợp về tiền thì là giá của nó), Điều này khác tương đối đối với lao động, Adam Smith giải thích:


Giá trị của bất kỳ mặt hàng nào, [...] đối với người sở hữu, người đó không chỉ sử dụng và tiêu thụ nó một mình anh ta, mà để trao đổi nó với các mặt hàng khác, tương đương với lượng lao động mà nó giúp anh ta mua và lệnh. Lao động, vì thế, là thước đo thực sự của những giá trị có thể trao đổi được ở mọi mặt hàng (Wealth of Nations Book 1, chương V).

Giá trị (không có chất lượng) là lao động gắn liền với một mặt hàng ẩn dưới một cấu trúc có trước của việc sản xuất. Marx xác định giá trị của một mặt hàng bằng một định nghĩa thứ 3 của ông. Trong những thuật ngữ của ông, giá trị là “ lao động trừu tượng cần thiết mang tính xã hội” được gằn liền trong một sản phẩm. Đối với David Ricardo và các nhà kinh tế học cổ điển khác, định nghĩa này như một thước đo của “giá thực”, “ giá trị tuyệt đối” , hay một “thước đo giá trị” không thay đổi trước những biến chuyển về sự phân phối hay công nghệ.

Ricardo các nhà kinh tế học cổ điển và Marx bắt đầu được tiếp xúc với giả định rằng giá trị trao đổi tương đương hay cân xứng với giá trị lao động này. Họ nghĩ đây là giả định tốt để từ đó khám phá tính năng động của sự phát triển trong những xã hội tư bản. Những người ủng hộ học thuyết giá trị lao động sử dụng cụm từ “giá trị” với nghĩa thứ 2 để thể hiện “ giá trị trao đổi”.

Quan hệ giữa giá trị và giá cảSửa đổi

Một vấn đề của LTV là mối quan hệ giữa những định lượng giá trị và các mức giá. Nếu giá trị của một mặt hàng không tương ứng với mức giá, và vì thế quy mô của 2 thứ khá khác nhau, thì mối quan hệ giữa chúng là gì, nếu có? Các trường phái tư tưởng LTV khác nhau sẽ trả lời cho câu hỏi này. Ví dụ, một vài người cho rằng giá trị về lượng lao động thể hiện trong một mặt hàng đóng vai trò trọng tâm đối với giá cả.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học có thể sẽ cho rằng những trường hợp mà giá cả được định ra tương đối bằng với giá trị lao động, thực tế chỉ là những trường hợp đặc biệt. Trong Học thuyết tổng quát, việc định giá thường xuyên biến động. Công thức tiêu chuẩn là những mức giá thường bao gồm 1 lượng doanh thu cho “vốn” và”mặt bằng”. Những khoản thu nhập này được biết đến lần lượt như “lợi nhuận” và “tiền thuê”. Tuy Marx đã chỉ ra rằng giá trị không thể được đặt trên lao động như một loại hàng hóa, bởi vốn là cố định, trong khi lợi nhuận thì là biến số,  không phải là một loại thu nhập; do đó việc giải thích tầm quan trọng của lợi nhuận trong mối quan hệ với việc định giá sẽ luôn thay đổi.  

Trong quyển 1, chương VI m Adam Smith viết: Giá trị thực của tất cả các bộ phận cấu thành của giá, buộc phải được quan sát, được đo lương bằng lượng lao động mà họ có thể, mỗi người trong số họ, mua hoặc lệnh. Lao động đo lường giá trị không chỉ phần có thể tự chuyển hóa nó thành lao động, mà còn cả phần tự chuyển hóa nó thành tiền thuê hay lợi nhuận.

Câu cuối cùng đã giải thích cách Smith nhìn nhận giá trị của một sản phẩm so với lao động của người mua hay người tiêu thụ, trái ngược với Marx- người thấy giá trị của 1 sản phẩm cân xứng với lao động của người lao động hay nhà sản xuất. Và chúng ta đánh giá mọi thứ, định giá chúng, dựa trên lượng lao động chúng ta có thể tránh hay lệnh, và chúng ta có lệnh lao động không chỉ ở một cách đơn giản mà còn bằng cách trao đổi vật để nhận về lợi nhuận.

Việc mô tả mối quan hệ giữa giá trị của mặt hàng và mức giá tương ứng của chúng được biết đến theo thuật ngữ của Marx là bài toán chuyển hóa (transformation problem) hay sự chuyển hóa của giá trị thành giá sản xuất. Bài toán chuyển hóa có thể đã tạo nên trận tranh cãi lớn nhất về LTV. Bài toán của sự chuyển hóa là đi tìm một thuật toán nơi quy mô của giá trị gia tăng do lao động, tương ứng với độ bền và cường độ của nó, được đóng góp đủ, sau khi giá trị này được phân phối thông qua mức giá phản ánh tỷ suất sinh lợi bằng nhau trên vốn trả trước. Nếu quy mô giá trị tăng thêm hay giảm đi sau khi chuyển hóa, thì mối quan hệ giữa giá trị (tương ứng với lao động) và giá cả (tương ứng với tổng vốn trả trước) là không hoàn thiện. Nhiều giải pháp và những định luật bất khả thi được cung cấp cho sự chuyển hóa, những cuộc tranh luận chưa đi đến được giải phép rõ ràng nào.

LTV không chối bỏ vai trò của cung và cầu ảnh hưởng đến giá cả, vì mức giá của một mặt hàng vượt lên trên giá trị của nó. Trong Value, Price and Profit (1865), Karl Marx trích dẫn lời Adam Smith và kết luận:

Thế là đủ nếu nguồn cung và cầu cân bằng với nhau, giá cả thị trường của những mặt hàng sẽ tương ứng với mức giá tự nhiên của chúng, vì thế, với những giá trị tương ứng được xác định qua lượng lao động cần thiết cho việc sản xuất.

LTV luôn tìm kiếm để giải thích mức độ cân bằng này. Điều này có thể được giải thích bằng một cuộc tranh luận về chi phí sản xuất - chỉ ra rằng tất cả chi phí hoàn toàn là những chi phí lao động, những điều này không đóng góp cho lợi nhuận, nó dễ bị ảnh hưởng bởi sự dư thừa khi giải thích giá cả bằng giá cả. Sau này Marx gọi điều này là “ Học thuyết giá trị thêm của Smith”

Smith cho rằng những giá trị lao động là thước đo trao đổi tự nhiên của những nhà sản xuất trực tiếp như thợ săn hay ngư dân. Marx, mặt khác, sử dụng một phép loại suy đo lường, tranh luận rằng đối với những mặt hàng để có thể so sánh được, họ phải có một thành tố hay chất chung để đo lường chúng, và lao động là một chất chung với điều Marx cuối cùng gọi là hàng hóa-giá trị.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Parrington vol 1 ch 3
  2. ^ Smith on Labor Value
  3. ^ “Utopians and Socialists: Ricardian Socialists”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010.
Kinh tế chính trị Marx-Lenin
 
Địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch | Giá trị sử dụng | Giá trị thặng dư | Giá trị trao đổi | Lao động thặng dư | Hàng hóa | Học thuyết giá trị lao động | Khủng hoảng kinh tế | Lao động cụ thể và lao động trừu tượng | Lực lượng sản xuất | Phương thức sản xuất | Phương tiện sản xuất | Quan hệ sản xuất | Quy luật giá trị | Sức lao động | Tái sản xuất | Thời gian lao động xã hội cần thiết | Tiền công lao động