IC 5146 (còn có tên gọi khác là Caldwell 19, Sh 2-125Tinh vân Kén) là tên của một tinh vân phản xạ[2]/phát xạ[3] nằm trong chòm Thiên Nga. Theo diễn tả của NGC thì nó là một cụm tinh vân sáng và tối có những ngôi sao có cấp sao biểu kiến là 9,5. Ngoài ra, tinh vân này còn được biết đến với tên là Collinder 470[4] có cấp sao biểu kiến là +10.0[5]/+9.3[3]/+7.2.[6] Vị trí của nó gần một ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường là Pi Cygni, cụm sao mở NGC 7209 nằm trong chòm sao Hiết Hổ và cụm sao mở sáng Messier 39[2][5]. Khoảng cách của chúng ta với tinh vân này là 4000 năm ánh sáng, ngôi sao trung tâm mà thắp sáng cái tinh vân này đã được hình thành cách đây 100000 năm trước[7]. Nó rộng xấp xỉ 15 năm ánh sáng.[6]

IC 5146
Tinh vân phản xạ
Tinh vân phát xạ
Optical image of IC 5146
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh21h 53m 28.7s
Xích vĩ+47° 16′ 01″
Khoảng cách2500±100[1] ly   (780±30 pc)
Cấp sao biểu kiến (V)+7.2
Không gian biểu kiến (V)12′
Chòm saoThiên Nga
Tên gọi khácCocoon Nebula, Caldwell 19, Sh 2-125, Cr 470
Xem thêm: Danh sách tinh vân

Khi quan sát IC 5146, tinh vân tối Barnard 168 (B168) là thiên thể nằm trong đường ngắm khi quan sát IC 5146, do tạo thành một đường tối bao quanh cụm và các thiên thể phía tây tạo thành sự xuất hiện của một vệt phía sau IC 5146.

IC 5146 là khu vực có sự hình thành sao đang diễn ra. Khi quan sát bằng kính viễn vọng Không gian Spitzer và tại đài quan sát Chandra X-ray, các nhà thiên văn học đã phát hiện nhiều ngôi sao mới[8][9]. Trong đó ngôi sao có khối lượng lớn nhất là BD +46 3471, một ngôi sao lớp B có khối lượng xấp xỉ 14 ± 4 lần khối lượng mặt trời.[10]

Tham khảo sửa

  1. ^ Kuhn, Michael A.; Hillenbrand, Lynne A.; Sills, Alison; Feigelson, Eric D.; Getman, Konstantin V. (2018). “Kinematics in Young Star Clusters and Associations with Gaia DR2”. The Astrophysical Journal. 870 (1): 32. arXiv:1807.02115. Bibcode:2019ApJ...870...32K. doi:10.3847/1538-4357/aaef8c.
  2. ^ a b Eicher, David J. (1988). The Universe from Your Backyard: A Guide to Deep-Sky Objects from Astronomy Magazine. AstroMedia (Kalmbach Publishing Company). ISBN 0-521-36299-7.
  3. ^ a b Sanqunetti, Doug (2007). “IC 5146 - Cocoon Nebula”. dougsastro.net. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.[liên kết hỏng]
  4. ^ O'Meara, Stephen James: The Caldwell Objects, Sky Publishing Corporation ISBN 0-933346-97-2 page 80
  5. ^ a b Pasachoff, Jay M. (2000). “Atlas of the Sky”. Stars and Planets. New York, NY: Peterson Field Guides. tr. 578. ISBN 0-395-93432-X.
  6. ^ a b Cannistra, Steve (2004). “Cocoon Nebula”. starrywonders.com. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ Nemiroff, R.; Bonnell, J. biên tập (ngày 14 tháng 10 năm 2002). “IC 5146: The Cocoon Nebula”. Astronomy Picture of the Day. NASA. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ Harvey, Paul M.; Huard, Tracy L.; Jørgensen, Jes K.; Gutermuth, Robert A.; Mamajek, Eric E.; Bourke, Tyler L.; Merín, Bruno; Cieza, Lucas; Brooke, Tim; Chapman, Nicholas; Alcalá, Juan M.; Allen, Lori E.; Evans II, Neal J.; Di Francesco, James; Kirk, Jason M. (2008). “TheSpitzerSurvey of Interstellar Clouds in the Gould Belt. I. IC 5146 Observed With IRAC and MIPS”. The Astrophysical Journal. 680 (1): 495–516. Bibcode:2008ApJ...680..495H. doi:10.1086/587687. ISSN 0004-637X.
  9. ^ Getman, Konstantin V.; Broos, Patrick S.; Kuhn, Michael A.; Feigelson, Eric D.; Richert, Alexander J. W.; Ota, Yosuke; Bate, Matthew R.; Garmire, Gordon P. (2017). “Star Formation In Nearby Clouds (SFiNCs): X-Ray and Infrared Source Catalogs and Membership”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 229 (2): 28. arXiv:1612.05282. Bibcode:2017ApJS..229...28G. doi:10.3847/1538-4365/229/2/28. ISSN 1538-4365.
  10. ^ Weidner, Carsten; Kroupa, Pavel (2005). “The maximum stellar mass, star-cluster formation and composite stellar populations”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 365 (4): 1333–1347. arXiv:astro-ph/0511331. Bibcode:2006MNRAS.365.1333W. doi:10.1111/j.1365-2966.2005.09824.x. ISSN 0035-8711.

Liên kết ngoài sửa

Tọa độ:   21h 53m 32s, +47° 16′ 06″