Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu

Hoàng hậu Đại Thanh
(Đổi hướng từ Hiếu Huệ Chương hoàng hậu)

Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 孝惠章皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡶᡠᠯᡝᡥᡠᠨ
ᡝᠯᡩᡝᠮᠪᡠᡥᡝ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga fulehun eldembuhe hūwangheo, Abkai: hiyouxungga fulehun eldembuhe hvwangheu, 5 tháng 11 năm 1641 - 7 tháng 1 năm 1718), Thanh Thế Tổ Kế hậu (清世祖继后) hay còn gọi Nhân Hiến Hoàng thái hậu (仁憲皇太后), là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là Đích mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế[1].

Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu
孝惠章皇后
Thuận Trị Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị15 tháng 6 năm 1654
- 7 tháng 1 năm 1661
Đăng quang16 tháng 6 năm 1654
Tiền nhiệmPhế hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
Kế nhiệmHiếu Thành Nhân Hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị3 tháng 10 năm 1661
- 6 tháng 12 năm 1717
(Tại vị cùng Từ Hòa Hoàng thái hậu)
Đăng quang3 tháng 10 năm 1661
Tiền nhiệmHiếu Trang Hoàng thái hậu
Kế nhiệmNhân Thọ Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1641-11-05)5 tháng 11, 1641
Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ
Mất7 tháng 1, 1718(1718-01-07) (76 tuổi)
Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành
An tángHiếu Đông lăng (孝東陵)
Phối ngẫuThanh Thế Tổ
Thuận Trị Hoàng đế
Tên đầy đủ
Bác Nhĩ Tế Cát Đặc·A Lạp Thản Kì Kì Các
(博爾濟吉特·阿拉坦琪琪格)
Tôn hiệu
Nhân Hiến Khác Thuận Thành Huệ Thuần Thục Đoan Hi Hoàng thái hậu
(仁憲恪順誠惠純淑端禧皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Huệ Nhân Hiến Đoan Ý Từ Thục Cung An Thuần Đức Thuận Thiên Dực Thánh Chương Hoàng hậu
(孝惠仁憲端懿慈淑恭安純德順天翼聖章皇后)
Thân phụXước Nhĩ Tế
Thân mẫuÁi Tân Giác La thị

Kế vị Hoàng hậu năm 14 tuổi, bà chứng kiến sự sủng ái của phu quân đối với sủng phi Đổng Ngạc thị, người trở thành Hoàng quý phi đầu tiên của nhà Thanh. Năm Thuận Trị thứ 15 (1658), bà bị Thuận Trị Đế trách cứ không tận hiếu đạo với Hiếu Trang Hoàng thái hậu, thậm chí chuẩn bị nghị phế như người tiền nhiệm là Phế hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Nhờ Hoàng thái hậu bảo vệ, bà được bảo toàn vị trí. Trong suốt triều dài hơn 300 năm, bà là vị Hoàng thái hậu có thời gian tại vị cao nhất Hậu cung nhà Thanh, với thời gian tại vị 57 năm.

Xét trong lịch sử Trung Quốc, Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu là người tại ngôi Hoàng thái hậu lâu nhất, hơn cả Hiếu Nguyên Hoàng thái hậu Vương Chính Quân của nhà Hán (thời gian 54 năm). Cùng với thời gian ở ngôi Hoàng hậu, Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu đã tại vị tối cao trong Hậu cung nhà Thanh tổng cộng 64 năm, lâu hơn bất kỳ vị Quốc mẫu nào trong toàn bộ lịch sử của triều Thanh cũng như Trung Quốc.

Thân thế sửa

 
Cận chân dung Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị

Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu sinh ngày 3 tháng 10 (ÂL) năm Sùng Đức thứ 6 (1641), xuất thân từ dòng họ nổi tiếng Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, hay còn được phiên thành Bác Nhĩ Tế Cẩm (博尔济锦). Gia tộc của bà là bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm của Mông Cổ, một bộ tộc nổi tiếng vào thời điểm ấy. Dòng họ này là một dòng dõi hoàng tộc, vua chúa của người Mông Cổ[2]. Theo vai vế gia tộc thì nhà của bà thuộc cánh tả Trát Tát Khắc của Khoa Nhĩ Thấm, tức thuộc về hệ thống Mông Cổ Minh kỳ thời nhà Thanh[3].

Tằng tổ phụ của Hoàng hậu là Trung Thân vương Trại Tang (寨桑), vị Bối lặc của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm. Trại Tang có nhiều người con với vợ cả, gồm Trác Lễ Khác Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện (吴克善), Cố Sơn Bối tử Sát Hãn (察罕), Đạt Nhĩ Hán Ba Đồ Lỗ Thân vương Mãn Châu Tập Lễ (滿珠習禮), Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phiHiếu Trang Hoàng thái hậu. Vị Bối tử Sát Hãn, em trai Ngô Khắc Thiện, anh trai của Mãn Châu Tập Lễ, Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi và Hiếu Trang Thái hậu, chính là tổ phụ của bà.

Thân phụ của Hoàng hậu là Xước Nhĩ Tế (綽爾濟), con trai của Sát Hãn, được phong tước vị [Trấn Quốc công; 鎮國公] của Khoa Nhĩ Thẩm bộ, về sau khi Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu trở thành Thái hậu mà ông cũng được gia tặng lên làm Bối lặc. Thân mẫu của bà là Ái Tân Giác La thị, con gái của Nhiêu Dư Mẫn Quận vương A Ba Thái - con trai thứ 7 của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Theo vai vế gia tộc, Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu là cháu gọi Hiếu Trang Hoàng thái hậu bằng cô tổ mẫu; gọi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc phế hậu bằng cô; gọi Thuận Trị Đế vừa bằng chú, vừa bằng dượng vì Thuận Trị Đế là đường đệ của cha, cũng là phu quân của cô bà.

Ngoài ra bà còn có người anh trai là Ngạc Tập Nhĩ (鄂緝爾), kế thừa tước vị Bối lặc; anh thứ Nạp Mục Tề (纳穆齐); anh ba là Nặc Mộc Đức Lực Cách Nhật Lỗ Tề Cách (诺木德力格日鲁齐格), anh thứ 4 là Ngạch Nhĩ Đức Ni (额尔德尼), tất cả đều là anh ruột cùng mẹ của bà. Ngoài ra, Xước Nhĩ Tế còn thêm con trai thứ 5 Tất Lực Căn Đạt Lai (必力根达来), con trai thứ 6 Mạc Nhật Căn Tất Lực Thổ Cách (莫日根必力吐格) cùng con trai thứ 7 Ngao Đặc Căn Đạt Lai (敖特根达来) đều là do Trắc Phúc tấn sinh ra. Trong gia đình, Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu là con gái thứ ba của Xước Nhĩ Tế, chị gái cả của bà trở thành Đích Phúc tấn cho Giản Thuần Thân vương Tế Độ, đường huynh của Thuận Trị Đế; chị thứ lấy cháu nội của A Ba Thái; em gái thứ 4 là Thục Huệ phi, một phi tần khác của Thuận Trị Đế. Ngoài ra bà còn một người em gái út, cũng lấy một cháu nội khác của A Ba Thái.

Như vậy có thể nhìn ra, một chi gia hệ của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu không cao lắm trong hệ thống gia tộc Khoa Nhĩ Thấm, nhưng có liên quan chặt chẽ với hoàng thất Ái Tân Giác La, đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến bà được chọn làm Kế Hoàng hậu cho Thuận Trị Đế. Sau thời Thuận Trị, các Hoàng đế nhà Thanh không còn duy trì hôn nhân với tầng lớp Mông Cổ Minh kỳ bằng việc cưới con gái của họ làm vợ nữa. Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu cũng là Hoàng hậu cuối cùng của triều Thanh xuất thân từ Mông Cổ Minh kỳ.

Hoàng hậu Đại Thanh sửa

Nhập cung lập Hậu sửa

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), tháng 8, Thuận Trị Đế phế truất ngôi vị Hoàng hậu của Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, giáng làm [Tĩnh phi].

Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), tháng 5, để tiếp tục việc Mãn - Mông liên hôn, cháu gái Thuận Trị Đế và Phế hậu là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị phụng chỉ nhập cung, dựa theo phân bố Hậu cung nhà Thanh khi ấy thì bà được đãi hàng Phi, ngang cấp với Phế hậu Tĩnh phi. Một tháng sau, ngày 16 tháng 6, Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị chính thức được lập làm Kế hậu. Chiếu cáo thiên hạ[4]. Năm ấy, Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị chỉ mới 14 tuổi.

Sách văn viết:

Hoàn toàn thất sủng sửa

Theo đánh giá đương thời, Tân Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị tuổi trẻ xinh đẹp, kém Thuận Trị Đế 3 tuổi, nhưng do quá thật thà, không giỏi nhún nhường lấy lòng Hoàng đế, nên rốt cuộc bà cũng không chiếm được cảm tình của Thuận Trị Đế, cũng giống hoàn cảnh của Phế Hoàng hậu cùng họ lúc trước.

Năm Thuận Trị thứ 13 (1656), tháng 8, Đổng Ngạc thị, con gái đại thần Ngạc Thạc (鄂碩) vừa tiến cung đã được Hoàng đế chuyên sủng, sách phong Hiền phi (賢妃). Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị do đó hoàn toàn bị thất sủng. Không lâu sau, Thuận Trị Đế tấn phong Hiền phi thành Hoàng quý phi, danh vị chỉ dưới một mình Hoàng hậu. Hoàng đế tổ chức lễ sách phong long trọng, đại xá thiên hạ, trước giờ chưa từng có trong điển lệ của triều Thanh.

Năm Thuận Trị thứ 15 (1658), tháng giêng, nhân lúc Hiếu Trang Hoàng thái hậu không khỏe, Hoàng đế chớp lấy cơ hội ra chỉ trách cứ Hoàng hậu bất cẩn hầu hạ, trước giữ vị hiệu Hoàng hậu cùng Sách bảo của Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nhưng bãi bỏ việc dâng Tiên chúc mừng theo nghi thức trong các dịp lễ lớn, còn sau đó nghị luận cùng các Nghị chính Vương đại thần về việc phế truất. Tiên, chữ Hán là [箋], là một loại tấu văn mà quan viên dùng để dâng lên Hoàng hậu hoặc Hoàng thái hậu trong các dịp trọng đại nhất, chủ yếu là Tam đại tiết (Nguyên Đán, Đông chí, Vạn thọ), có thể thấy việc Thuận Trị Đế hủy bỏ việc chính đáng này dành cho Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị tuy không nghiêm trọng bằng tước đi vị hiệu hoặc Sách bảo, nhưng cũng tỏ thái độ khá gay gắt của Hoàng đế dành cho bà. Tháng 3 cùng năm, Hoàng thái hậu phái Giản Thân vương Tế Độ truyền chỉ dụ, biện minh sức khỏe của bản thân vẫn an hòa, chính thức đình chỉ quá trình phế hậu đang rục rịch. Vì vậy sự việc không thành, Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị được khôi phục lệ tiến Tiên tấu mừng[6][7][8].

Đạo chỉ dụ tước sách bảo năm ấy:

  • [諭禮部。朕惟皇后表正宮闈。孝敬為先。凡委曲盡禮。佐朕承歡聖母。此內職之常也。昨者皇太后聖體違和。朕朝夕侍奉。食息靡遑。皇后身為子婦。平時恪恭定省。原屬敬勤無失。且承皇太后篤愛、恩眷殊常。而此番起居問安禮節、殊覺闕然雖蒙聖母慈恩垂諒而於朕孝事之誠、不無有憾向年廢後之舉因與朕不協、故不得已而行之。至今尚歉於懷引為慚德、但孝道所關重大子婦之禮昭垂內則。非可偶違。茲將皇后位號及冊、寶照舊外、其應進中宮箋奏等項暫行停止。著議政王、貝勒大臣、九卿、詹事科、道會同議奏]
  • Dụ Lễ bộ: Trẫm đặt chức vị Hoàng hậu, là để biểu chính cung vi, cũng là để cái đức hiếu là tiên quyết. Là Hoàng hậu, tức phải khôn khéo tẫn lễ, giúp Trẫm làm vui lòng Thánh mẫu, đấy cũng là việc thường tình của nội chức. Bỗng nay, Hoàng thái hậu thân thể không khỏe, Trẫm sớm chiều phụng an, ăn cơm nghỉ ngơi dần biến chuyển. Hoàng hậu thân là con dâu, ngày thường luôn khác cung định tỉnh, kính cẩn không sai lễ, lại được Hoàng thái hậu yêu quý vô bờ, luôn được bảo bọc yêu chiều. Mà đến nay lễ tiết vấn an sai lệch, tội này là to lắm. May mắn Thánh mẫu luôn hiểu nỗi hiếu đạo của Trẫm, tuy rằng không vui với hành động Phế hậu năm nào, nhưng cũng do Trẫm và Phế hậu không thể hòa thuận, bất đắc dĩ mà thôi. Nay tuy việc lục đục trong nội cung là thẹn đức, nhưng bậc con dâu là phải lấy hiếu đạo làm đầu, để còn làm biểu suất cho nội tắc, không thể làm trái. Nay duy danh vị Hoàng hậu cùng Sách bảo giữ như cũ, còn việc dâng Tiên từ bên ngoài đến Trung cung tạm thời đình chỉ. Các Nghị Chính vương, Bối lặc đại thần, Cửu khanh cùng Chiêm Sự khoa cùng nghị sự.

Năm Thuận Trị thứ 17 (1660), ngày 23 tháng 9 (ÂL), sau cái chết của Hoàng tứ tử Vinh Thân vương, Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị lâm bệnh qua đời. Thuận Trị Đế ra chiếu dụ truy phong Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu, thụy hiệu là [Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu; 孝獻端敬皇后].

Đây là hành động gây tranh cãi của Thuận Trị Đế, bởi lẽ khi đó Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị vẫn còn đang tại vị, việc truy phong sủng phi làm Hoàng hậu, cơ bản cho thấy Thuận Trị Đế thật sự vô tình, xem vị Hoàng hậu của mình như đã chết rồi. Không chỉ như vậy, Thuận Trị Đế vào tết Nguyên Đán sang năm, ra chỉ dụ đình chỉ lễ Khánh hạ, lại còn lấy lý do Hoàng hậu nhiều năm chưa từng đảm đương việc triều yết Từ Ninh cung mà lệnh cho Lễ bộ miễn liệt kê các lễ cần tiến hành khấu bái của Hoàng hậu, tức là miễn cho các Ngoại mệnh phụ từ nay về sau không cần phải vào hành lễ với Hoàng hậu trong bất kỳ dịp lễ nào nữa[9]. Có thể thấy, nếu Thuận Trị Đế sống thọ thêm một chút nữa, thì việc phế truất năm xưa rất có thể tái diễn đối với bà.

Hoàng thái hậu Đại Thanh sửa

Thượng tôn huy hiệu sửa

Năm Thuận Trị thứ 18 (1661), ngày 7 tháng 1 (tức ngày 5 tháng 2 dương lịch), Thuận Trị Đế băng hà. Hoàng tam tử Huyền Diệp đăng cơ, tức [Khang Hi Đế].

Tân Hoàng đế đăng cơ, theo quy tắc tôn Đích mẫu Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị là [Mẫu hậu Hoàng thái hậu; 母后皇后], tôn sinh mẫu Đông thị làm [Thánh Mẫu; 聖母]. Đến ngày 3 tháng 10, sau khi đặt định huy hiệu, Khang Hi Đế suất chư quần thần, dâng tôn Mẫu hậu Hoàng hậu huy hiệu là Nhân Hiến Hoàng thái hậu (仁憲皇太后)[10][11].

Sách tôn viết:

Hoàng đế kính phụng sửa

 
Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu lúc về già

Năm Khang Hi thứ 4 (1665), ngày 9 tháng 9, Khang Hi Đế đại hôn, tấn lập Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, do đó xưng tôn thêm huy hiệu cho Chiêu Thánh Thái hoàng Thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu[12]. Bà được dâng thêm hai chữ [Khác Thuận; 恪順], toàn xưng Nhân Hiến Khác Thuận Hoàng thái hậu (仁憲恪順皇太后)[13][14]. Thời gian này trở về sau, bà thường được Khang Hi Đế tôn gọi là [Thánh mẫu Nhân Hiến Hoàng thái hậu; 聖母仁憲皇太后].

Tiếp theo đó, Nhân Hiến Hoàng thái hậu được dâng thêm huy hiệu qua các đợt để tỏ hiếu thuận. Năm Khang Hi thứ 6 (1668), tôn thêm hai chữ Thành Huệ (誠惠)[15][16]. Năm thứ 15 (1677), nhân dịp chọn lập Đích tử Dận Nhưng làm Thái tử, tôn thêm hai chữ Thuần Thục (純淑)[17][18][19]. Năm thứ 20 (1681), nhân dịp bình định Ngô Tam Quế, lại dâng thêm hai chữ Đoan Hi (端禧)[20][21]. Như vậy, huy hiệu đầy đủ của bà là Nhân Hiến Khác Thuận Thành Huệ Thuần Thục Đoan Hi Hoàng thái hậu (仁憲恪順誠惠純淑端禧皇太后).

Năm Khang Hi thứ 26 (1688), Chiêu Thánh Thái hoàng Thái hậu băng hà. Trước đó, mối quan hệ giữa Khang Hi Đế và Đích mẫu Nhân Hiến Hoàng thái hậu chỉ là quan hệ trên danh nghĩa, thậm chí có phần dè dặt sau khi mẹ đẻ của Khang Hi Đế là Từ Hòa Hoàng thái hậu băng thệ. Chính vào thời khắc Thái hoàng Thái hậu băng thệ, Hoàng đế và Thái hậu nhất loạt bi ai, chu đáo tang nghi cho Đại Hành Thái hoàng thái hậu. Từ đó trở đi, Khang Hi Đế thường xuyên đến vấn an Nhân Hiến Hoàng thái hậu hơn, dần dà tình mẫu tử giữa hai người vô cùng bền chặt.

Năm Khang Hi thứ 28 (1690), Khang Hi Đế tu kiến Ninh Thọ cung, đích thân dẫn quần thần làm lễ, mời Thái hậu ngự cung mới. Vào các đợt Bắc tuần, Nam tuần, Khang Hi Đế đều bồi Thái hậu cùng ngự dự, các vật phẩm tươi ngon, mới lạ nhất đều dâng lên Thái hậu trước. Tuy vậy, Thái hậu là người cần kiệm, khuyến Hoàng đế ít tổ chức tiệc tùng, các tiệc mừng thọ của Thái hậu cũng vì thế mà bớt xa hoa.

Năm Khang Hi thứ 35 (1696), Khang Hi Đế Bắc tuần, vừa lúc gặp sinh thần của Hoàng thái hậu, phụng thư xưng chúc, Thái hậu cũng sai người đưa áo ấm cho Hoàng đế. Khang Hi Đế do thấy sông chưa đóng băng nên chưa tiện mặc, nhưng vẫn vui vẻ dâng thư đáp lại rằng khi trời lạnh sẽ mặc[22]. Bên cạnh đó, Hoàng đế sai đem hoa quả, thổ sản địa phương đến cung của Thái hậu, mệnh Tổng quản Thái giám chế biến để dâng cho Thái hậu dùng. Năm thứ 38 (1699), Khang Hi Đế Nam tuần, tiếp tục đích thân phụng giá Thái hậu đồng hành. Năm thứ 40 (1701), đại thọ thứ 60 của Hoàng thái hậu, Khang Hi Đế tổ chức đại lễ mừng tuy không xa hoa nhưng long trọng, đích thân uống rượu viết thơ dâng lên Thái hậu[23][24].

Quay về cố hương sửa

Năm Khang Hi thứ 37 (1698), ngày 29 tháng 7, Khang Hi Đế phụng Hoàng thái hậu đi tuần bên ngoài, cùng đi có Hoàng trưởng tử Dận Thì, Hoàng tam tử Dận Chỉ, Hoàng ngũ tử Dận Kì, Hoàng thất tử Dận Hựu, Hoàng cửu tử Dận Đường, Hoàng thập tử Dận Ngã, Hoàng thập tam tử Dận Tường cùng các vương công đại thần. Bọn họ thông qua Thừa Đức tiến vào thảo nguyên của Khoa Nhĩ Thấm bộ. Đây là lần đầu tiên, sau 40 năm li biệt, Nhân Hiến Hoàng thái hậu lại có thể trở về thảo nguyên cố hương.

Tháng 8, đến Khách Lạt Thẩm (喀喇沁) bộ tộc, dừng chân ở phủ đệ của Hoàng ngũ nữ, Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa. Tháng 9, Nhân Hiến Hoàng thái hậu chính thức bước đến thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm bộ, dừng chân ở phủ đệ của Thuần Hi Công chúa, con gái nuôi của Khang Hi Đế, cũng chính là con ruột của Cung Thân vương Thường Ninh.

Tại Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ các bộ vương công đều tiến đến triều kiến bái yết, có Ông Ngưu Đặc (翁牛特), Ngao Hán (敖汉), Nại Mạn (奈曼), A Lộc Khoa Nhĩ Thấm (阿禄科尔沁), Quách Nhĩ La Tư (郭尔罗斯), Khách Nhĩ Khách (喀尔喀), Khách Lạt Thấm cùng Thổ Mặc Đặc (土默特). Khang Hi Đế ban thưởng, lại mở yến tiệc trịnh trọng, điều này có ghi trong bài thơ 《Chí Khuếch Nhĩ Thấm bộ lạc dữ chúng Mông Cổ yến》 (至廓尔沁部落与众蒙古宴): 「Đại dã chi hoàng ác, Trường diên tạ hoàng sa. Ân cao tuyên tắc hạ, Bộ lạc liệt sơn a. Pháp tửu triêm nhân túy, Chuy ngưu hưởng chúng đa. Đề huề giai phụ trĩ, Thiên trướng động hoan ca」[25].

Sau đó, Khang Hi Đế tùy Thái hậu vào Thẩm Dương, Thịnh Kinh, bái tế tổ lăng Vĩnh lăng (陵永), cùng các lăng Phúc lăng (福永; lăng của Thanh Thái Tổ) và Chiêu lăng (lăng của Thanh Thái Tông). Ngày 13 tháng 11, đoàn người trở về Bắc Kinh.

Băng thệ sửa

Năm Khang Hi thứ 56 (1717), tháng 12 ÂL, Hoàng thái hậu bệnh nặng, Khang Hi Đế bận việc phế Thái tử Dận Nhưng nhưng vẫn lập tức đến Ninh Thọ cung hầu thuốc. Khi Thái hậu hôn mê, bà vô tri vô giác cầm tay Hoàng đế mà không nói được. Khang Hi Đế phủ phục nói:“Mẫu hậu, thần tại đây”"[26]. Ngày 6 tháng 12 (ÂL), giờ Dậu, Nhân Hiến Hoàng thái hậu giá băng tại Ninh Thọ cung, thọ 78 tuổi. Khang Hi Đế bi ai cái chết của đích mẫu, dùng nghi lễ Cát biện (割辮; nghĩa là cắt tóc đuôi sam), vốn chỉ dùng cho tang lễ của Hoàng đế để an táng cho Đại Hành Hoàng thái hậu.

Năm Khang Hi thứ 57 (1718), ngày 12 tháng 3, Khang Hi Đế làm thượng tôn Đại Hành Hoàng thái hậu thụy hiệu, đặt định là [Hiếu Huệ; 孝惠], đầy đủ là Hiếu Huệ Nhân Hiến Đoan Ý Thuần Đức Thuận Thiên Dực Thánh Chương Hoàng hậu (孝惠仁憲端懿純德順天翼聖章皇后). Sang ngày 16 tháng 12, làm lễ dâng thần vị lên Thái Miếu. Chiếu cáo thiên hạ[27].

Sách văn viết:

Khi đó, Khang Hi Đế vì chuyện Phế Thái tử mà suy kiệt, bản thân Hoàng đế cũng lớn tuổi, nên các đại thần Mãn - Hán đều khuyên Hoàng đế bớt bi thương, ý muốn nói Hoàng đế đừng nên vì Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu mà đích thân tế bái quá nhiều, nhưng rốt cuộc Hoàng đế vẫn tự mình làm hết các lễ tế của Mẫu hậu, có thể thấy Khang Hi Đế đối với Đích mẫu thật tâm hiếu thuận. Theo ý chỉ của Hoàng đế, lấy thần vị của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu cùng Hiếu Khang Chương Hoàng hậu đồng tôn vị ở Thái miếu. Đại học sĩ Vương Thiểm (王掞) tâu: 「"Bệ hạ thánh hiếu, khi trước Thái hoàng thái hậu phụ miếu, không lấy Hiếu Khang hậu lên trên. Nay liệu có lẽ nên để Hiếu Khang hậu lên trên Hiếu Huệ hậu chăng?"」. Khang Hi Đế mắng một hồi vì vốn dĩ Hiếu Huệ Chương hoàng hậu là đích, Hiếu Khang Chương hoàng hậu là thứ, đích - thứ tôn ti khác biệt nên sao có thể để Hiếu Huệ hậu bên dưới được; cuối cùng quyết định đem thần vị Hiếu Huệ hậu lên trên Hiếu Khang hậu.

Tháng 3, ngày Ất Dậu, an táng Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu ở phía Đông của Hiếu lăng (孝陵), gọi là Hiếu Đông lăng (孝東陵). Còn Hiếu Khang Chương Hoàng hậu và Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu nhập táng Hiếu lăng. Nhưng Khang Hi Đế rốt cuộc chỉ tôn Đế thụy [Chương] cho đích mẫu và thân mẫu mà thôi, còn Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu không được xét Đế thụy cũng như bị Khang Hi Đế bỏ tế hiến.

Qua các đời sau, thụy hiệu đầy đủ của bà là: Hiếu Huệ Nhân Hiến Đoan Ý Từ Thục Cung An Thuần Đức Thuận Thiên Dực Thánh Chương Hoàng hậu (孝惠仁憲端懿慈淑恭安純德順天翼聖章皇后)

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Con của bà vợ nhỏ gọi vợ lớn của cha là Đích mẫu, mẫu thân
  2. ^ 《清史稿》孝惠章皇后,博尔济吉特氏,科尔沁贝勒绰尔济女。顺治十一年五月,聘为妃,六月,册为后。贵妃董鄂氏方幸,后又不当上恉。十五年正月,皇太后不豫,上责后礼节疏阙,命停应进中宫笺表,下诸王、贝勒、大臣议行。三月,以皇太后旨,如旧制封进。
  3. ^ Một dạng hệ thống liên minh, lấy các "Kỳ""Minh" làm đơn vị. Biểu hiện của họ là thông thường đều giữ tước Vương với một loạt các tên gọi kiểu Mông Cổ. Và tuy cùng là "Mông Cổ", nhưng họ hoàn toàn khác các Mông Cổ Bát kỳ.
  4. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○是日、頒詔天下。詔曰。帝王膺天顯命、洪敷化理。必肇自宮壼、乃達家國、以訖於萬方。即躬備令德。恆資內助、弼成雍穆。故慎簡厥始。用介有終。所以承宗廟、敦孝養、崇化源、茂本支也。朕祇纘鴻緒。篤敬彞倫。聖母昭聖慈壽恭簡皇太后、深惟內治、期遴懿淑、以襄朕躬。必得賢媛、乃正中宮、俾儀天下。茲欽遵慈命。虔告天地宗廟。於順治十一年六月十六日、冊立科爾沁國鎮國公綽爾濟之女博爾濟錦氏為皇后。惟朕躬暨後、克迪厥德。邦其永孚於休。用紹徽我聖善、遹睦宮庭。乃錫祉於爾多方、丕協熙治布告天下。咸使聞知。
  5. ^ 清实录顺治朝实录 - 卷之八十四: 顺治十一年。甲午。六月。己未朔。河决大王庙。...癸酉。以册立皇后、祭告天地、太庙。遣贝子吴达海、尚书车克、伯索尼、行礼。...甲戌。册立科尔沁国镇国公绰尔济女博尔济锦氏为皇后。册文曰。朕惟两仪作配、后德肇于坤承。百世延禧、王化基于内则。义偕资始。位正安贞。咨尔博尔济锦氏、乃科尔沁国镇国公绰尔济之女。川岳钟祥。睢麟媲美。柔嘉成性、允符天伣之祯。淑慎为仪、式兆月恒之庆。兹仰承懿命。以册宝立尔为皇后。其尚助隆孝养。克叶雝和。茂衍昌炽于本支。共荐馨香于宗庙。钦哉。宝文曰。皇后之宝。...是日、颁诏天下。诏曰。帝王膺天显命、洪敷化理。必肇自宫壸、乃达家国、以讫于万方。即躬备令德。恒资内助、弼成雍穆。故慎简厥始。用介有终。所以承宗庙、敦孝养、崇化源、茂本支也。朕祇缵鸿绪。笃敬彝伦。圣母昭圣慈寿恭简皇太后、深惟内治、期遴懿淑、以襄朕躬。必得贤媛、乃正中宫、俾仪天下。兹钦遵慈命。虔告天地宗庙。于顺治十一年六月十六日、册立科尔沁国镇国公绰尔济之女博尔济锦氏为皇后。惟朕躬暨后、克迪厥德。邦其永孚于休。用绍徽我圣善、遹睦宫庭。乃锡祉于尔多方、丕协熙治布告天下。咸使闻知。
  6. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○諭禮部。朕惟皇后表正宮闈。孝敬為先。凡委曲盡禮。佐朕承歡聖母。此內職之常也。昨者皇太后聖體違和。朕朝夕侍奉。食息靡遑。皇后身為子婦。平時恪恭定省。原屬敬勤無失。且承皇太后篤愛、恩眷殊常。而此番起居問安禮節、殊覺闕然雖蒙聖母慈恩垂諒而於朕孝事之誠、不無有憾向年廢後之舉因與朕不協、故不得已而行之。至今尚歉於懷引為慚德但孝道所關重大子婦之禮昭垂內則。非可偶違茲。將皇后位號及冊寶照舊外。其應進中宮箋奏等項、暫行停止。著議政王、貝勒大臣、九卿、詹事科、道會同議奏
  7. ^ ○甲辰。和碩簡親王濟度等議奏、皇太后聖體違和。皇后有失定省之儀。應欽遵上諭、止存皇后之號。冊寶照舊停其箋奏許之。
  8. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○壬戌。諭禮部前因皇太后聖體違和皇后問安禮節稍疏曾降諭上□日將應進中宮箋表等項、概行停止。當時皇太后聖體甫豫。未及奏聞。今始奏知朕面奏皇太后慈諭。謂朕前日之上□日、篤於事親。道理宜然。但念皇后方在衝齡未嫻禮節且素切眷愛慈諭寬仁敬當遵奉嗣後中宮箋奏等項著照舊封進爾部即行傳知。
  9. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○癸巳。禮部以元旦慶賀禮儀具奏。得上□日、免行慶賀禮。皇後蒙皇太后慈諭。此三四年來、未令朝謁慈寧宮。以後行禮事宜、有關皇后者。不必開列具奏。
  10. ^ 清实录康熙朝实录-卷之七 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 康熙元年。壬寅。八月。大学士跪接奏书、并册宝、仍置各案上。女官举册宝案进宫毕。上出。升舆。率内大臣、侍卫、内院、礼部官、至仁宪皇太后宫。进献册宝、如前仪。上奏言恭惟圣母陛下、顺德弘昭。徽音茂著。臣绍闻先绪。承诲慈闱。世泽方长。天休滋至。用举尊亲之典、以彰燕翼之谋。爰备隆仪、上尊徽号。伏祈俞鉴、俾遂微诚。用抒孝养之忱。益大邦家之庆。册文曰、德弘祚胤、启万年显世之符。礼重徽称、合四海尊亲之戴。喜谐禁籞。庆溢寰区。钦惟母后皇后、柔顺承天。安贞配地。赞襄皇考、敷内治而化洽宫庭。抚育眇躬、绍丕基而恩深训迪。仰慈仁之备至、宜尊养之兼隆。载考彝章、晋崇鸿号。谨告天地、宗庙、社稷。率诸王、贝勒、文武群臣、恭奉册宝、上徽号曰、仁宪皇太后。伏愿嘉祥骈集。茂祉愈增。昭令闻而卜世卜年。迓休徵而弥昌弥炽。宝文曰、仁宪皇太后之宝。
  11. ^ 《清实录康熙朝实录》: 甲辰。以尊上太皇太后、仁宪皇太后、慈和皇太后尊号、颁诏天下。诏曰、朕惟自古帝王、统御寰区、首崇孝治。逆宫闱之世德。备尊养之彝章。隆号推恩、甚盛典也。钦惟我圣祖母昭圣慈寿恭简安懿章庆皇太后、佐皇祖太宗文皇帝、肇建丕基。启皇考世祖章皇帝、宅中定鼎。母后皇后、克嗣徽音。母仪四海。母后、温恭淑惠。诞育眇躬。朕嗣缵鸿图、并承慈训。仰惟恩德、爱戴弥殷。爰稽古今之典仪、用协臣庶之诚悃。谨告天地、宗庙、社稷。于康熙元年十月初三日、率诸王、贝勒、文武群臣、恭奉册宝、上圣祖母皇太后尊号曰、昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后。母后皇后尊号曰、仁宪皇太后。母后尊号曰、慈和皇太后。盛典告成、爰颁恩赉。于戏。诒孙翼子、绵介祉于千秋。大德显名、合欢心于六宇
  12. ^ 《清实录康熙朝实录》: ○壬辰。谕礼部、朕惟大化起于宫闱。至治先于敦睦。庆谐嘉礼。典备尊亲。所以尽孝忱而修人纪也。朕祗承鸿绪、朝夕兢兢。恒惟圣祖母昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后。暨圣母仁宪皇太后。教育恩深。显扬罔既。兹者遴选贤淑、作配朕躬。眷内治之既已得人。仰慈恩而罔抒报称。宜宣昭圣德。丕著鸿章。应行典礼。拟议以闻
  13. ^ ○恭奉冊寶、上皇太后尊號。冊文曰、恭惟聖母皇太后。本支昌盛、溯厚德於坤儀。海宇雍和、發休聲於內則。宮闈胥慶。朝野翔歡。欽惟聖母仁憲皇太后。性篤溫恭。化彰儉約。襄皇考以治內、儆戒不遑。訓𦕈躬以寧民、恩勤備至。茲行嘉慶之禮。宜宏聖善之稱。謹告天地、宗廟、社稷、率諸王貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上徽號曰、仁憲恪順皇太后。伏願長凝介祉。永錫壽祺。徽音似續於千秋。陰教欽崇於四海。臣不勝惓惓之至。寶文曰、仁憲恪順皇太后之寶
  14. ^ ○己酉。以加上太皇太后、皇太后徽號、禮成。頒詔天下。詔曰、朕惟帝王撫有四海。必首隆孝治、以端教化之源。是以子孫相承、而衍慶於奕葉也。欽惟我聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠太皇太后。佐皇祖太宗文皇帝。肇興大業。啟皇考世祖章皇帝。式郭弘圖。聖母仁憲皇太后。克嗣徽音。母儀茂著。朕纘膺丕緒。夙夜兢兢。仰荷慈闈。並弘訓育。茲者遴選賢淑、作配朕躬。屬當嘉禮之成。宜進尊稱之典。謹告天地、宗廟、社稷。於康熙四年九月二十五日、率諸王貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊太皇太后。聖母仁憲皇太后徽號曰、仁憲恪順皇太后。崇兩宮之顯號。洽萬國之歡心。於戲。祉貽孫子、宏昭式穀之源。禮備尊親、大錫覃恩之典。布告中外。咸使聞知
  15. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: 庚子。諭禮部、敦本為王化之原、尊親乃孝治之大、遵典禮而致顯揚、所以伸敬養之至意也。朕纘承洪基、躬親政務。惟我聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊太皇太后、暨聖母仁憲恪順皇太后、佑啟多方、恩勤備至。聖慈深厚、酬報未能。茲欲展厥孝忱、宜進尊崇之號。謹加上太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后。加上皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠皇太后。昭令德於萬年。廣孝道於天下。爾部即遵諭行。欽哉。特諭
  16. ^ ○戊午。以加上太皇太后皇太后徽號禮成。頒詔天下。詔曰、朕惟自古帝王、建極綏猷、保民圖治、莫不以懋昭先德、祗盡孝忱為務。朕纘承丕基、躬親庶政。恭惟世祖章皇帝、功德兼隆、當崇配享。暨聖祖母太皇太后、聖母皇太后、恩勤備至、宜盡顯揚。是用上稽前典、下協輿情、謹告天地宗廟社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、於康熙六年十一月朔有七日、冬至、恭祀上帝、十六日、如夏至儀、恭祀地祇、並奉世祖章皇帝配享。十七日、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后。加上聖母仁憲恪順皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠皇太后。慶禮兼行。鴻恩廣逮。於戲、率由舊章、以覲前烈之高厚。永膺純嘏、覃敷怙冒之恩慈。彰孝道於千秋。合歡心於萬國。布告天下、咸使聞知
  17. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○辛亥。諭禮部、朕惟建儲以重國本。晉號以篤尊親。慶典告成、隆儀式舉。所以彰懿德而展孝忱也。朕纘承丕緒、夙夜兢兢。仰惟聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后。暨聖母仁憲恪順誠惠皇太后。教育恩深、顯揚罔既。茲者恪遵懿上□日、冊立東宮。念主器之得人、皆慈恩之垂裕。宜宣盛德。用著鴻章。謹加上太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。加上皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠統淑皇太后。昭徽音於奕世。廣孝治於多方。爾部即選擇吉日、開具儀注以聞
  18. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○甲午。上率諸王、貝勒、貝子、公、內大臣、大學士、都統、副都統、尚書侍郎等、恭奉冊寶、詣太皇太后宮、行禮。冊文曰、徽音錫祚、啟萬年昌後之祥。顯號揚休、合四海尊親之戴。慶流寰宇。喜溢宮闈。欽惟聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后、德協坤元。祉隆天佑。贊襄祖烈、垂奕葉而丕顯丕承。燕翼孫謀、繼重熙而卜年卜世。茲者祗遵慈命、建立元儲。仰惟垂裕之深恩、肅舉顯揚之鉅典。謹告天地、宗廟、社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。伏願弘庥洊至。景福彌隆。長介壽祺茂升恆於有永。備膺純嘏、綿歷服於無疆。寶文曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后之寶。恭奉冊寶、詣皇太后宮、行禮。冊文曰、慈徽啟後、衍景祚於洪圖。懿範垂庥、晉隆名於鉅典。歡盈朝野。慶洽宮闈。欽惟聖母仁憲恪順誠惠皇太后、德茂安貞。仁符厚載。勤宣內治、佐皇考以詒謀。懋著母儀、訓眇躬而敷政。茲元儲之懋建、宜顯號之崇加。謹告天地、宗廟、社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑皇太后。伏願茂增福嘏。益介壽祺。彤管揚輝、令聞丕光於四海。璇宮迪吉、彞章永播於萬年。寶文曰、仁憲恪順誠惠純淑皇太后之寶
  19. ^ ○乙未。上御太和殿。王以下文武各官、上表行慶賀禮。頒詔天下。詔曰、朕惟帝王綏理萬方、首崇孝治。尊親之典、因事加隆。至建立元儲、懋敦國本、尤必推原懿德、上晉徽稱。此歷代不易之盛軌也。欽惟我聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后、佐皇祖太宗文皇帝、肇造丕基。啟皇考世祖章皇帝、恢弘大業。聖母仁憲恪順誠惠皇太后、母儀茂著、克嗣徽音。朕奉事慈闈、並承訓育。紹基圖治、宵旰靡寧。茲者祗遵懿命、冊立皇太子禮成。仰惟垂裕之仁、式舉顯揚之典。謹告天地。宗廟、社稷。於康熙十五年正月十一日、率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。聖母仁憲恪順誠惠皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑皇太后。慶禮告成、恩綸宜沛。於戲。崇儀顯號、昭令範於千秋。錫類推恩、洽歡心於四海。布告中外、咸使聞知
  20. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○諭禮部、朕惟戡定本啟佑之恩。顯揚備尊親之禮。成功既告。盛德宜彰。所以展孝忱。昭慶典也。逆賊吳三桂、背恩反叛。數年以來、朕仰承聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。暨聖母仁憲恪順誠惠純淑皇太后慈訓。剿除叛亂、克奏敉寧。思上答乎弘仁。應進崇夫顯號。謹加上太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣弘靖太皇太后。皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑端禧皇太后。播徽音於四海。介景福於萬年。爾部即擇吉具儀以聞
  21. ^ ○上御太和門。王以下、文武各官、上表行慶賀禮。頒詔天下。詔曰、朕惟帝王纘承鴻緒。首重尊親。顯號洊加。彞章具在。矧式遏禍亂。耆定厥功。實稟誨育之恩。應極尊崇之典。比者逆賊吳三桂反叛、煽動多方。朕夙夜靡寧、肆張天討。仰承聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。聖母仁憲恪順誠惠純淑皇太后懿訓。次第翦滅。克奏蕩平。上慰宗廟之靈。下拯生民之厄。非藉慈庇。曷克臻此。茲用晉休稱。載揚盛德。謹告天地、宗廟、社稷。於康熙二十年十二月二十四日、率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣弘靖太皇太后。聖母仁憲恪順誠惠純淑皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑端禧皇太后。禮既備於兩宮。澤宜敷於四海。於戲。慶洽宮闈、聿展因心之孝。恩覃中外、丕昭錫類之仁。布告天下。咸使聞知
  22. ^ 《清史稿》孝惠章皇后: 三十五年十月,上北巡,太后万寿,上奉书称祝。驻丽苏,太后遣送衣裘,上奉书言:“时方燠,河未冰,帐房不须置火,俟严寒,即欢忭而服之。”三十六年二月,上亲征噶尔丹,驻他喇布拉克。太后以上生日,使赐金银茶壶,上奉书拜受。噶尔丹既定,?臣请上加太后徽号寿康显宁,太后以上不受尊号,亦坚谕不受。三十七年七月,奉太后幸盛京谒陵,道喀喇沁。途中以太后父母葬发库山,距跸路二百里,谕内大臣索额图择洁地,太后遥设祭。十月,次奇尔赛毕喇,值太后万寿,上诣行宫行礼,敕封太后所驻山曰寿山。
  23. ^ 康熙三十八年(1699年),康熙帝南巡,奉仁宪皇太后同行。而後,太后六十壽、七十壽,康熙帝均親製詞賦並大禮以祝,然仁憲皇太后均以崇尚節儉故,有時會下旨停止宴飲。康熙皇帝曰:「蟒式舞者乃满洲筵宴大礼,至隆重欢庆之盛典。向来皆诸王大臣行之。今岁仁憲皇太后七旬大庆、朕亦五十有七、欲亲舞称觞。」是日、康熙于仁憲太后宫进宴,仁憲皇太后升座。乐作。玄燁康熙近前起舞进爵。
  24. ^ 《清史稿》孝惠章皇后: 三十八年,上奉太后南巡。三十九年十月,太后六十万寿,上制万寿无疆赋,并奉佛像,珊瑚,自鸣钟,洋镜,东珠,珊瑚、金珀、御风石,念珠,皮裘,羽缎,哆罗呢,沈、檀、芸、降诸香,犀玉、玛瑙、赩、漆诸器,宋、元、明名画,金银、币帛;又令膳房数米万粒,号“万国玉粒饭”,及肴馔、果品以献。四十九年,太后七十万寿,亦如之。
  25. ^ 其欢宴的场面有《至廓尔沁部落与众蒙古宴》(廓尔沁指科尔沁)诗可证曰:“大野支黄幄,长筵藉黄沙。恩膏宣塞下,部落列山阿。法酒沾人醉,椎牛飨众多。提携皆妇稚,千帐动欢歌。”
  26. ^ 《清史稿》孝惠章皇后: 五十六年十二月,太后不豫。是岁,上春秋六十有四,方有疾,头眩足肿,闻太后疾舆诣视,跪?下,捧太后手曰:“母后,臣在此!”
  27. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○庚申。以恭奉孝惠章皇后神牌升祔太廟禮成。頒詔天下詔曰、朕惟善必歸親徽稱允符乎盛德禮先報本、孝思尤切於明禋備隆廟享之儀。普洽海隅之慶。舊章伊在。鉅典維昭欽惟皇妣皇太后正位坤儀作配乾極。光贊我皇考世祖章皇帝。外啟皇圖之式廓。內彰壼教之懋修。性秉愨誠、奉文母於壽考維祺之日恩隆聖善、翼藐躬於寰區永謐之時止孝止慈化覃九有克恭克儉慶衍六宮緬惟六十餘載之深仁宜崇億萬斯年之鴻號博咨輿論虔考隆儀祗告天地宗廟社稷於康熙五十七年三月十二日率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、上尊謚曰、孝惠仁憲端懿純德順天翊聖章皇后。十二月十六日、升祔太廟。既表尊親之大誼。當施逮下之洪仁。於戲九廟薦馨盡一人之孝享。百禮既洽萃萬國之歡心澤被敷天恩沾率土布告中外咸使聞知。
  28. ^ 《清实录康熙朝实录》: 辛酉。恭奉册宝、上大行皇太后尊谥。册文曰、礼隆祔配、将申假庙之诚。义极显扬、特重崇亲之典。奉明禋而有恪。熙鸿号以无穷。钦惟皇妣大行皇太后、俨天体顺。应地含章。钟渭涘之殊灵。继蜀山之盛轨。归我世祖章皇帝、克襄内治、每持敬慎之小心。允协坤成、实禀肃雝之令则。训掖庭以节俭、躬曳练衣。率嫔御以勤劳、心亲织室。迨乎奉事太皇太后、重闱节縰、日问长信之安。内殿羹汤、时视太官之膳。山戊不□年而罔懈、紧仁孝之夙成。六宫被慈惠之恩、感深圣善。四海享和恒之福、庆衍升平。展祀瑶斋、事虔修夫苹藻。流光玉牒、化遍洽于睢麟。自惟幼冲、备蒙顾复。追忆昭隆之德、茂著两朝。载怀尊、养之忱、聿周五纪。谓遐龄之永锡、讵仙驭之遽升。逮及无期、哀摧至极。缅思懿行、欲宣述以何由。式奉遗规、竭形容而莫罄。用咨群议、敬告三灵。谨奉册宝、上奠谥曰、孝惠仁宪端懿纯德顺天翊圣章皇后。于戏。考閟宫之乐颂、长发其祥。嗣京室之徽音、克昌厥后。伏冀慈灵曲眷。神贶斯凭。典册常新、等球图而并重。隆名罔极、与日月以齐悬。炳耀琅函。辉华彤管。宝文曰、孝惠仁宪端懿纯德顺天翊圣章皇后之宝。

Tham khảo sửa