Hội chứng hô hấp Trung Đông

Hội chứng Hô hấp cấp Trung Đông (tiếng Anh: Middle East Respiratory Syndrome, viết tắt là MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một chủng coronavirus được gọi là "Coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông" (MERS-CoV). MERS-CoV là một chủng virus corona mới xuất hiện ở Trung Đông gây nhiễm trùng đường hô hấp. Ca nhiễm MERS đầu tiên là một bệnh nhân thiệt mạng ở Jeddah, Ả Rập Xê Út năm 2012. Kể từ đó đến ngày 31 tháng 5 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới xác định đã có 1.149 người nhiễm MERS với tỷ lệ tử vong là 40%. Phần lớn các vụ nhiễm MERS xảy ra ở Ả Rập Xê Út, tuy nhiên một số bệnh nhân ở các vùng khác trên thế giới cũng nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với người đã mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu tìm thấy kháng thể chống MERS trong một số loài dơi, cũng như trong mẫu máu của lạc đà ở châu Phi và Ả Rập từ năm 1992 và 1993. Do đó, người ta cho rằng vi rút MERS đã tồn tại trong lạc đà từ nhiều năm trước khi lây lan sang con người vào năm 2012.

Hội chứng hô hấp Trung Đông
Virus gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV)
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm Sửa đổi tại Wikidata
Triệu chứngSốt, ho và khó thở. Các triệu chứng khác gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Diễn biến2012-2020
Dịch tễ2519 ca (tới cuối tháng 1 năm 2020)
Tử vong866 (35%)
Đặc tính các chủng virus corona ở người
MERS-CoV, SARS-CoV, SARS-CoV-2
và các bệnh liên quan
MERS-CoV SARS-CoV SARS-CoV-2
Bệnh MERS SARS COVID-19
Dịch 2012, 2015,
2018
2002–2004 Đại dịch
2019–nay
Dịch tễ học
Ngày phát hiện
ca đầu tiên
Tháng 6
2012
Tháng 11
2002
Tháng 12
2019[1]
Địa điểm phát hiện
ca đầu tiên
Jeddah,
Ả Rập Xê Út
Thuận Đức,
Trung Quốc
Vũ Hán,
Trung Quốc
Độ tuổi trung bình 56 44[2][a] 56[3]
Tỷ lệ giới tính
(nam:nữ)
3,3:1 0,8:1[4] 1.6:1[3]
Số ca xác nhận 2494 8096[5] 676.609.955[6][b]
Số ca tử vong 858 774[5] 6.881.955[6][b]
Tỷ lệ tử vong 37% 9,2% 1,0%[6]
Triệu chứng
Sốt 98% 99–100% 87,9%[7]
Ho khan 47% 29–75% 67,7%[7]
Khó thở 72% 40–42% 18,6%[7]
Tiêu chảy 26% 20–25% 3,7%[7]
Đau họng 21% 13–25% 13,9%[7]
Buộc thở máy 24,5%[8] 14–20% 4,1%[9]
Ghi chú
  1. ^ Dựa theo dữ liệu từ Hồng Kông.
  2. ^ a b Dữ liệu tính tới 10 tháng 3 năm 2023.

Một chủng của MERS-CoV được gọi là HCoV-EMC/2012 được tìm thấy trong những bệnh nhân đầu tiên ở London, Anh vào năm 2012 được người ta nhận thấy phù hợp 100% với loài dơi mộ Ai Cập.

Tính đến ngày 8/6/2015, thế giới đã ghi nhận 1.218 trường hợp mắc bệnh MERS với 450 ca tử vong, tại 26 nước. Tính riêng Hàn Quốc đã ghi nhận 87 ca nhiễm và có 6 ca tử vong; thực hiện cách ly gần 1.500 người.

Dấu hiệu và triệu chứng sửa

Các báo cáo ban đầu[10] so sánh virus này với hội chứng hô hấp cấp (SARS), và nó đã được gọi là virus giống như SARS của Saudi Arabia.[11] Bệnh nhân đầu tiên, vào tháng 6 năm 2012, đã trải qua "bảy ngày sốt, ho, khạc ra đờm, và khó thở".[10] Một đánh giá 47 ca được xác nhận ở phòng thí nghiệm ở Saudi Arabia đã trình bày các triệu chứng phổ biến nhất là sốt trên 98% ca, ho ở 83% ca, khó thở trong 72% ca và đau cơ trong 32% bệnh nhân. Cũng có những triệu chứng tiêu hóa thường xuyên với tiêu chảy ở 26%, nôn mửa ở 21% ca, đau bụng ở 17% bệnh nhân. 72% bệnh nhân cần thở máy. Tỷ lệ bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ là 3,3/1.[12]

Một nghiên cứu bùng phát bệnh MERS ở bệnh viện cho thấy MERS có thời gian ủ bệnh khoảng 5.5 ngày (95% confidence interval 1.9 đến 14.7 ngày).[13] MERS có thể biểu hiện không có triệu chứng đến viêm phổi nghiêm trọng dẫn đến hội chứng viêm hô hấp cấp (ARDS).[12] Suy thận, đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) và viêm màng ngoài tim cũng được ghi nhận.[14]

Truyền bệnh sửa

Lạc đà sửa

Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2013, trong đó tỷ lệ mắc MERS được đánh giá trong 310 con lạc đà một bướu, tiết lộ nồng độ cao của các kháng thể trung hòa đối với MERS-CoV trong huyết thanh của những con vật này[15]. Một nghiên cứu tiếp tục trình tự MERS-CoV từ gạc mũi của con lạc đà một bướu ở Saudi Arabia và thấy chúng trình tự giống với con người lập trình tự trước đó cô lập. Một số cá thể lạc đà cũng đã được tìm thấy có nhiều hơn một biến thể di truyền trong vòm mũi họng của chúng.

Chú thích sửa

  1. ^ Wang C, Horby PW, Hayden FG, Gao GF (tháng 2 năm 2020). “A novel coronavirus outbreak of global health concern”. Lancet. 395 (10223): 470–473. doi:10.1016/S0140-6736(20)30185-9. PMID 31986257.
  2. ^ Lau EH, Hsiung CA, Cowling BJ, Chen CH, Ho LM, Tsang T, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010). “A comparative epidemiologic analysis of SARS in Hong Kong, Beijing and Taiwan”. BMC Infectious Diseases. 10: 50. doi:10.1186/1471-2334-10-50. PMC 2846944. PMID 20205928.
  3. ^ a b “Old age, sepsis tied to poor COVID-19 outcomes, death”. CIDRAP, University of Minnesota. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ Karlberg J, Chong DS, Lai WY (tháng 2 năm 2004). “Do men have a higher case fatality rate of severe acute respiratory syndrome than women do?”. American Journal of Epidemiology. 159 (3): 229–31. doi:10.1093/aje/kwh056. PMID 14742282.
  5. ^ a b “Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003”. World Health Organization. tháng 4 năm 2004.
  6. ^ a b c “COVID-19 Dashboard by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)”. ArcGIS. Đại học Johns Hopkins. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ a b c d e “Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)” (PDF). World Health Organization. tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Oh MD, Park WB, Park SW, Choe PG, Bang JH, Song KH, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2018). “Middle East respiratory syndrome: what we learned from the 2015 outbreak in the Republic of Korea”. The Korean Journal of Internal Medicine. 33 (2): 233–246. doi:10.3904/kjim.2018.031. PMC 5840604. PMID 29506344.
  9. ^ Ñamendys-Silva SA (tháng 3 năm 2020). “Respiratory support for patients with COVID-19 infection”. The Lancet. Respiratory Medicine. doi:10.1016/S2213-2600(20)30110-7. PMID 32145829.
  10. ^ a b Zaki, Ali Mohamed; van Boheemen, Sander; Bestebroer, Theo M.; Osterhaus, Albert D.M.E.; Fouchier, Ron A.M. (ngày 8 tháng 11 năm 2012). “Isolation of a novel coronavirus from a man with pneumonia in Saudi Arabia” (PDF). New England Journal of Medicine. 367 (19): 1814–20. doi:10.1056/NEJMoa1211721. PMID 23075143. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ Doucleef, Michaeleen (ngày 26 tháng 9 năm 2012). “Scientists Go Deep On Genes Of SARS-Like Virus”. NPR. Associated Press. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012.
  12. ^ a b Assiri, Abdullah; và đồng nghiệp (ngày 9 tháng 9 năm 2013). “Epidemiological, demographic, and clinical characteristics of 47 cases of Middle East respiratory syndrome coronavirus disease from Saudi Arabia: a descriptive study”. The Lancet Infectious Diseases. doi:10.1016/S1473-3099(13)70204-4.
  13. ^ Assiri, A.; và đồng nghiệp (ngày 8 tháng 1 năm 2013). “Hospital Outbreak of Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus”. NEJM. doi:10.1056/NEJMoa1306742. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ “Interim Guidance - Clinical management of severe acute respiratory infections when novel coronavirus is suspected: What to do and what not to do” (PDF). WHO. ngày 2 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2014.
  15. ^ Hemida, MG; và đồng nghiệp (ngày 12 tháng 12 năm 2013). “Middle East Respiratory Syndrome (MERS) coronavirus seroprevalence in domestic livestock in Saudi Arabia”. Eurosurveillance. 18 (50).