HD 93385 là tên của một ngôi sao nằm trong một chòm sao phương nam tên là Thuyền Phàm. Với cấp sao biểu kiến là 7,5[1], ta không hề nhìn thấy nó bằng mắt thường, kể cả trong điều kiện thời tiết tốt kết hợp với vùng hoa vu, nơi cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng làm giảm tầm nhìn). Giá trị thị sai của nó đo được là 23,70 mas, tương đương với khoảng cách vật lí của nó với mặt trời là 138 năm ánh sáng[2].

Nó là một ngôi sao nằm trong dãy chính với loại quang phổ là G2/G3 V[3]. Những đặc tính vật lí của ngôi sao này tương đương với mặt trời, chỉ là nó to lớn mặt trời một chút. Khối lượng của nó là 107% khối lượng mặt trời[4], bán kính chỉ bằng 117% bán kính mặt trời và phát ra năng lượng hay tỏa ra ánh sáng gấp 142% khi so sánh với mặt trời. Tỉ lệ các nguyên tố khác với hydroheli (hay chính là [[độ kim loại) của ngôi sao này cũng gần như là bằng mặt trời[5]. Các hoạt động diễn ra trên bề mặt của nó hầu như là không diễn ra.[4]

Nó có hai hành tinh giống như là siêu Trái Đất quay quanh nó[6]. Cái đầu tiên là nặng gấp 8,3 lần khối lượng Trái Đất và có chu kì là 13,186 ngày. Còn cái thứ hai thì có khối lượng gấp 10,1 lần Trái Đất với chu kì là 46,025 ngày[7]. Bên cạnh đó, một ngôi sao đồng hành về mặt vật lí cũng có ở đó với góc phân tác là 10,32" dọc theo góc vị trí là 288 độ. Nó có khối lượng khoảng bằng 45% khối lượng mặt trời.[8]

Dữ liệu hiện tại sửa

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Hệ hành tinh HD 93385
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
Ab ≥8.3 M🜨 0.1116± 0.0018 13.186 0.15± 0.11
Ac ≥10.1 M🜨 0.257± 0.0043 46.025± 0.00725 0.24± 0.18

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Høg, E.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2000), “The Tycho-2 catalogue of the 2.5 million brightest stars”, Astronomy and Astrophysics, 355: L27–L30, Bibcode:2000A&A...355L..27H, doi:10.1888/0333750888/2862.
  2. ^ a b c d van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  3. ^ a b Houk, Nancy (1979), Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars, 1, Ann Arbor, Michigan: Department of Astronomy, University of Michigan, Bibcode:1978mcts.book.....H.
  4. ^ a b Lubin, Dan; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2012), “Frequency of Maunder Minimum Events in Solar-type Stars Inferred from Activity and Metallicity Observations”, The Astrophysical Journal Letters, 747 (2): L32, Bibcode:2012ApJ...747L..32L, doi:10.1088/2041-8205/747/2/L32.
  5. ^ Ghezzi, L.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2010), “Stellar Parameters and Metallicities of Stars Hosting Jovian and Neptunian Mass Planets: A Possible Dependence of Planetary Mass on Metallicity”, The Astrophysical Journal, 720 (2): 1290–1302, arXiv:1007.2681, Bibcode:2010ApJ...720.1290G, doi:10.1088/0004-637X/720/2/1290.
  6. ^ González Hernández, J. I.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2013), “Searching for the signatures of terrestrial planets in F-, G-type main-sequence stars”, Astronomy & Astrophysics, 552: A6, arXiv:1301.2109, Bibcode:2013A&A...552A...6G, doi:10.1051/0004-6361/201220165.
  7. ^ Zolotukhin, Ivan, “Catalog”, The Extrasolar Planet Encyclopedia, truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  8. ^ Tokovinin, Andrei (tháng 2 năm 2011), “Low-mass Visual Companions to Nearby G-dwarfs”, The Astronomical Journal, 141 (2): 52, arXiv:1011.2051, Bibcode:2011AJ....141...52T, doi:10.1088/0004-6256/141/2/52.
  9. ^ Valenti, Jeff A.; Fischer, Debra A. (tháng 7 năm 2005), “Spectroscopic Properties of Cool Stars (SPOCS). I. 1040 F, G, and K Dwarfs from Keck, Lick, and AAT Planet Search Programs”, The Astrophysical Journal Supplement Series, 159 (1): 141–166, Bibcode:2005ApJS..159..141V, doi:10.1086/430500.