Hoàng Xuân Sính (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1933) là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sưnhà giáo Nhân dân người Việt Nam.[1][2][3][4][5] Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.[6][7][8]

Hoàng Xuân Sính
Chức vụ
Thông tin chung
Danh hiệuNhà giáo Nhân dân (1996)
Quốc tịch Việt Nam
Sinh5 tháng 9, 1933 (90 tuổi)
 Liên bang Đông Dương
Dân tộcNgười Việt Nam
Quê quánLàng Cót, Từ Liêm, Hà Nội
Giải thưởngGiải thưởng Kovalevskaya
Huân chương Cành cọ Hàn lâm
Hoàng Xuân Sính
Trường lớpĐại học Paris Diderot - Paris 7
Sự nghiệp khoa học
NgànhĐại số đồng đều
Lý thuyết phạm trù
Luận án
  • Gr-catégories (1975)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAlexander Grothendieck

Xuất thân và sự nghiệp sửa

Bà là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).

Năm 1951, sau khi tốt nghiệp bằng tú tài 1 tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), ban sinh ngữ, tiếng Anh và tiếng Pháp, Hoàng Xuân Sính được cậu ruột đón sang Pháp học tiếp chương trình phổ thông, rồi lên đại học, chuyên ngành toán học. Tốt nghiệp Đại học Toulouse (Pháp), bà tiếp tục học để thi agrégation (kì thi tuyển dụng công chức giáo dục của Pháp). Sau đó bà về nước dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.[9]

Bà làm nghiên cứu sinh trong nước dưới sự hướng dẫn của nhà toán học nổi tiếng người Pháp Alexander Grothendieck. Luận án Tiến sĩ Toán học của bà có nhan đề "Các Gr-phạm trù"[10] được bảo vệ tại Đại học Paris 7 vào năm 1975. Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, bà đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 được tổ chức ở Vancouver (Canada).[11]

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Paris, bà trở về Việt Nam, bắt đầu công việc giảng dạy toán học và biên soạn sách giáo khoa đại học cũng như phổ thông. Bà từng là chủ nhiệm bộ môn Đại số kiêm trưởng khoa Toán-Tin học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.[12]

Bà là một trong những người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long[13] - Đại học Tư thục đầu tiên của Việt Nam, thành lập ngày 15/12/1988[14]. Hiện nay, bà đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường. Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam. Nhiều lần bà được giao trọng trách là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán Quốc tế. Bà từng là Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004), Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.[15]

Thành tích nổi bật sửa

Bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1996.[16]

Bà được chính phủ Pháp (Gouvernement de la République française) trao tặng "Huân chương Cành cọ Hàn lâm" vào năm 2003 vì những đóng góp to lớn của cá nhân bà cho công cuộc phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai quốc gia Pháp-Việt.[17][cần dẫn nguồn][18]

Nghiên cứu khoa học sửa

Các nghiên cứu toán học của bà xoay quanh một lớp các Groupoid: các Gr-phạm trù ngặt.[19][20]

Bà đã công bố các bài báo, nghiên cứu khoa học sau đây:

  1. Hoàng Xuân Sính. Catégories de Picard restreintes. (French) [Restricted Picard categories] Acta Math. Vietnam. 7 (1982), no. 1, p. 117–122. (Phạm trù Picard thu hẹp).
  2. Hoàng Xuân Sính. Gr-catégories strictes. (French) Acta Math. Vietnam. 3 (1978), no. 2, p. 47–59. (Gr-phạm trù ngặt).

Nhận xét sửa

Trong bản ghi chú Récoltes et Semailles của mình, nhà toán học người Pháp Alexander Grothendieck viết về bà: "[...] Một trường hợp đặc biệt khác là trường hợp của Bà Sính. Tôi gặp bà ấy ở Hà Nội tháng 12 năm 1967, trong một xê-mi-na do tôi trình bày tại trường sơ tán Hà Nội. Năm sau đó tôi đề xuất một đề tài nghiên cứu tiến sỹ cho bà ấy. Bà ấy làm việc trong tình cảnh khó khăn của chiến tranh; các liên hệ của tôi với bà ấy không được liên tục. Năm 1974/75, bà ấy đã có thể tới Pháp (nhân dịp Đại hội toán học quốc tế ở Vancouver), và bảo vệ luận án ở Paris (trước hội đồng chỉ định bởi Cartan, gồm có thêm Schwartz, Deny, Zisman và tôi) [...]".[10][21]

Về thành quả toán học của bà, Grothendieck viết trong một lá thư gửi R. Brown vào ngày 5 tháng 5 năm 1982: "[...] Quillen có một cách tiếp cận đầy hứa hẹn với các K-bất biến bậc cao mà, theo ông ấy, thực ra là tương đương với một trình bày theo kiểu tính toán một định nghĩa trừu tượng mà tôi đã nghĩ tới, dựa theo "các phạm trù n-Picard enveloping" của một phạm trù cộng tính C, mà, các bất biến   sẽ cho các bất biến  . (Trường hợp   đã được xử lý bởi một sinh viên người Việt Nam của tôi tại thời điểm đó: bà Sính) [...]".[10][22]

Tư tưởng giáo dục sửa

Được ảnh hưởng bởi Grothendieck, bà cho rằng:

  • Một nhà giáo tốt là một nhà giáo biết làm những thứ phức tạp trở nên đơn giản.
  • Chúng ta nên tránh những điều hư cấu (giả tạo), sống thật với cảm xúc và trân trọng những con người đơn giản.[23][24]

Chú thích sửa

  1. ^ “Hoàng Xuân Sính, nữ giáo sư toán học đầu tiên”. Tuổi Trẻ Online. 9 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ “Chân dung Nhà giáo tiêu biểu: Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính”. hnue.edu.vn.
  3. ^ “Chuyện nhà nữ toán học đầu tiên ở Việt Nam”. antg.cand.com.vn.
  4. ^ “GS. Hoàng Xuân Sính: Nữ tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam”. giaoduc.edu.vn.
  5. ^ “Hoàng Xuân Sính, nữ giáo sư toán học đầu tiên”. dantri.com.vn.
  6. ^ Dân Trí (theo Sài Gòn Tiếp Thị) (ngày 11 tháng 9 năm 2006). “Hoàng Xuân Sính, nữ giáo sư toán học đầu tiên”. dantri.com.vn.
  7. ^ Tuổi Trẻ (theo Sài Gòn Tiếp Thị) (ngày 11 tháng 9 năm 2006). “Hoàng Xuân Sính, nữ giáo sư toán học đầu tiên”. Tuổi Trẻ Online.
  8. ^ Nghiêm Huê (ngày 8 tháng 3 năm 2020). “Tài năng hai nữ giáo sư Toán học của Việt Nam”. tienphong.vn.
  9. ^ “Xuất bản luận án tiến sĩ của GS Hoàng Xuân Sính”. Người Lao Động. 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ a b c “Thesis of Hoàng Xuân Sính”.
  11. ^ “Chân dung Nhà giáo tiêu biểu: Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính”.
  12. ^ “GS.TS Hoàng Xuân Sính: "Học không biết mỏi, dạy người không biết chán". vusta.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  13. ^ “Nữ giáo sư kể chuyện mở trường đại học tư đầu tiên ở Việt Nam”. www.tienphong.vn.
  14. ^ “GS.TS Hoàng Xuân Sính: Mất trăm năm mới có đại học thật sự”. khoahocphattrien.vn.
  15. ^ “Giáo sư Hoàng Xuân Sính: Dấu ấn ở Mặt trận”. daotao.vtv.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  16. ^ “GS Hoàng Xuân Sính với "Ý tưởng lãng mạn nhất cuộc đời". tapchithongtindoingoai.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  17. ^ “Nữ nhà giáo làm rạng danh Việt Nam tại 'kinh đô ánh sáng' Paris”. phunuvietnam.vn.
  18. ^ “Vietnam's outstanding female intellectuals”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2017.
  19. ^ Hoàng Xuân Sính (1978), (1982)
  20. ^ Baez, John C.; Lauda, Aaron D. (1 tháng 10 năm 2004). “Higher-Dimensional Algebra V: 2-Groups” (PDF). Truy cập 1 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ Nguyên văn: "Un autre cas assez à part est celui de Mme Sinh, que j'avais d'abord rencontrée à Hanoi en décembre 1967, à l'occasion d'un cours-séminaire d'un mois que j'ai donné à l'université évacuée de Hanoi. Je lui ai proposé l'année suivante son sujet de thèse. Elle a travaillé dans les conditions particulièrement difficiles des temps de guerre, son contact avec moi se bornant à une correspondance épisodique. Elle a pu venir en France en 1974/75 (à l'occasion du congrès international de mathématiciens à Vancouver), et passer alors sa thèse à Paris (devant un jury présidé par Cartan, et comprenant de plus Schwartz, Deny, Zisman et moi)."
  22. ^ Nguyên văn: "Also he [Quillen] had a promising approach to higher K-invariants, which, he told me, was more or less equivalent to a more computational transcription of a somewhat abstract definition I had in mind in terms of "enveloping n-Picard categories" of a given additive category C, say, whose invariants pi_i should yield the invariants K^i(C). (The case n = 1 was worked out by a Vietnamese woman student of mine around that time, Mme Sinh...)".
  23. ^ “Remembering Alexandre Grothendieck”. Đại học Thăng Long. 20 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2017. Truy cập 1 tháng 8 năm 2020.
  24. ^ Nguyên văn từ nguồn trích dẫn: " - A good teacher is one teacher who turns something difficult into something easy. - We should always avoid anything that is ficticious, live in accordance to our own feelings and value simple people."

Thư mục sửa