Hồ Đức Việt

Chính khách Việt Nam, cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cựu Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Hồ Đức Việt (1947-2013) là một chính khách Việt Nam. Ông là Tiến sĩ Toán lý, nguyên giảng viên - Phó Trưởng khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia công tác Đoàn Thanh niên, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.[1]

Hồ Đức Việt
Chức vụ
Nhiệm kỳ2 tháng 5 năm 2006 – 7 tháng 2 năm 2011
4 năm, 281 ngày
Tiền nhiệmTrần Đình Hoan
Kế nhiệmTô Huy Rứa
Nhiệm kỳ2002 – 2006
Tiền nhiệmVũ Đình Cự
Kế nhiệmĐặng Vũ Minh
Nhiệm kỳ8 tháng 8 năm 2001 – 15 tháng 1 năm 2003
1 năm, 160 ngày
Tiền nhiệmMai Văn Muôn
Kế nhiệmTrần Duy Ly (Quyền)
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1999 – tháng 7 năm 2002
Nhiệm kỳ1998 – tháng 10 năm 1999
Nhiệm kỳtháng 7 năm 1996 – 24 tháng 8 năm 1998
Tiền nhiệmNguyễn Bình Giang
Kế nhiệmTrần Ngọc Thụ
Nhiệm kỳ18 tháng 10 năm 1992 – 25 tháng 12 năm 1996
4 năm, 68 ngày
Tiền nhiệmHà Quang Dự
Kế nhiệmVũ Trọng Kim
Nhiệm kỳ1988 – 1998
Tiền nhiệmVũ Quốc Hùng
Kế nhiệmHoàng Bình Quân
Nhiệm kỳ25 tháng 1 năm 1994 – 19 tháng 1 năm 2011
16 năm, 359 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh(1947-08-13)13 tháng 8, 1947
Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mất31 tháng 5, 2013(2013-05-31) (65 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Toán lý

Tiểu sử

sửa

Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.[2]

Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông thường giữ vị trí số một trong cả hai môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".[cần dẫn nguồn]

Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 10 năm 1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó Tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.

Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa Toán - Cơ.

Công tác Đoàn Thanh niên

sửa

Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.

Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội. Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Tại Hội nghị đại biểu Hội SV toàn quốc (7/1985) đã hiệp thương thông qua danh sách BCH Trung ương Hội, Hồ Đức Việt làm Tổng thư ký; năm 1988, Hồ Đức Việt giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội SV Việt Nam[3]. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.

Công tác Đảng địa phương

sửa

Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.[4]

Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Năm 1999, là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Từ ngày 8 tháng 8 năm 2001 đến ngày 15 tháng 1 năm 2003, ông còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5 năm 2006 ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Từ tháng 7 năm 2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay Phạm Quang Nghị.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12-19/01/2011), ông không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 1 tháng 10 năm 2011, ông nghỉ hưu, chính thức rút khỏi chính trường.[5]

Ông mất vào lúc 17 giờ 15 phút ngày 31 tháng 5 năm 2013 tại Hà Nội vì ung thư, tang lễ tổ chức theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.[2][6][7]

Tặng thưởng

sửa

... và nhiều huân, huy chương cao quý khác[5]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Tóm tắt tiểu sử đồng chí Hồ Đức Việt”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ a b “Ông Hồ Đức Việt qua đời”. BBC tiếng Việt. Truy cập 1 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ “Lịch sử Hội Sinh viên Việt Nam qua các kỳ đại hội”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ đại hội đến đại hội”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ a b Tóm tắt tiểu sử ông Hồ Đức Việt
  6. ^ Ông Hồ Đức Việt qua đời
  7. ^ “Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Hồ Đức Việt từ trần”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2013.