Hồi quang phản chiếu là một từ Hán Việt (tiếng Trung迴光返照Huíguāngfǎnzhào), sự minh mẫn cuối (terminal lucidity), lời tạm biệt cuối (one last goodbye),[1] vốn để chỉ hiện tượng ánh sáng phản xạ lúc mặt trời sắp lặn khiến bầu trời trở nên sáng hơn trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng tối đi, từ hiện tượng này người ta sử dụng cụm từ để ẩn dụ cho việc một người đột nhiên trở nên minh mẫn, khoẻ mạnh trong một khoảng thời gian ngắn trước lúc qua đời

Từ nguyên học sửa

Chữ "hồi" là quay lại, "quang" là ánh sáng, "phản" là trở lại, "chiếu" là soi sáng. Như vậy, "Hồi quang phản chiếu" là ánh sáng quay trở lại, soi rọi chính mình. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ hiện tượng người già trước khi chết thường minh mẫn lạ thường hỏi hôm nay là ngày bao nhiêu tháng nào năm nào thực chất lúc ấy họ đã cảm nhận được cái chết

Hiện tượng sửa

Con người sửa

Một người bệnh nặng, hoạt động sống cơ thể suy yếu bỗng bất ngờ trở nên hồi tỉnh, minh mẫn, cười nói hoạt bát, ăn uống khỏe mạnh một cách kỳ lạ trước khi qua đời.[2][3][4]

Sự vật sửa

Ngọn nến bỗng dưng cháy sáng rực rỡ nhất khi chỉ còn một cục sáp nhỏ vô định hình. Nó bốc cháy mãnh liệt bằng toàn bộ phần thân sáp còn sót lại tạo thành một ngọn lửa vút cao và có độ nóng khủng khiếp trước khi tắt phụt và hoàn toàn chìm vào bóng đêm tĩnh mịch.

Phật giáo sửa

Giải nghĩa sửa

Theo lý giải của thập nhị xứ (Ayatana) hiện tượng, vật thể xung quanh luôn biến đổi không ngừng cũng như chi phối từ tư tưởng đến hành động của con người từng giây từng phút và được gọi là "trần". Như thế, trần có nghĩa là bụi, mà đã là bụi thì dơ bẩn và luôn luôn đổi dời. Có 6 trần nên gọi là lục trần (six sense objects):

  • Sắc: là màu sắc, hình dáng.
  • Thanh: là âm thanh phát ra.
  • Hương: là mùi vị.
  • Vị: là chất vị do lưỡi nếm được.
  • Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.
  • Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

Còn "căn" là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nảy nở, tạo thành. Ở đây chỉ sáu giác quan (six sense organs):

  • Nhãn là mắt, dùng để nhìn.
  • Nhĩ là tai, dùng để nghe.
  • Tỷ là mũi, dùng để ngửi.
  • Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.
  • Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..
  • Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Nguồn gốc sửa

Trong Lăng-nghiêm kinh (Śūraṅgama Sūtra), khi đức Phật đưa tay lên hỏi ngài A nan thấy không, ngài A nan trả lời thấy. Rồi Phật để tay xuống hỏi ngài A nan thấy không, ngài A nan trả lời không thấy. Ngay đó Phật liền quở là quên mình theo vật.[5]

Tiếng dùng trong Thiền lâm (tiếng Trung禪林Chánlín) nghĩa là tự chiếu soi lại tâm tính. Tiếng Anh bao gồm:

  • Self examination
  • Turn the light inwards on oneself
  • Turning the light around and shining back. Turn your own light inward upon yourselves. Turn around the light to shine within (ekō henshō), then just return.[6]

Lâm Tế Lục (tiếng Trung臨濟錄Lín jì lù) (Đại 47, 502 thượng), ghi: Ngay nơi lời nói, ông tự hồi quang phản chiếu, không tìm cầu gì khác, thì biết được thân tâm mình không khác gì với Phật tổ.

Thạch đầu thảo am ca trong Cảnh đức truyền đăng lục (tiếng Trung景德傳燈錄Jǐng dé chuándēng lù) quyển 30 (Đại 51, 461 hạ), nói Ở am này, thôi giảng giải. Ai khoe hàng quán mua người vẽ? Hồi quang phản chiếu liền biết đường về. Rỗng suốt tính linh chẳng hướng ngoại.[7]

Bài học sửa

Con người từ người trí thức cho tới kẻ bình dân luôn dùng tất cả sáu giác quan (lục căn) gồm nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), xúc giác (thân), ý (tư tưởng) để bám đuổi theo lục trần (sáu trần) bên ngoài, luôn luôn phân tích tìm hiểu. Cứ thấy hình sắc thì phân tích đẹp – xấu, nghe âm thanh cũng phân tích tiếng hay – dở v.v… Đối diện với tất cả sự vật hiện tượng (cảnh giới) bên ngoài, đều đem hết khả năng soi sáng của mình phân tích ý nghĩa sự vật. Càng phân tích nhiều chừng nào thì càng quên mình nhiều chừng ấy.

Do đó mắt vừa thấy hình ảnh thì nói thấy, khi hình ảnh mất đi thì nói không thấy. Đó là khi phóng ánh nhìn của mắt đuổi theo vật nghĩa là "Phóng quang chiếu ngoại", đem cái tri giác hiểu biết của mình phóng ra ngoài để phân tích sự vật. Vì vậy khi có sự vật thì tưởng như có mình, khi mất sự vật tưởng như mất mình. Đó là một ảo tưởng u mê sai lầm.

Vì vậy, thay vì trước kia con người phóng ánh sáng ấy theo lục trần, bây giờ dừng lại, nhớ sáu ánh sáng đó hiện hữu nơi sáu căn của mình, không theo sáu trần nữa, đó là hồi quang. Hồi quang tức là nhớ lại mình chớ không có gì lạ. Các thiền sư luôn nhắc chúng ta phải "Hồi quang phản chiếu", quay lại mình nhớ mình, chớ đừng nhớ cảnh.

Y học sửa

Thuật ngữ đề cập đến một sự trở lại bất ngờ, phục hồi rõ rệt của sự minh mẫn (lucidity) và trí nhớ sáng suốt, lấy lại tinh thần (rally) xảy ra trong thời gian ngắn, giai đoạn cuối (terminal) trước khi chết ở những bệnh nhân bị bệnh tâm thần hoặc rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Hiện tượng này đã được ghi nhận ở những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, khối u, đột quỵ, viêm màng não, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.[8]

Nó có thể có mặt ngay cả trong trường hợp bệnh nhân bị khuyết tật tâm thần trước đó.[9] Có hai loại phụ: một loại xuất hiện dần dần (một tuần trước khi chết) xảy ra trong phần lớn các trường hợp và một loại khác đến nhanh chóng (vài giờ trước khi chết). Có thể có rất nhiều trường hợp được báo cáo trong tài liệu, mặc dù thuật ngữ đã được đặt ra vào năm 2009.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Bering, Jesse (2017). “One Last Goodbye: The Strange Case of Terminal Lucidity”. Scientific American Blog Network.
  2. ^ Mendoza Ph.D., Marilyn A. “Why Some People Rally for One Last Goodbye Before Death”. Psychology Today. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ Bursack, Carol Bradley. “When Loved Ones Rally Before Death”. AgingCare. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ “Bí ẩn về hiện tượng hồi quang phản chiếu của con người trước khi chết”. Vietnamnet. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ Vương, Tâm. “Hiện tượng Hồi quang phản chiếu”. PetroTimes. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ “Turning the Light Around and Shining Back - ekō henshō” (PDF). Terebess online. line feed character trong |title= tại ký tự số 9 (trợ giúp)
  7. ^ “Hồi quang phản hiếu”. Thư viện Hoa Sen. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ Nahm, Michael; Greyson, Bruce; Kelly, Emily Williams; Haraldsson, Erlendur (2012). “Terminal lucidity: A review and a case collection”. Archives of Gerontology and Geriatrics. 55 (1): 138–42. doi:10.1016/j.archger.2011.06.031. PMID 21764150.
  9. ^ Nahm, M.; Greyson, B. (2014). “The Death of Anna Katharina Ehmer: A Case Study in Terminal Lucidity”. OMEGA. 68 (1): 77–87. doi:10.2190/OM.68.1.e. PMID 24547666.