Hủ tiếu sa tế nai là món ăn đặc trưng được lưu truyền trong cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam nên nó không được phổ biến và nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu gõ hay hủ tiếu mì.[1][2]

Nguồn gốc sửa

Không rõ nguồn gốc món ăn ở đâu, có nhiều người bảo do cộng đồng người Triều Châu, người Hoa ở khu vực Chợ Lớn sáng tạo nên, nhưng cũng có người lại nói rằng món này do người Hoangười Java (ở miền Nam thường gọi là "người Chà Và") kết hợp tạo thành.

Địa điểm sửa

Sài Gòn, món này thường tập trung ở Chợ Lớn, ở những nơi đông người Hoa sinh sống như khu vực quận 5, quận 6, quận 8quận 11.

Đặc điểm sửa

Loại bánh hủ tiếu được sử dụng tương đối giống với loại bánh phở của món phở Việt Nam, chỉ có nước dùng là khác, nước dùng có màu vàng với độ sánh đặc, kết dính nhất định, vị béo cay và có mùi thơm nồng đặc trưng.

Nguyên liệu sửa

Trước tiên, hầm xương bò để lấy nước lèo, sau đó pha sa tế với các nguyên liệu như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang. Tiếp theo, trộn tất cả các nguyên liệu lại và cho vào nước hầm xương, nêm nếm cho vừa vị. Một nguyên liệu không kém phần quan trọng đó là thịt nai, thịt nai có độ dai vừa phải và không quá ngậy mùi như thịt bò sẽ không làm lấn át mùi vị đặc trưng của nước dùng. Để giúp món ăn tăng thêm hương vị và giúp thực khách đỡ ngán thì đầu bếp có thể cho dưa leo thái sợi, giá, ngò gaihúng quế, dọn ra cùng chanh thái lát, nước dấm pha và sa tế để thực khách tự nêm thêm cho phù hợp khẩu vị từng người.

Tham khảo sửa