Hoàng Đăng Huệ
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 11/2022) |
Hoàng Đăng Huệ[1] (1932 – 31 tháng 12, 2014) là tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Thiếu tướng, Nguyên Bí thư Đảng uỷ – Phó Tư lệnh chính trị Binh chủng Tăng – Thiết Giáp Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra tại xã Hoàng Thanh, Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang, quê gốc của ông là Yên Thành, Ý Yên, Nam Định. Thiếu tướng Hoàng Đăng Huệ là tướng lĩnh có cống hiến to lớn, đặt nền móng đối với sự tồn tại, phát triển của Binh chủng Tăng Thiết Giáp Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến ông từng phục vụ an ninh chính trị cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tên của ông được Đảng, Nhà nước, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đặt tên đường Hoàng Đăng Huệ tại Thành phố Nha Trang, Việt Nam.[2]
Hoàng Đăng Huệ | |
---|---|
Biệt danh | Hoàng Đăng Huệ |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Cấp bậc | Thiếu tướng |
Đơn vị | Bộ Tư lệnh Tăng Thiết Giáp (Bộ Quốc phòng) |
Tặng thưởng | Huân chương Quân công, Huân chương chiến công, Huân chương chiến thắng, Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng |
Sự nghiệp
sửa- Tiểu đội trưởng Tiểu đội của Anh hùng lực lượng vũ trang Phan Đình Giót
- Phụ trách công tác an ninh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Trưởng phòng cán bộ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết Giáp
- Cục trưởng Cục chính trị Bộ Tư lệnh Tăng Thiết Giáp
- Phó Tư lệnh chính trị Bộ Tư lệnh Tăng Thiết Giáp
- Bí thư Đảng uỷ, Phó Tư lệnh chính trị Bộ Tư lệnh Tăng Thiết Giáp.
- Bí thư Đảng uỷ, Phó Tư lệnh chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà đất Bộ Tư lệnh Tăng Thiết Giáp.
Cống hiến đối với Binh chủng Tăng Thiết Giáp
sửa"Nếu không có tướng Huệ thì nhiều chiến sĩ không có nhà" – câu nói của nhiều chiến sĩ Binh chủng. Điều này xuất phát từ khi Thiếu tướng Hoàng Đăng Huệ làm Chủ tịch Hội đồng Nhà đất đã thuyết phục Đảng uỷ, Hội Đồng xin với cấp thẩm quyền cấp đất cho những chiến sĩ không đủ tiêu chuẩn.
Huân, huy chương của Đảng, Bộ Quốc Phòng
sửa- Huân chương Quân công hạng nhì
- Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba
- Huân chương Chiến thắng hạng ba
- Huân chương Kháng chiến hạng nhất
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba
- Huy chương Quân kỳ quyết thắng[3]
- Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
Chú thích
sửa- ^ Theo vết xích xe tăng. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2004. Tập 2. phần "Chiều 30 Tết năm ấy"
- ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.
- ^ “Thông tư 161-HĐBT-1984 hướng dẫn thi hành Nghị quyết 572-NQ/HĐNN7-1984 về tặng thưởng huy chương Quân kỳ quyết thắng”.