Helen (thần thoại)

(Đổi hướng từ Helen của Troy)

Trong thần thoại Hy Lạp, Helen (tiếng Hy Lạp: Ἑλένη – Helénē), còn được biết đến là Helen thành Troia, hay Helen xứ Sparta là con gái của thần ZeusLeda, chị em của Pollux - con thần Zeus - CastorClytemnestra - con vua Tyndareus. Trong thần thoại Hy Lạp, cô được xem là người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới với mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi má ửng đỏ, đôi môi nồng nàn màu mận chín, làn da trắng sứ tỏa ánh sáng lung linh mờ ảo và một giọng nói đầy mê hoặc. Danh tiếng của cô lớn đến nỗi không một người đàn ông trần tục hay vị thần nào mà không biết đến và muốn có được cô. Cô là vương hậu Laconia, một địa phận trong Hy Lạp, với tư cách là vợ của Menelaus. Cô đã từng Theseus - một người anh hùng nổi tiếng Hy Lạp bắt cóc. Eros đã bắn một mũi tên vào ngực cô, khiến cô yêu Paris và theo anh về thành Troy. Việc cô bị Paris bắt cóc đã dẫn đến chiến tranh thành Troy kéo dài hơn mười năm. Sau cuộc chiến, cô được Melenaus đưa về Sparta.

Helen
Nữ hoàng Sparta
Thành viên của Troy
Menelaus đoạt lại Helen. Bình cổ, k. 550 TCN
Nơi ngự trịSparta (Laconia, Hy Lạp ngày nay)
Troia (Hisarlik, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay)
Thông tin cá nhân
Cha mẹZeusLeda hoặc Nemesis[1]
Anh chị emPolydeuces (cùng cha và mẹ)
Clytemnestra, Castor, Timandra, Phoebe, Philonoe (khác cha hoặc mẹ)
Phối ngẫuMenelaus, Paris, Deiphobus
Hậu duệHermione, Nicostratus, Megapenthes, Pleisthenes (với Menelaos)
Bunomus, Aganus, Idaeus, Helen (với Paris)
Helen và Menelaus: Menelaus định chém vào ngực Helen nhưng bị bất ngờ bởi vẻ đẹp của Helen nên đã rơi kiếm. Eros (đang bay) và Aphrodite (bên trái) đang chứng kiến cảnh tượng. Chi tiết trên một chiếc bình đỏ Attic, c. 450–440 TCN, Bảo tàng Louvre, Paris

Xuất xứ tên gọi

sửa

Nguồn gốc cái tên Helen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các sử gia. Georg Curtius đã liên hệ Helen (Ἑλένη) với Mặt trăng (Selene; Σελήνη). Còn Émile Boisacq nhận định cái tên Helen có nguồn gốc từ ἑλένη nghĩa là cái đuốc[2]. Một số nhận định rằng từ λ trong Ἑλένη có liên hệ tới nguồn gốc của chữ Venus. Linda Lee Clader cho rằng tất cả những kiến giải trên đều không thỏa mãn[3].

Điện ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cypria
  2. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert (1940). A Greek-English Lexicon. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ Clader, Helen, 63–64; Skutsch, Helen, 191

Liên kết ngoài

sửa