Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, Hitodama ( (ひと) (だま) (Nhân Hồn)/ "linh hồn con người"?) là những quả cầu lửa chủ yếu nổi lơ lửng giữa không khí vào giữa đêm.[1] Chúng được cho là những "linh hồn của người chết đã tách khỏi cơ thể họ,"[1] đó cũng là nguồn gốc tên của chúng.

Bức tranh Hitodama từ tập Konjaku Gazu Zoku Hyakki bởi Toriyama Sekien

Tóm lược sửa

Hitodama được đề cập trong văn học từ thời cổ đại. Trong vạn diệp tập, có bài thơ sau:[1]

Khi người ở một mình và gặp sắc xanh của một hitodama, người sẽ tự nhiên nghĩ đó là nỗi tang tóc[* 1] của một đêm mưa

— Vạn diệp tập (sách Amasaki) Chương 16[2]


Chúng thường bị nhầm lẫn với onibikitsunebi, nhưng vì hitodama được coi là "sự xuất hiện của những linh hồn rời khỏi cơ thể và bay trong không trung", nên ở đây phải nói tới một loại khác.

Liên quan đến hình dạng và bản chất của chúng, có những đặc điểm chung trên khắp Nhật Bản, nhưng cũng có một số khác biệt tùy vào khu vực. Chúng bay bò dọc theo độ cao không cao lắm. Chúng có màu xanh lam, da cam hoặc đỏ và cũng có đuôi, nhưng nó có thể ngắn hoặc dài. Thậm chí cũng có một số ít được nhìn thấy vào ban ngày.

Ở tỉnh Okinawa, hitodama được gọi là tamagai, và ở vùng Nakjin, chúng được cho là xuất hiện trước khi một đứa trẻ được sinh ra,[3] ở một số vùng khác chúng được cho là những ngọn lửa bí ẩn khiến con người chết.[4]

Ở Kawakani, Quận Inba, tỉnh Chiba (bây giờ là Yachimata), hitodama được gọi là tamase, và được cho là linh hồn thoát ra khỏi cơ thể 2 hoặc 3 ngày sau khi con người chết, chúng đi về phía những ngôi đền hoặc đến với những người có mối quan hệ sâu sắc với chúng. Người ta nói rằng chúng phát ra những âm thanh tuyệt vời trong cửa chớp và trong vườn, nhưng những âm thanh này chỉ có thể được nghe bởi những người có mối quan hệ sâu sắc với linh hồn. Ngoài ra, đối với những người chưa thấy tamase khi họ 28 tuổi thì một tamase sẽ đến với họ nói rằng "hãy gặp nhau, gặp nhau đi (aimashou, aimashou)" và ngay cả những người chưa từng nhìn thấy chúng khi họ ở 28 tuổi cũng sẽ giả vờ như đã thấy.[5]

Lý thuyết sửa

Theo một lý thuyết, "phosphor từ cơ thể người chết tử trận mới được chôn tạm sẽ phản ứng với nước mưa vào những đêm mưa và tạo ra ánh sáng, và ý tưởng về hitodama chẳng qua là một sản phẩm của sự thiếu hiểu biết về khoa học từ quần chúng thêu dệt nên."

Một khả năng khác là chúng đến từ đom đóm, trong đó có ba loài phổ biến ở Nhật Bản là: Luciola frostiata ( (げん) () ホタル (Nguyên Thị)/ "Đom đóm Genji"?), Luciola lateralis ( (ひら) () ホタル (Bình Gia)/ "đom đóm từ Heike"?), và Colophotia Praeusta, thức ăn chủ yếu của chúng là ốc. Những con bọ cánh cứng này, cũng như các ấu trùng của chúng nổi tiếng với khả năng phát sáng ở một số bộ phận cơ thể nhất định của chúng (phát quang sinh học) và làm cho chúng nhấp nháy nhịp nhàng. Hàng năm tại Công viên Fusa ở Tokyo, lễ hội bắt đom đóm huyền thoại Hotarugari ( (ほたる) () (Huỳnh Thú)/ "bắt đom đóm"?) được tổ chức.

Hitodama được cho rằng cũng có thể là những sự nhận thức sai về các ngôi sao băng, hay các loại động vật khác có các tế bào bryophytes phát sáng, sự cháy của các khí đến từ đầm lầy, bóng đèn điện ở xa hoặc do các ảo giác thị giác gây ra. Cũng đã có một số "hitodama nhân tạo" được tạo ra bằng cách sử dụng khí cháy (một thí nghiệm năm 1976 của giáo sư Masao Yamana từ Đại học Meiji, sử dụng khí mêtan).

Vào những năm 1980, Yoshiko Ootsuki đã đưa ra ý tưởng rằng chúng là "plasma từ không khí."[6]

Tuy nhiên, có một số hitodama không thể được giải thích bằng các lý thuyết trên, vì vậy chúng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, hiện tượng khác nhau.

Ghi chú sửa

Ghi chú dịch
  1. ^ Ký tự 葉非左 này thực sự không có ý nghĩa và phát âm, nhưng "hahisa" có nghĩa là "nỗi buồn" trong tiếng Tamil.
Chú thích
  1. ^ a b c 広辞苑 第五版 p.2255 「人魂」
  2. ^ “写真で原典の該当ページを見ることが可能。京都大学附属図書館所蔵 重要文化財『万葉集(尼崎本)』pp.77-78”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ 民俗学研究所編著 (1955). 柳田國男監修 (biên tập). 綜合日本民俗語彙. 第2巻. tr. 894.
  4. ^ 高橋恵子 (1998). 沖縄の御願ことば辞典. ボーダーインク. tr. 61–63. ISBN 978-4-938923-58-7.
  5. ^ 斉藤源三郎 (tháng 10 năm 1935). “人魂に就いて”. 旅と伝説. 8巻 (10号(通巻94号)): 46–47.
  6. ^ 大槻義彦 (1986). 「火の玉(ヒトダマ)」の謎 人魂の正体を追って40年 科学とロマンの奮戦記!. 二見ブックス. 二見書房. tr. 257. ISBN 978-4-576-86129-6.

Nguồn sửa

  • Karen Ann Smyers: The fox and the jewel: shared and private meanings in contemporary Japanese inari worship. University of Hawaii Press, Honolulu 1999, ISBN 0-8248-2102-5, page 117 & 118.
  • Stephen Addiss, Helen Foresman: Japanese ghosts & demons: art of the supernatural. G. Braziller, Illinois 1985, ISBN 978-0-486-99052-1
  • Lloyd Vernon Knutson, Jean-Claude Vala: Biology of Snail-Killing Sciomyzidae Flies. Cambridge University Press, Cambridge (UK) 2011, ISBN 0-521-86785-1, page 24.
  • Chris Philo, Chris Wilbert: Animal spaces, beastly places: new geographies of human-animal relations (= Band 10 von Critical geographies). Routledge, London/New York 2000, ISBN 0-415-19847-X, page 172–173.