Incunable hoặc Incunabulum (số nhiều gọi là Incunabules hay Incunabula) là thuật ngữ dùng để chỉ những cuốn sách đuợc in trước năm 1500 trong giai đoạn đầu in ấn của châu Âu kể từ khi phát minh máy in ép của Johannes Gutenberg ra đời vào năm 1454. [1] Nó được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ 17.[1] .Một số người dùng thuật ngữ này để chỉ cả những cuốn sách in trước đó nhưng một số người chỉ giới hạn chúng cho những cuốn sách được in ép.

Valerius Maximus, Facta et dicta memorabilia in bởi Peter Schoffer vào năm 1471.
Kinh thánh Gutenberg in vào năm 1454 dày gần 1300 trang.

Theo thống kê vào năm 2011[2], có khoảng 30.000 bản incunabula đã được in ra trên thế giới, khoảng trong số đó 2/3 là tiếng Latinh (trong đó có 20.000 bản mất tích),chỉ tính riêng ở Đức đã có hơn 125.000 bản lẻ.

Cuốn sách cổ nhất trên thế giới được xếp vào loại incunable là Kinh thánh 42 dòng Gutenberg do Johannes Gutenberg, Peter SchofferJohhan Fust in ở Mainz vào năm 1454.

Thuật ngữ

sửa

Incunable là dạng từ thu gọn lại của incunabulum, trong tiếng Latinh có nghĩa là vải cuốn em bé mới sinh hoặc cái nôi.[2] Từ này ám chỉ giai đoạn in ấn đầu tiên của châu Âu đang phát triển mạnh mẽ. Trước đây nó được gọi là fifteener có nghĩa là các bản in trong thế kỷ 15.

 
Handrianus Junius (1511-1575)

Thuật ngữ được nói đến đầu tiên bởi Hadrianus Junius vào năm 1569 khi nói đến quá trình sơ khai của in ấn. Năm 1639, Bernard von Mallinckodt đã sử dụng nó trong tác phẩm De Ortu ac Progressu Artis Typographicae, Dissertatio Historica của mình để chỉ thời kỳ in ấn đầu tiên. Đến 1688, Cornelius à Beughem mới chính thức dùng nó để chỉ những cuốn sách được in vào thế kỷ 15 trong Incunabula Tyogrphiæ.[3]

Các loại

sửa
 
Một trang trong quyển Hortus Sanitatis in năm 1491.

Incunabula gồm 2 loại : sách in bằng cách khắc 1 trang duy nhất cho từng bản (bằng gỗ, gọi là xylographic) và sách in bằng cách in máy in ép (ghép từng chữ cái trên khuôn in rồi in văn bản, gọi là typography). Có nhiều người chỉ nói incunable với các loại sách in bằng cách thứ hai.

Việc in ấn bắt đầu có ở Bắc Đức và Ý cho nên có nhiều loại văn bản và kiểu chữ in xuất hiện. Các kiểu chữ ban đầu được mô phỏng theo kiểu Gothic (Blackletter) hoặc kiểu chữ La Mã (Nicolas Jenson tạo ra).

Do các tiệm in xuất hiện ở đô thị nên các học giả, nghệ sĩ, luật sư, quý tộc là các khách chính đặt in, hình thành nên nền tảng khách hàng chính in sách thời đó. Các tác phẩm cổ đại là các tác phẩm được in đầu tiên, nhưng sau đó số lượng sách trở nên nhiều hơn và giá rẻ hơn, các tác phẩm địa phương hoặc các tác phẩm dịch trở nên phổ biến.

Một số cuốn sách nổi tiếng

sửa
 
Cuốn sách in đầu tiên có hình minh hoạ, Der Elderstein của Ulrich Boner được in vào năm 1461.

Các bản incunabula nổi tiếng có thể kể đến là 2 tập Kinh thánh Gutenberg in năm 1454 ở Mainz; Peregrinatio in terram sanctam in bởi Erhard Reuwich vào năm 1486; Hortus Sanitatis in ở Mainz năm 1491 do Jacob Maydenbach; Biên niên sử Nuremberg do Anton Koberger in năm 1493 và Hypnerotomachia Poliphili in bởi Aldus Manutius vào năm 1499.

 
Cuốn Biên niên sử Nuremberg in năm 1493.

Có một số nhà in nổi tiếng như là  Günther Zainer ở Augsburg, Johannes Mentelin và Heinrich Eggestein ở Strasbourg, Heinrich Gran ở Hauguenau, Johann Amerbach ở Basel, William Caxton ở BrugesLuân Đôn và Nicolas Jenson ở Venice.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Westerhof, Danielle. “Guides: Archives and Special Collections: Rare and Early Printed Books: Incunables”. libguides.durham.ac.uk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Incunabula Short Title Catalogue”. web.archive.org. 12 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Incunabula | Early Printing & Book History | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.