Hans-Georg Gadamer (tiếng Đức: [ˈɡaːdamɐ]; 11 tháng 2 năm 1900 – 13 tháng 3 năm 2002) là nhà triết gia Đức. Gadamer sinh tại Marburg, Đức,[3] con trai của Johannes Gadamer (1867–1928)[4] giáo sư hóa dược, người sau này làm hiệu trưởng của Đại học Marburg.

Hans-Georg Gadamer
Wassili Lepanto and Hans-Georg Gadamer, c. 2000
Sinh(1900-02-11)11 tháng 2, 1900
Marburg, German Empire
Mất13 tháng 3, 2002(2002-03-13) (102 tuổi)
Heidelberg, Đức
Trường lớpĐại học Breslau
Đại học Marburg (PhD, 1922)
Thời kỳTriết học thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Trường phái
Tổ chứcĐại học Marburg (1928–1938)
Đại học Leipzig (1938–1948)
Đại học Goethe Frankfurt (1948–1949)
Đại học Heidelberg (1949–2002)
Đối tượng chính
Tư tưởng nổi bật

H.G. Gadamer là trung tâm của một số sự kiện lịch sử đen tối nhất, phức tạp nhất trong thế kỷ XX. Ông đã chọn ở lại nước Đức vào những năm 1930, không ủng hộ cũng không chủ động chống lại Hitler; thay vào đó là đàm phán một vị trí phi chính trị cho phép ông được tiếp tục công việc triết học của mình.[5]

Năm 1929, Gadamer làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Martin Heidegger – một triết gia có nhiều ảnh hưởng đến cách nghĩ và sự nghiệp của Gadamer. Khác với Heidegger, Gadamer chưa bao giờ gia nhập đảng Quốc xã. Mặt khác ông ấy cũng chưa từng đăng lính, có lẽ do căn bệnh bại liệt mắc phải từ thời sinh viên.

Gadamer từng dạy trong thời gian ngắn tại Đại học Kiel vào năm 1934, sau này là một trong những căn cứ địa của đảng Quốc xã. Đến năm 1937, ông trở thành giáo sư ở Marburg, và hai năm sau là giáo sư ở Leipzig. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Leipzig thuộc Đông Đức và những người Soviet cử ông làm hiệu trưởng trường Đại học Leipzig. Vào năm 1947, Gadamer đi sang Tây Đức, làm việc ở Frankfurt. Từ năm 1949, ông sống tại Heidelberg đến cuối đời và không lập gia đình.[6] Vào những năm 1960-1970, giữa ông và Jürgen Habermas đã nổ ra những cuộc tranh luận nổi tiếng về truyền thống lịch sử, quyền lực văn hóa so với giác ngộ, sự giải phóng và ý thức hệ.[7][8] Gadamer cũng từng tranh luận với Jacques Derrida.[9]

Chú thích sửa

  1. ^ Jeff Malpas, Hans-Helmuth Gande (eds.), The Routledge Companion to Hermeneutics, Routledge, 2014, p. 259; Trần Văn Đoàn, Thông Diễn Học Và Khoa Học Xã Hội Nhân Văn. Ch V, Thông Diễn Học Hữu Sinh Tính của Martin Heidegger (Ontological Hermeneutics), ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004. http://vntaiwan.catholic.org.tw/thongdien/thongdien5-1.htm
  2. ^ Hans-Georg Gadamer, "Towards a phenomenology of ritual and language", in Lawrence Kennedy Schmidt (ed.), Language and Linguisticality in Gadamer's Hermeneutics, Lexington Books, 2000, p. 30; James Hans, "Hans-Georg Gadamer and Hermeneutic Phenomenology," Philosophy Today 22 (1978), 3–19.
  3. ^ Grondin 2003, tr. 12.
  4. ^ Grondin 2003, tr. 26, 33.
  5. ^ Grondin, J. and Weinsheimer, J., Hans-Georg Gadamer: A Biography, Yale University Press, 2011. https://books.google.com/books?id=5MELfAEACAAJ
  6. ^ Julian Roberts, Hans-Georg Gadamer, The Guardian, 18 Mar 2002. https://www.theguardian.com/news/2002/mar/18/guardianobituaries.obituaries
  7. ^ Harrington, A., Hermeneutic Dialogue and Social Science, Routledge, 2001. https://doi.org/10.4324/9780203389867
  8. ^ Wallulis, J., The Hermeneutics of Life History: Personal Achievement and History in Gadamer, Habermas, and Erikson, Evanston, IL: Northwestern University Press, 1990, p. 131.
  9. ^ http://www.biographybase.com/biography/Gadamer_Hans_Georg.html