Hoa Dương Thái hậu (Phồn thể: 華陽太后; giản thể: 华阳太后; ? - 230 TCN), thường được gọi là Hoa Dương hậu (華陽后) hoặc Hoa Dương phu nhân (華陽夫人), là Vương hậu của Tần Hiếu Văn vương Doanh Trụ, đích mẫu của Tần Trang Tương vương Doanh Tử Sở và là bà nội trên danh nghĩa của Tần Thủy Hoàng Doanh Chính.

Hoa Dương Thái hậu
華陽太后
Vương hậu nước Tần
Tại vị251 TCN (3 ngày)
Tiền nhiệmDiệp Dương hậu
Kế nhiệmTriệu Cơ
Vương thái hậu nước Tần
Tại vị251 TCN - 230 TCN
Tiền nhiệmTuyên Thái hậu
Kế nhiệmĐế Thái hậu
Thông tin chung
Sinh?
nước Sở (?)
Mất230 TCN
nước Tần
An tángThọ Lăng (壽陵)
Phối ngẫuTần Hiếu Văn vương

Với vị thế của một Thái hậu, bà là người có địa vị cao nhất trong vương thất Đại Tần khi ấy, và cũng đứng sau những tranh chấp chính trị liên tiếp trong thời gian này. Tuy nhiên, bà có vẻ lu mờ so với những việc làm của Triệu Cơ - mẹ của Doanh Chính.

Tiểu sử

sửa

Hoa Dương hậu là người thuộc vương thất nước Sở, họ Mị (芈姓), không rõ tên gì và cha mẹ là ai. Thời gian nào bà đến nước Tần và trở thành chính thê của An Quốc quân Doanh Trụ cũng chưa được xác định. Bà cùng với Tuyên Thái hậu - mẹ Tần Chiêu Tương vương là hai nhân vật nổi tiếng xuất thân quý tộc ở Sở, được gả cho Tần.

Năm Tần Chiêu Tương vương thứ 40 (267 TCN), Điệu Thái tử qua đời, vị trí Thái tử nước Tần bỏ khuyết. Khoảng 2 năm sau (265 TCN), con trai thứ của Chiêu Tương vương là Doanh Trụ được phong làm Thái tử.

Hoa Dương là chính thất nên trở thành Thái tử phi, tuy nhiên người đời vẫn gọi bà là Hoa Dương phu nhân[1]. Hoa Dương phu nhân sinh thời được An Quốc quân sủng ái, nhưng lại không con. An Quốc quân có nhiều thiếp và hơn 20 người con, trong đó có Doanh Dị Nhân. Mẹ của Dị Nhân là Hạ Cơ, vốn không được sủng ái nên Dị Nhân bị đem làm con tin nước Triệu. Trước tình thế đó, Lã Bất Vi gặp Dị Nhân, tin Dị Nhân có thể làm nên đại sự nên ra sức nâng đỡ[2].

Kế hoạch khiến Dị Nhân trở nên có tiền đồ chính là khiến ông được An Quốc quân coi trọng. Khi ấy An Quốc quân sủng ái Hoa Dương phu nhân, mà phu nhân lại không có con, Dị Nhân bị ghẻ lạnh, mẹ lại không đắc sủng, do vậy Lã Bất Vi nhìn ra khả năng thông qua Hoa Dương phu nhân, để khiến Dị Nhân có thể có cơ hội khai sáng tiền đồ. Vốn là thương nhân, Lã Bất Vi thường mua kì trân dị bảo, dâng lên cho Hoa Dương phu nhân, lại giúp Dị Nhân kết nạp tân khách môn hạ, giúp truyền ra tin Dị Nhân "có tính hiếu đễ, đem Hoa Dương phu nhân cung phụng như trời, nguyện ngày đêm hầu hạ Thái tử và phu nhân", cách này quả nhiên khiến Hoa Dương nghe đến và vui mừng[3]. Lã Bất Vi còn hối lộ chị bà để có thể khuyên bà nhận Dị Nhân làm con, đại khái nói:

Hoa Dương phu nhân nghe xong thấy hợp lý, nên thường nói tốt cho Dị Nhân trước mặt An Quốc quân. Bà khóc lóc xin ông ban Dị Nhân làm con nuôi, theo lẽ này Dị Nhân sẽ là đích tử và là ứng cử viên sáng giá cho vị trí Thái tử sau này, nói: 「"Thiếp may mắn có được sủng hạnh, mà bất hạnh không con. Nay muốn xin để Dị Nhân làm Thích tự, làm con của thiếp"[5]. An Quốc quân mủi lòng, trao cho bà ngọc phù, tức đồng ý lời đề nghị, đem Bất Vi làm sư phụ theo giúp Dị Nhân, từ đó danh dự của Dị Nhân càng thịnh trong các con của An Quốc quân[6].

Năm thứ 50 (257 TCN), xảy ra Trận Hàm Đan, Dị Nhân nhờ kế của Lã Bất Vi mà về Tần an toàn, chính thức bái kiến Hoa Dương phu nhân lần đầu tiên. Hoa Dương mừng rỡ đổi tên Dị Nhân thành [Tử Sở; 子楚], tức "Con trai của Sở", do Hoa Dương là người nước Sở[7].

Thái hậu nước Tần

sửa

Năm Tần Chiêu Tương vương thứ 56 (251 TCN), Chiêu Tương vương qua đời. An Quốc quân kế vị, tức Tần Hiếu Văn vương. Hoa Dương phu nhân trở thành Vương hậu, Tử Sở được phong Thái tử[8]. Tuy nhiên Hiếu Văn vương tại vị 3 ngày thì qua đời, Tử Sở lập tức kế vị, tức Tần Trang Tương vương. Trang Tương vương tôn Hoa Dương làm [Hoa Dương Thái hậu], còn mẹ đẻ Hạ Cơ được tôn [Hạ Thái hậu][9].

Khi ấy, sau 6 năm chia cách, Trang Tương vương đón vợ con là Triệu CơDoanh Chính về Tần. Triệu Cơ trở thành Vương hậu, Doanh Chính được phong Thái tử, mặc dù trong 6 năm, dưới sự an bài của Hạ Thái hậu, Tử Sở nạp thêm một nữ nhân nước Hàn và sinh ra Thành Kiểu, tức Trường An quân. Theo cách nói của học giả Lý Khai Nguyên (李開元), nếu Thành Kiểu (成蟜) được lập làm người kế vị, chuyện này không có lợi cho Hoa Dương Thái hậu vì Hàn Cơ có quan hệ thân thiết với Hạ Thái hậu, người luôn lép vế trước Hoa Dương khi An Quốc quân còn sống[10][11]. Rất có thể nhờ tác động của Hoa Dương, mẹ con Triệu Cơ mới được phong Vương hậu và Thái tử.

Năm Tần vương Chính thứ 17 (230 TCN), Hoa Dương Thái hậu qua đời, hợp táng cùng Tần Hiếu Văn vương ở Thọ Lăng (壽陵)[12][13].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《史记·卷八十五·吕不韦列传第二十五》:秦昭王四十年,太子死。其四十二年,以其次子安国君为太子。​安国君有子二十馀人。安国君有所甚爱姬,立以为正夫人,号曰华阳夫人。
  2. ^ 《史记·卷八十五·吕不韦列传·第二十五》:华阳夫人无子。安国君中男名子楚,子楚母曰夏姬,毋爱。子楚为秦质子於赵。秦数攻赵,赵不甚礼子楚。子楚,秦诸庶孽孙,质於诸侯,车乘进用不饶,居处困,不得意。
  3. ^ 《史记·卷八十五·吕不韦列传·第二十五》: 呂不韋乃以五百金與子楚,為進用,結賓客;而復以五百金買奇物玩好,自奉而西游秦,求見華陽夫人姊,而皆以其物獻華陽夫人。因言子楚賢智,結諸侯賓客遍天下,常曰「楚也以夫人為天,日夜泣思太子及夫人」。夫人大喜。
  4. ^ Nguyên văn Sử ký ghi là ["Tử Sở"], nhưng căn cứ theo Chiến Quốc sách về sau nói Hoa Dương phu nhân sau khi nhận Dị Nhân mới cho tên [Tử Sở], nên để ["Dị Nhân"] cho hợp lý.
  5. ^ Thích tự (適嗣), theo tông pháp là "con trai của vợ cả", ở đây ý nói Dị Nhân sẽ được biết là con của Hoa Dương, không còn là con của Hạ Cơ nữa.
  6. ^ 《史記·卷八十五·呂不韋列傳》: 華陽夫人以為然,承太子閒,從容言子楚質於趙者絕賢,來往者皆稱譽之。乃因涕泣曰:「妾幸得充後宮,不幸無子,願得子楚立以為適嗣,以讬妾身。」安國君許之,乃與夫人刻玉符,約以為適嗣。安國君及夫人因厚餽遺子楚,而請呂不韋傅之,子楚以此名譽益盛於諸侯。
  7. ^ 《戰國策.秦策》:異人至,不韋使楚服而見。王后悅其狀,高其知,曰:「吾楚人也。」而自子之,乃變其名曰楚。
  8. ^ 《史記·卷八十五·呂不韋列傳》: 秦昭王五十六年,薨,太子安國君立為王,華陽夫人為王后,子楚為太子。趙亦奉子楚夫人及子政歸秦。
  9. ^ 《史記·卷八十五·呂不韋列傳》:秦王立一年,薨,謚為孝文王。太子子楚代立,是為莊襄王。莊襄王所母華陽後為華陽太后,真母夏姬尊以為夏太后
  10. ^ 《史記.呂不韋列傳第廿五》:秦王立一年,薨,謚為孝文王。太子子楚代立,是為莊襄王。莊襄王所母華陽後為華陽太后,真母夏姬尊以為夏太后。-北京:中華書局(2008:2509)
  11. ^ 李, 開元 (2010). 《秦謎:秦始皇的祕密》 (bằng tiếng Trung). 台北市: 聯經. ISBN 9789570836523.
  12. ^ 《史記·秦始皇本紀第六》:十七年,內史騰攻韓,得韓王安,盡納其地,以其地為郡,命曰潁川。地動。華陽太后卒。民大饑。-北京:中華書局(2008:232)
  13. ^ 史記.呂不韋列傳第廿五》:始皇七年,莊襄王母夏太后薨。孝文王后曰華陽太后,與孝文王會葬壽陵。-北京:中華書局(2008:2511)