Hiệu ứng Droste - được biết đến trong ngành huy chương học dưới tên "mise en abyme" là hiệu ứng mà một hình ảnh xuất hiện trong chính nó, trong một nơi mà một hình ảnh tương tự trong thực tế sẽ được dự kiến ​​sẽ xuất hiện [1].Sự xuất hiện mang tính đệ quy: phiên bản nhỏ hơn có một phiên bản nhỏ hơn nữa ở trong, và như vậy. Theo lý thuyết, việc này có thể tiếp tục mãi mãi, thực tế, nó chỉ tiếp tục chỉ khi độ phân giải của hình ảnh còn cho phép hoặc người họa sĩ vẫn còn khả năng vẽ nhỏ hơn, thường thì sẽ tương đối ngắn vì mỗi lần lặp lại sẽ làm giảm kích thước của hình ảnh. Đó là một ví dụ mang tính thị giác về một strange loop (en), một hệ thống có tính tự gọi liên tục vốn là nền móng của hình học phân dạng.

Hiệu ứng Droste: Người phụ nữ cầm chiếc hộp cacao có hình chính mình cầm hộp cacao. Trên hộp cacao đó lại có hình của chính người phụ nữ cầm hộp cacao..., cứ thế tiếp tục mãi mãi.

Nguồn gốc sửa

Hiệu ứng được đặt tên theo hình quảng cáo trên các hộp và lon bột cacao Droste, một nhãn hiệu nổi tiếng của Hà Lan vẽ hình một y tá cầm khay có đặt hộp cacao có hình chính bà ta cầm hộp cacao giống hệt.[2] Hình ảnh đó xuất hiện năm 1904 và duy trì trong nhiều thập kỷ với vài thay đổi nhỏ, trở thành một khái niệm mang tính nội bộ. Về sau, nhà thơ và nhà bình luận Nico Scheepmaker giới thiệu khả năng sử dụng rộng lớn hơn của thuật ngữ này vào cuối năm 1970.[3]

Giotto di Bondone dùng hiệu ứng này năm 1320, trong tác phẩm Stefaneschi Triptych.Trong bức tranh thờ này có chi tiết Đức Hồng y đã trao chính bức tranh thờ đó cho Thánh Peter [4] Còn nhiều ví dụ từ thời trung cổ như các cuốn sách có hình chính cuốn sách đó in bên trong hay các cửa sổ nhà thờ có sự xuất hiện trong các nội dung trang trí những phiên bản nhỏ hơn của chính cái cửa sổ đó.[5].

Một số hiệu ứng Droste nổi tiếng sửa

  • Phô mai Con Bò Cười: con bò đeo hai hộp phô mai y hệt hai bên tai.
  • Poster phim Memento của Christopher Nolan
  • Tranh thờ "Stefaneschi Altarpiece" của Giotto di Bondone
  • Bìa album Ummagumma của nhóm Pink Floyd
  • Hộp bột Cacao Droste
  • Tác phẩm "Prentententoonstelling" (1956) của M.S.Escher
  • Bìa sách giáo khoa Toán lớp 3, tiếng Anh lớp 8 và bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1 của Việt Nam

Hình ảnh sửa

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Nänny. Max and Fischer, Olga, The Motivated Sign: Iconicity in Language and Literature p. 37, John Benjamins Publishing Company (2001) ISBN 90-272-2574-5
  2. ^ Törnqvist, Egil. Ibsen: A Doll's House, pp.105, Cambridge University Press (1995) ISBN 0-521-47866-9
  3. ^ Droste, altijd welkom
  4. ^ Giotto di Bondone and assistants: Stefaneschi triptych
  5. ^ “Medieval 'mise-en-abyme': the object depicted within itself (collection of papers)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.

Liên kết ngoài sửa