Haplomitriopsida là một lớp rêu tản mới được công nhận có 15 loài được xếp vào 3 chi. Các phân tích nhánh gần đây về nhân tế bào, ti thể và lục lạp xếp chúng là một nhóm đơn ngành và là nhóm cơ sở của tất cả các loài rêu tản khác.[1][2][3][4] Do đó, nhóm này cung cấp một cái nhìn độc đáo về tiến hóa thời kỳ đầu của Rêu tản nói riêng và thực vật trên cạn nói chung.

Haplomitriopsida
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Marchantiophyta
Lớp (class)Haplomitriopsida
Stotler & Stotl.-Crand.
Các bộ và họ
Danh pháp đồng nghĩa
Treubiopsida

Phân loại sửa

Lớp Haplomitriopsida bao gồm 2 bộ, mỗi bộ có một họ. Nhóm này có tổng cộng 15 loài, được xếp vào 3 chi. Chi thứ 4, Gessella, được biết là các hóa thạch từ kỷ Permi. Thứ tự phân loại như sau::

Hóa thạch Treubiites kidstonii trước đây được so sánh với chi còn sinh tồn Treubia. Tuy nhiên, theo việc xem xét lại về vật chất, mẫu vật được xác định là giống với Blasia và không giống một chút nào với Treubia như những suy nghĩ trước đây.[5] Theo đó, Treubiites hiện được xếp vào bộ Blasiales thay vì Haplomitriopsida.

Tham khảo sửa

  1. ^ Heinrichs, Jochen; S. Robbert Gradstein; Rosemary Wilson; Harald Schneider (2005). “Towards a natural classification of liverworts (Marchantiophyta) based on the chloroplast gene rbcL”. Cryptogamie Bryologie. 26 (2): 131–150.
  2. ^ He-Nygrén, Xiaolan; Aino Juslén; Inkeri Ahonen; David Glenny; Sinikka Piippo (2006). “Illuminating the evolutionary history of liverworts (Marchantiophyta)—towards a natural classification”. Cladistics. 22 (1): 1–31. doi:10.1111/j.1096-0031.2006.00089.x.
  3. ^ Laura L. Forrest & Christine E. Davis, David G. Long, Barbara J. Crandall-Stotler, Alexandra Clark & Michelle L. Hollingsworth (2006). “Unraveling the evolutionary history of the liverworts (Marchantiophyta): multiple taxa, genomes and analyses”. The Bryologist. 109 (3): 303–334. doi:10.1639/0007-2745(2006)109[303:UTEHOT]2.0.CO;2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Renzaglia, Karen S.; Scott Schuette; R. Joel Duff; Roberto Ligrone; A. Jonathan Shaw; Brent D. Mishler; Jeffrey G. Duckett (2007). “Bryophyte phylogeny: Advancing the molecular and morphological frontiers”. The Bryologist. 110 (2): 179–213. doi:10.1639/0007-2745(2007)110[179:BPATMA]2.0.CO;2.
  5. ^ Schuster, Rudolf M. (1992). The Hepaticae and Anthocerotae of North America . Chicago, Ill.: Field Museum of Natural History. tr. 527. ISBN 0-914868-20-9.

Liên kết ngoài sửa