Hiệp định thương mại Chống hàng giả

Hiệp định Thương mại Chống hàng giả (ACTA) là một đề xuất hiệp định đa phương để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ.[1] ACTA sẽ thiết lập lên một khuôn khổ luật pháp quốc tế mới mà các quốc gia có thể gia nhập trên cơ sở tự nguyện[2] và có thể tự tạo ra một thể chế bên ngoài các tổ chức quốc tế đã có như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) hay Liên Hợp Quốc.[1][3] Các quốc gia tham gia đàm phán đã miêu tả nó như là một phản ứng của "sự gia tăng thương mại toàn cầu về hàng hóa giả và vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm lậu."[2] Phạm vi của ACTA là rất rộng, bao gồm hàng hóa giả mạo, nguồn gốc dược phẩm và "sự sao chép trái phép trên Internet", vi phạm bản quyền trên internet.[4] Bởi vì nó có hiệu lực của một hiệp ước, Acta sẽ vượt qua tiền lệ nhiều tòa án xác định quyền lợi người tiêu dùng để sử dụng "hợp lý" và cả hai sẽ thay đổi hoặc loại bỏ các hạn chế về áp dụng luật sở hữu trí tuệ.

ACTA
Loại hiệp ướcHiệp định đa phương, dự thảo
Ngày thảoĐàm phán chính thức bắt đầu vào tháng 6 năm 2008
(dự thảo đưa ra công chúng tháng 4 năm 2010)
Bên tham giaAustralia, Canada, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, México, Maroc, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore, Thụy SĩHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh

Sau một chuỗi rò rỉ các văn bản dự thảo của các phiên đàm phán năm 2008, 2009 và 2010, ACTA đã công bố phiên bản chính thức của dự thảo hiện tại ngày 20 tháng 4 năm 2010.[5] Ý tưởng thiết lập một hiệp định đa phương về hàng hóa giả mạo đã được Nhật BảnHoa Kỳ phát triển từ năm 2006. Canada, Liên minh châu ÂuThụy Sĩ đã gia nhập các phiên thảo luận sơ bộ từ 2006 đến 2007. Các phiên đàm phán chính thức được bắt đầu từ tháng 6 năm 2008, với sự tham gia của Australia, México, Maroc, New Zealand, Hàn QuốcSingapore. Dự kiến các thương thuyết sẽ kết thúc vào năm 2010.[6]

Ghi chú sửa

  1. ^ a b “Fact Sheet: Anti-Counterfeiting Trade Agreement” (PDF). European Commission. 23 tháng 10 năm 2007 (Cập nhật tháng 11 năm 2008). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2012. Truy cập 27 tháng 11 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ a b Ministry of Economic Development of New Zealand (2008). “On Anti-Counterfeiting Trade Agreement”.
  3. ^ Pilieci, Vito (ngày 26 tháng 5 năm 2008). “Copyright deal could toughen rules governing info on iPods, computers”. Vancouver Sun. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ USTR, The Anti-Counterfeiting Trade Agreement – Summary of Key Elements Under Discussion (PDF), truy cập 25 tháng 11 năm 2009
  5. ^ Anti-Counterfeiting Trade Agreement Consolidated Text PUBLIC Predecisional/Deliberative Draft: April 2010 Prepared for Public Release EC.europa.eu
  6. ^ “The Anti-Counterfeiting Trade Agreement – Summary of Key Elements Under Discussion” (pdf). transparency paper. Swiss federation of Intellectual Property. Status tháng 11 năm 2009. Truy cập 8 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Các trang web chính thức của ACTA sửa

Các trang khác sửa