Hoàng Đế

Là một vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán

Hoàng Đế (Trung phồn thể: 黃帝, Trung giản thể: 黄帝, bính âm: huángdì), còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (軒轅黃帝), là một vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thủy tổ của mọi người Hán. Chữ Hoàng (黃) ở đây hàm nghĩa sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành Thổ. Hiểu nôm na "Hoàng Đế" là "Vua Vàng", khác với Hoàng (皇) trong Hoàng đế, là danh xưng của các quân chủ kể từ thời nhà Tần (xem bài Tần Thủy Hoàng).

Hiên Viên Hoàng Đế
軒轅黃帝
Vua huyền thoại của Trung Hoa
Ngũ Đế
Trị vì2697 TCN2598 TCN (truyền thuyết)
Tiền nhiệmThần Nông
Kế nhiệmThiếu Hạo?
Chuyên Húc?
Thông tin chung
Sinh2717 TCN
Mất2599 TCN
An tángnúi Kiều Sơn (Hoàng Lăng - Thiểm Tây)
Thê thiếpLuy Tổ
Phong Luy
Đồng Ngư
Mô Mẫu
Hậu duệ
Tên thật
Công Tôn Hiên Viên
(公孫軒轅)
Thân phụThiếu Điển
Thân mẫuPhù Bửu

Hoàng Đế thường được coi là một trong Tam Hoàng hoặc Ngũ Đế. Theo huyền sử Trung Quốc, ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Trước khi Tần Thủy Hoàng lập ra danh hiệu Hoàng đế, thì từ Đế thời kì này dùng để chỉ Thượng đế trong tín ngưỡng nhà Thương[2]. Vào thời Chiến Quốc, danh từ Đế dùng để chỉ các vị thần của những ngọn núi thiêng, trong đó Hoàng Đế (ý nói Vua Vàng) chính là một trong số đó.

Cuối thời Chiến Quốc, Hoàng Đế dần mang tính vũ trụ học của học thuyết ngũ hành, và màu vàng tượng trưng cho thuộc tính Thổ, cũng mang ý nghĩa trung tâm. Việc này cũng được đề cập trong Lã Thị Xuân Thu[3].

Căn cứ vào khảo cổ học, ghi chép sớm nhất về Hoàng Đế là dựa trên một Kim văn nước Tề thời Chiến Quốc[4]. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên, ông cũng đề cập đến việc nước Tần đã tôn thờ một tín ngưỡng Hoàng Đế cùng với Viêm Đế. Bàn thờ cúng đã được tìm thấy tại vùng ngày nay là quận Phượng Tường, Thiểm Tây nơi mà xa xưa từng là kinh đô của nước Tần.

Và cũng trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã tổng hợp những thông tin rải rác về Hoàng Đế khi ấy và tổng hợp nên một nhân vật thần thoại và có các thành tựu như ta đã biết ngày nay[5]. Chính những bước đầu tiên này, Sử ký đã có ảnh hưởng sâu rộng đến cái nhìn lịch sử Trung Quốc cổ đại không chỉ với người Trung Hoa mà còn đối với các nước đồng văn[6].

Thân thế

sửa

Hoàng Đế có họ là Công Tôn thị (公孫氏), do sống ở tên gọi Hiên Viên (軒轅) nên từ đó ông được gọi là Công Tôn Hiên Viên (公孫軒轅), là con của Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu KiểuPhù Bửu (附寶). Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông.

Thuở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức, được bầu làm tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏)[7]. Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ (姬).

Cai trị

sửa

Chiến tranh với Xi Vưu

sửa
 
Tranh vẽ Hoàng Đế trong một ngôi mộ thế kỷ II.

Cách đây hơn 4000 năm, ở lưu vực Hoàng HàTrường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Hoàng Đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết.

Bộ lạc Thiếu Điển, do Hoàng Đế làm thủ lĩnh, ban đầu sống ở vùng Cơ Thủy thuộc tây bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Viêm Đế Thần Nông Thị là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, cư trú tại vùng Khương Thủy ở tây bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Viêm Đế có họ hàng thân tộc với Hoàng Đế. Còn Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê. Họ chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ, thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp phá các bộ lạc khác.

Có lần, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế. Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại. Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.

Về trận đại chiến này, đã có nhiều truyền thuyết, khi quân của Hoàng Đế thừa thắng đuổi theo quân của Xi Vưu, trời bỗng nổi cuồng phong, là do Xi Vưu đã được sự giúp đỡ của thần gió, thần mưa. Hoàng Đế cũng nhờ Thiên Nữ giúp đỡ. Cuối cùng, Xi Vưu bại vong.[7]. Từ đó, Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó 2 bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Phản Tuyền, Viêm Đế thất bại. Từ đó Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc các vùng Trung Nguyên.

Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thủy tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng, họ tự gọi mình là Viêm Hoàng tử tôn (炎黃子孫).

Để kỉ niệm vị tổ tiên chung đó, người ta xây lăng Hoàng ĐếKiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây. Từ sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất, mỗi năm đều có lễ cúng bái lăng Hoàng Đế, được liệt vào hàng Đại điển[8], vì vậy được gọi là Thiên hạ đệ nhất lăng (天下第一陵). Nhưng thực tế trong lăng chỉ có y quan chôn để tượng trưng mà thôi.

Có truyền thuyết kể rằng, sau khi Hoàng Đế băng hà, một đêm Rồng thiêng đáp xuống tẩm cung đón Hoàng Đế lên trời. Để đáp lại công lao của ông, ông được phong thần, trở thành Ngọc Hoàng.

Thành tựu

sửa
 
Tượng Hoàng Đế ở viện bảo tàng Cố Cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh.

Thời Hoàng Đế có nhiều phát minh sáng tạo (trong truyền thuyết) của nhiều người nhưng được quy chung cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật (Hoàng Đế nội kinh tương truyền là của Hoàng Đế và Kỳ Bá)[7]. Lịch cổ Trung Quốc lấy mốc bắt đầu từ Hoàng Đế.

Theo sách Hoài Nam Tử, Hoàng Đế còn có một sử quan tên là Thương Hiệt, đã sáng tạo ra chữ viết cổ. Tuy nhiên, người ta chưa được thấy chữ viết thời đó nên không có cách gì chứng minh cho việc này.[7]

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có người vợ đầu tên là Luy Tổ, hay Loa Tổ (螺祖), là người đã dạy cho phụ nữ nuôi tằm, kéo , dệt lụa.[7] 累 hay 螺 đều có chữ 糸 mịch tức sợi tơ nhỏ. Tuy nhiên, một số người cho rằng các tên trên có thể phiên sai từ Lôi Tổ (雷祖), nghĩa là bà Tổ Sấm. Theo Sơn Hải kinh (山海經), Luy Tổ sinh Xương Ý, Ý sinh Hàn Lưu, và Hàn Lưu sinh ra Chuyên Húc (Cao Dương Thị) vậy. Ông có thứ phi là Mô Mẫu (嫫母), thuộc Tây Lăng Thị (西陵氏), bà tuy không có nhan sắc nhưng đức hành cao thượng, được Hoàng Đế kính trọng. Ngoài ra, ông còn thêm 2 bà phi tên Phong Luy (封嫘), Đồng Ngư (彤魚) và 10 vị tần khác.

Ông có tổng cộng 25 người con, và được phân ra các họ khác nhau, gồm 12 họ là: (姬), Dậu (酉), (祁), Kỉ (己), Đằng (滕), Dự (葴), Nhậm (任), Tuân (荀), Hi (僖), Cật (姞), Huyên (儇) và Hi (衣). Do vậy, từ đời Thiếu Hạo đến về sau nữa là nhà Chu đều có chung dòng dõi tổ tiên là Hoàng Đế. Theo Sơn Hải kinh (山海經), các tộc Bắc Địch, Khuyển NhungĐông Di cũng đều là con cháu của Hoàng Đế.

Cũng có truyền thuyết khác kể rằng Rồng xuất hiện từ thời này. Ngày đó mỗi bộ lạc đều lấy hình một con vật là Tộc Huy cho bộ lạc của mình. Và bộ lạc của Hoàng Đế chọn con rắn. Sau mỗi lần thu phục 1 bộ lạc, Hoàng Đế sẽ trích 1 phần Tộc Huy của bộ lạc đó để thêm vào Tộc Huy của bộ lạc mình. Như một cách tượng trưng cho chiến thắng và uy danh. Vì vậy nên Tộc Huy của Hoàng Đế có thêm Sừng Nai, Mặt Ngựa, Vẩy Cá, Móng Chim Ưng. Lâu dần biến đổi thành Rồng.

Tầm quan trọng của Hoàng Đế

sửa
 
Hoàng Đế.

Qua đó, ta thấy thời vua Hoàng Đế diễn ra một biến cố quan trọng trong lịch sử và chính trị và xã hội của Trung Hoa cổ xưa.[7]

Trong văn hóa Trung Hoa, Hoàng Đế được coi là người tạo ra nhiều di sản và học thuyết. Trong khi nhiều học giả phương tây cho rằng các học thuyết của Đạo giáo đều xuất phát từ Lão Tử, thì những người theo Đạo giáo Trung Hoa lại tự cho rằng những lý thuyết và triết lý Đạo giáo bắt nguồn từ Hoàng Đế[9]. Cuốn Hoàng Đế nội kinh (黄帝内經), một cuốn sách thuộc hàng kinh điển trong Đông y được đặt theo tên của ông. Ngoài ra, ông cũng được nhìn nhận đã viết ra Hoàng Đế tứ kinh (黄帝四經), Hoàng Đế âm phù kinh (黄帝陰符經).

Vào thế kỷ thứ II, vai trò thần thánh của Hoàng Đế dần mất đi bởi một hình ảnh đang nổi lên là Lão Tử[10]. Dẫu vậy, hình tượng Hoàng Đế không hề mất đi với vai trò là một thần linh tối cao và biểu thị cho sự trường thọ[11].

Chú thích

sửa
  1. ^ “Three Sovereigns and Five Emperors”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ Allan 1984, tr. 245 ("Only after the 'First Emperor' of Qin styled himself Shi Huangdi, did huangdi come to refer to an earthly ruler rather than the August Lord").
  3. ^ Walters 2006, tr. 39.
  4. ^ LeBlanc 1985–1986, tr. 53 (quotation); Seidel 1969, tr. 21 (who calls it "the most ancient document on Huangdi" ["le plus ancient document sur Houang Ti"]); Jan 1981, tr. 118 (who calls the inscription "the earliest existing and datable source of the Yellow Emperor cult" and claims that the vessel dates either from 375 or 356 BC; Chang 2007, tr. 122 (who gives the date as 356 BC); Puett 2001, tr. 112 (Huangdi's "first appearance in early Chinese literature is a passing reference in a bronze inscription, where he is mentioned as an ancestor of the patron of the vessel"); Yates 1997, tr. 18 ("earliest extant reference" to Huangdi is "in a bronze inscription dedicated by King Wei" (r. 357–320); von Glahn 2004, tr. 38 (which calls Qi "the dominant state in eastern China" at the time).
  5. ^ Yi 2010, in section titled "Yan–Huang chuanshuo 炎黄传说" ("The legends of Yandi and Huangdi") (original: "到了司马迁《史记》才有较系统记述.... 《史记·五帝本纪》整合成了一个相对完整的故事"); Lewis 1990, tr. 174 ("the earliest surviving sequential narrative of the career of the Yellow Emperor"); Birrell 1994, tr. 86 ("[Sima Qian] composed a seamless biographical account of the deity that had no basis in the earlier classical texts that recorded myth narratives.").
  6. ^ Loewe 1998, tr. 977.
  7. ^ a b c d e f g “Cao Đài Từ điển - Tam Hoàng - Ngũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  8. ^ Đại điển (大典): lễ lớn cấp quốc gia phong kiến
  9. ^ Windridge & Fong 2003, pp. 59 and 107.
  10. ^ Engelhardt 2008, tr. 506.
  11. ^ Komjathy 2013, tr. 173 (date of the Yinfujing and 186, note 77 (rest of the information).
  • Sử ký - Tư Mã Thiên
  • Hán thư - Nhà họ Ban
  • Windridge, Charles; Fong, Cheng Kam (2003) [1999], Tong Sing: The Chinese Book of Wisdom Based on the Ancient Chinese Almanac, Kyle Cathie, ISBN 0-7607-4535-8.
  • Csikszentmihalyi, Mark (2006), “Reimagining the Yellow Emperor's Four Faces”, trong Martin Kern (biên tập), Text and Ritual in Early China, Seattle: University of Washington Press, tr. 226–248  – via Project MUSE (cần đăng ký mua)
  • Harper, Donald (1998), Early Chinese Medical Literature: The Mawangdui Medical Manuscripts, Luân Đôn and New York: Kegan Paul International, ISBN 0-7103-0582-6.
  • Jochim, Christian (1990), “Flowers, Fruit, and Incense Only: Elite versus Popular in Taiwan's Religion of the Yellow Emperor”, Modern China, 16 (1): 3–38, doi:10.1177/009770049001600101.
  • Leibold, James (2006), “Competing Narratives of Racial Unity in Republican China: From the Yellow Emperor to Peking Man”, Modern China, 32 (2): 181–220, doi:10.1177/0097700405285275.
  • Luo, Zhitian 罗志田 (2002), “Baorong Ruxue, zhuzi yu Huangdi de Guoxue: Qingji shiren xunqiu minzu rentong xiangzheng de nuli 包容儒學、諸子與黃帝的國學:清季士人尋求民族認同象徵的努力 [The Rise of "National Learning": Confucianism, the Ancient Philosophers, and the Yellow Emperor in Chinese Intellectuals' Search for a Symbol of National Identity in the Late Qing]”, Taida lishi xuebao 臺大歷史學報, 29: 87–105.
  • Puett, Michael (2002), To Become a God: Cosmology, Sacrifice, and Self-Divinization in Early China, Cambridge, MA: Harvard University Asia Center, ISBN 0-674-01643-2.
  • Sautman, Barry (1997), “Racial nationalism and China's external behavior”, World Affairs, 160: 78–95, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.
  • Schneider, Lawrence (1971), Ku Chieh-gang and China's New History: Nationalism and the Quest for Alternative Traditions, Berkeley and Los Angeles: University of California Press.
  • Seidel, Anna K. (1987), “Traces of Han Religion in Funeral Texts Found in Tombs”, trong Akizuki, Kan'ei 秋月观暎 (biên tập), Dōkyo to shukyō bunka 道教と宗教文化 [Taoism and religious culture], Tokyo: Hirakawa shuppansha 平和出版社, tr. 23–57.
  • Shen, Sung-chiao 沈松橋 (1997), “Wo yi wo xue jian Xuan Yuan: Huangdi shenhua yu wan-Qing de guozu jiangou 我以我血薦軒轅: 黃帝神話與晚清的國族建構 [The myth of the Yellow Emperor and the construction of Chinese nationhood in the late Qing period]”, Taiwan shehui yanjiu jikan 台灣社會研究季刊, 28: 1–77 Chú thích có tham số trống không rõ: |author-name-separator= (trợ giúp).
  • Unschuld, Paul U (1985), Medicine in China: A History of Ideas, Berkeley and Los Angeles: University of California Press, ISBN 0-520-05023-1.
  • Wang, Ming-ke 王明珂 (2002), “Lun Panfu: Jindai Yan-Huang zisun guozu jiangou de gudai jichu 論攀附:近代炎黃子孫國族建構的古代基礎 [On progression: the ancient basis for the nation-building claim that the Chinese are descendants of Yandi and Huangdi”, Zhongyang yanjiu yuan lishi yuyan yanjiusuo jikan 中央研究院歷史語言研究所集刊, 73 (3): 583–624, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011, truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017 Chú thích có tham số trống không rõ: |author-name-separator= (trợ giúp).

Liên kết ngoài

sửa
Tiền nhiệm:
Thần Nông
Ngũ Đế
2697 TCN - 2598 TCN
Kế nhiệm:
Thiếu Hạo