Home (Ngôi nhà chung) là một bộ phim tài liệu được sản xuất bởi Yann Arthus-Bertrand. Bộ phim được tạo nên từ rất nhiều cảnh quay ở rất nhiều nơi trên Trái Đất. Nó đã khắc họa sự đa dạng về sự sống trên Trái Đất cũng như mối đe dọa từ con người tới sự cân bằng sinh thái của hành tinh. Bộ phim được phát hành đồng thời vào ngày 05 tháng 6 năm 2009, trong các rạp chiếu phim trên toàn thế giới cũng như trên DVD, Blu-rayYoutube trên 181 quốc gia. Home được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Dawn Breaker năm 2012[1]. Bộ phim được tài trợ bởi PPR, một công ty bán lẻ đa quốc gia của Pháp, như một phần trong kế hoach quan hệ công chúng của hãng.[2][3]

Home
Logo của phim
Đạo diễnYann Arthus-Bertrand
Sản xuấtDenis Carot
Luc Besson
Tác giảIsabelle Delannoy
Yann Arthus-Bertrand
Denis Carot
Yen le Van
Người dẫn chuyệnGlenn Close (tiếng Anh và Hà Lan)
Jacques Gamblin (tiếng Pháp)
Salma Hayek (tiếng Tây Ban Nha)
Châu Tấn (Mandarin)
Stephen Chan Chi Wan (Hong Kong)
Âm nhạcArmand Amar
Quay phimMichel Benjamin
Dominique Gentil
Dựng phimYen le Van
Hãng sản xuất
Phát hànhEuropa Corp., với sự tài trợ của công ty PPR
Công chiếu
  • 5 tháng 6 năm 2009 (2009-06-05)
Độ dài
120 phút
Quốc giaPháp
Kinh phí$12 triệu

Sản xuất sửa

Home được quay trong rất nhiều khung cảnh, phụ thuộc vào địa điểm được ghi hình. Mất 18 tháng để hoàn tất, đạo diễn Yan Arthurs-Bertrand cùng một người quay phim, một kỹ sư camera, một phi công đã bay trên một chiếc trực thăng qua nhiều khu vực thuộc hơn 50 quốc gia. Quá trình làm phim đã sử dụng một camera độ phân giả cao "Cineflex". Loại camera này ban đầu được dùng như một thiết bị trong quân đội, giúp giảm độ rung, ghi được những hình ảnh tốt nhất. Sau khi quá trình ghi hình hoàn tất, Besson và cộng sự đã làm việc trong 488 giờ để biên tập lại.[4]

Phân phối và xúc tiến sửa

Để xúc tiến bộ phim, một kênh YouTube mang tên "HomeProject" đã được tạo ra. Những đoạn phim ngắn trong quá trình làm phim ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc Cực, châu Phi,… được tải lên kênh này.

Ngày 9 tháng 3 năm 2009, một hội thảo được tổ chức ở Paris. Tại đây Yann Arthus-Bertrand cùng các nhà sản xuất khác đã có buổi nói chuyện với truyền thông về các vấn đề phát sinh trong quá trình làm phim, cũng như xác nhận rằng Home là bộ phim đầu tiên được phát hành cùng lúc tại rạp, trên DVD và Internet trên cả năm châu lục.[5]

Ngày 05, tháng 5 năm 2009, một hội nghị cũng được tổ chức tại Pari. Tại đây đoàn làm phim công bố ngày phát hành bộ phim là ngày 5, tháng 6, 2009, ngày Môi trường Thế giới, và bộ phim sẽ được phát hành miễn phí đến công chúng, "lợi nhuận của bộ phim không được tính bằng tiền mà được tính bằng số lượng khán giả". Định dạng Blu-ray được phát hành bởi hãng 20th Century Fox bằng cả tiếng Anhtiếng Pháp.

Bản quyền phim sửa

Yann Arthus-Bertrand đã phát biểu tại diễn đàn TED rằng bộ phim không đăng ký bản quyền: "Bộ phim không có việc giữ bản quyền. Vào ngày 15, tháng 6, ngày môi trường thế giới, tất cả mọi người đều có thể tải xuống bộ phim từ Internet. Bộ phim cũng được trao miễn phí bởi các nhà phân phối tới các kênh truyền hình, rạp chiếu phim vào ngày 5 tháng 6".[6] Một thông báo về bản quyền tác giả được đi kèm theo bộ phim.

Một vài ấn bản độ phân giải cao của bộ phim có thể tải xuống được. ClearBits, một cộng đồng truyền thông số, cung cấp torrent một phiên bản MP4 dài 93 phút, độ phân giả cao. Trang web Archive.orgVimeo cũng cung cấp các ấn bản tương tự.

Đón nhận từ công chúng sửa

Bộ phim nhận được rất nhiều phản hồi sau khi phát hành, có hơn 400.000 lượt xem trong ngày phát hành đầu tiên trên Youtube. Đến hết tháng 6, năm 2012, các phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả-rập đã ghi nhận tổng cộng hơn 32 triệu lượt xem. Nó cũng nhận được sự xếp hạng cao trên các kênh truyền hình trên toàn thế giới, như National Geographic Channel. Tại Ấn Độ, bộ phim được chiếu trên kênh STAR World của mạng truyền hình cáp.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Festival”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ “PPR. Truy cập 2010-06-01”.
  3. ^ “Marvier, Marie (2009-06-05)”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ “http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hLGN-qQpSCxLpCPRdU3wVfHFbE9w”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  5. ^ “https://www.youtube.com/watch?v=axUZZDiW4h4”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  6. ^ “http://www.ted.com/talks/yann_arthus_bertrand_captures_fragile_earth_in_wide_angle.html”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  7. ^ “http://entertainment.oneindia.in/television/top-stories/news/2009/date-with-planet-030609.html”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)