Interpol

Cơ quan cảnh sát quốc tế

Interpol là tên gọi chính thức của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (tiếng Anh: International Criminal Police Organization), là một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1923 tại thủ đô Viên, Áo. Với mục tiêu nhằm củng cố, hỗ trợ hoạt động phòng chống tội phạm của các cơ quan cảnh sát trên phạm vi toàn cầu. Chủ tịch đương nhiệm của tổ chức hiện nay là ông Ahmed Naser Al-Raisi (quốc tịch UAE).

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế – INTERPOL
Tên thông dụng Interpol
Tên tắt ICPO
Tổng quan về cơ quan
Thành lập 7 tháng 9 năm 1923; 100 năm trước (1923-09-07)
Nhân viên 703 (2012)[1]
Ngân sách hàng năm 70 triệu Euro (2012)[2]
Tư cách pháp nhân Chính phủ: cơ quan chính phủ
Kết cấu quyền hạn thực thi pháp luật
Cơ quan quốc tế
Các quốc gia 196 quốc gia thành viên
Bản đồ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế - Màu xanh chỉ những quốc gia mà INTERPOL có thẩm quyền.
Hội đồng quản lý Đại hội đồng Interpol
Cơ cấu hiến pháp Hiến pháp và Quy định chung của ICPO-INTERPOL
Tổng thể
Cơ cấu tổ chức
Trụ sở chính 200, Charles de Gaulle, Lyon,  Pháp
Điều hành cơ quan
Tiện nghi
Văn phòng nước thành viên 196
Website
interpol.int
Lưu ý
Trụ sở chính của Interpol tại Lyon.

Interpol có ngân sách hoạt động hàng năm vào khoảng 123 triệu Euro, được cung cấp thông qua đóng góp tài chính của 196 quốc gia thành viên. Trước đây, tổ chức có văn phòng thường trực đặt tại thủ đô Paris, Pháp, nhưng từ ngày 1 tháng 5 năm 1989 thì chuyển về thành phố Lyon. Đây là tổ chức liên chính phủ lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Liên Hợp Quốc về số lượng các quốc gia thành viên. Trong năm 2012, Interpol có tổng cộng 703 nhân viên đại diện tại 98 quốc gia thành viên.[1] Năm 2021, đội ngũ các nhà lãnh đạo đương nhiệm của Interpol hiện nay bao gồm có: Chủ tịch Ahmed Naser Al-Raisi (quốc tịch UAE), Tổng thư ký Jürgen Stock (quốc tịch Đức)

Tổng quan sửa

Công việc của Interpol tập trung chủ yếu vào phòng chống, bắt giữ tội phạm xuyên biên giới. Interpol không phải là một tổ chức cảnh sát thuần túy mà nhiều người thường hay hiểu lầm, đây là một cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự, khủng bố. Interpol không tham gia vào công việc bắt giữ hoặc can thiệp vũ trang. Các hoạt động đó đều do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý, tuy nhiên, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy nã và phát lệnh truy nã cho lực lượng chấp pháp của các quốc gia thành viên tiến hành truy quét, bắt giữ.

 
Giấy tờ chứng nhận nhân viên trực thuộc Interpol.

Interpol là một tổ chức quốc tế có các mạng lưới cơ quan thực thi pháp luật hình sự tại từng quốc gia thành viên.[3] Tổ chức có chức năng là một cơ quan liên lạc hành chính của các cơ quan thực thi pháp luật giữa các nước thành viên với nhau, cung cấp thông tin liên lạc, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ truy bắt tội phạm thông qua trụ sở trung ương ở Lyon, Pháp.

Tôn chỉ và mục tiêu hoạt động sửa

Tôn chỉ hoạt động sửa

Interpol là tổ chức trung lập về chính trị, Hiến chương của tổ chức không cho phép Interpol can thiệp vào vấn đề này.[4][5] Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của các quốc gia thành viên. Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự. Cơ quan này cũng không điều tra các vấn đề liên quan đến xung đột tôn giáo, quân sự, tội ác chiến tranh hay phân biệt chủng tộc,...

Mục tiêu hoạt động sửa

Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các loại tội phạm xuyên biên giới như khủng bố, lừa đảo, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma tuý, vũ khí bất hợp pháp, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế,... nhằm góp phần bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trên toàn cầu. Ngoài ra, các lực lượng thực thi pháp luật giữa các quốc gia khác nhau sử dụng Interpol để trao đổi thông tin liên lạc với nhau trong các trường hợp tội phạm hoạt động xuyên biên giới.

Biểu tượng sửa

  • Biểu tượng hiện tại của Interpol đã được thông qua vào năm 1950 và bao gồm các yếu tố sau:[6]
  • Hình Trái Đất để chỉ hoạt động trên toàn thế giới.
  • Nhánh ô liu đại diện cho hòa bình.
  • Thanh kiếm tượng trưng cho hoạt động của cảnh sát.
  • Bàn cân biểu tượng cho công lý.

Màu sắc các lệnh truy nã và thông báo sửa

  • Truy nã đỏ (Red Notice): Là yêu cầu truy bắt nhằm mục đích dẫn độ tội phạm. Thông báo đỏ còn gọi là lệnh truy nã đỏ, thường được ban hành trên mạng của Interpol. Đây là công cụ đấu tranh với tội phạm hoạt động xuyên quốc gia hữu hiệu nhất hiện nay.
  • Truy nã đen (Black Notice): Loại thông báo nhằm xác định tung tích các nạn nhân đã chết ở bên ngoài quốc gia sở tại.
  • Truy nã xanh lá cây (Green Notice): Cảnh báo về các đối tượng phạm tội từ các nước khác nghi đã thâm nhập vào nước sở tại hoặc đối tượng gây án ở nước sở tại rồi trốn ra nước ngoài.
  • Truy nã xanh lam (Blue Notice): Nhằm xác định và cung cấp thông tin, đường di chuyển của các loại tội phạm, đối tượng hoạt động xuyên quốc gia.
  • Truy nã vàng (Yellow Notice): Truy tìm người mất tích.
  • Truy nã màu da cam (Orange Notice): Nhằm cảnh báo các thông tin liên quan đến tội phạm khủng bố đến các nước thành viên của Interpol về những biến động, việc di chuyển và hoạt động phức tạp của bọn tội phạm khủng bố trên toàn cầu.[7]
  • Truy nã tím (Purple Notice): Nhằm cung cấp thông tin về phương thức hoạt động, thủ đoạn, thiết bị, công cụ hoặc nơi ẩn náu của tội phạm.
  • Thông báo đặc biệt từ Interpol-Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Interpol-United Nations Security Council Special Notice): Thông báo các nước thành viên về đối tượng hoặc (những) quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt của LHQ.

Ngôn ngữ sử dụng sửa

Hiện nay, Interpol đang sử dụng 4 loại ngôn ngữ chính bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nhatiếng Ả Rập. Tạp chí Cảnh sát hình sự quốc tế của tổ chức này xuất bản hàng tháng cũng sử dụng đồng thời cả 4 thứ tiếng trên.

Tài chính sửa

Năm 2015, các khoản thu phục vụ cho hoạt động của Interpol là ~80 triệu Euro, trong đó, 71% là các khoản đóng góp đều đặn theo quy định đến từ các nước thành viên, 29% còn lại đến từ những dự án tài trợ của các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp thương mại và từ các nguồn đóng góp khác.[1] Từ năm 2004 đến 2010, Interpol duy trì đơn vị kiểm toán độc lập là Tòa án Kiểm toán Quốc gia Pháp.[8][9] Tới tháng 11 năm 2010, Tòa án Kiểm toán Pháp được thay thế bởi Văn phòng Tổng Kiểm toán Quốc gia Na Uy với thời hạn là 3 năm.[10][11]

Thành viên sửa

 
Bản đồ các quốc gia Thành viên.

Là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất trên toàn cầu, ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã và đang là thành viên của Interpol. Dưới đây là danh sách các nước thành viên:

* Afghanistan

Các quốc gia chưa là thành viên sửa

Văn phòng đại diện sửa

Ngoài trụ sở chính ở Lyon, Interpol hiện duy trì thêm 7 văn phòng khu vực, lần lượt đặt tại:[1]

Trung tâm chỉ huy và điều phối của Interpol làm việc 24/7 có nhiệm vụ liên lạc cho lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên khi cần tìm kiếm thông tin khẩn cấp hoặc cảnh báo tội phạm đe dọa. Trung tâm chính ở Lyon và một trung tâm phụ ở Buenos Aires được mở cửa vào tháng 5 năm 2011. Trung tâm thứ ba dự kiến sẽ mở tại Singapore vào tháng 9 năm 2014.[12] Interpol cũng có một văn phòng đại diện đặc biệt tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở thành phố New York từ năm 2004[13] và của Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels từ năm 2009.[14]

Interpol cũng đang xây dựng Khu liên hợp Interpol Toàn cầu (IGCI) tại Singapore nhằm hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2014.[15]

Tổng thư ký và Chủ tịch sửa

 
Tổng thư ký Ronald Noble tại Hội nghị Toàn cầu lần thứ 6 về chống vi phạm bản quyền và hàng giả.

Danh sách các Tổng thư ký và Chủ tịch từ khi tổ chức ra đời năm 1923:

Tổng thư ký

  Áo Oskar Dressler 1923–1946
  Pháp Louis Ducloux 1946–1951
  Pháp Marcel Sicot 1951–1963
  Pháp Jean Népote 1963–1978
  Pháp André Bossard 1978–1985
  Anh Raymond Kendall 1985–2000
  Hoa Kỳ Ronald Noble 2000–nay

Chủ tịch

  Áo Johann Schober 1923–1932
  Áo Franz Brandl 1932–1934
  Áo Eugen Seydel 1934–1935
  Áo Michael Skubl 1935–1938
  Otto Steinhäusl 1938–1940
  Reinhard Heydrich 1940–1942
  Arthur Nebe 1942–1943
  Ernst Kaltenbrunner 1943–1945
  Bỉ Florent Louwage 1945–1956
  Bồ Đào Nha Agostinho Lourenço 1956–1960
  Anh Richard Jackson 1960–1963
  Phần Lan Fjalar Jarva 1963–1964
  Bỉ Firmin Franssen 1964–1968
  Đức Paul Dickopf 1968–1972
  Canada William Leonard Higgitt 1972–1976
  Thụy Điển Carl Persson 1976–1980
  Philippines Jolly Bugarin 1980–1984
  Hoa Kỳ John Simpson 1984–1988
  Pháp Ivan Barbot 1988–1992
  Canada Norman Inkster 1992–1994
  Thụy Điển Björn Eriksson 1994–1996
  Nhật Bản Toshinori Kanemoto 1996–2000
  Tây Ban Nha Jesús Espigares Mira 2000–2004
  Nam Phi Jackie Selebi 2004–2008
  Chile Arturo Herrera Verdugo Quyền chủ tịch cho đến tháng 10 năm 2008, và là ứng viên cho chức vụ Chủ tịch
  Singapore Khoo Boon Hui Tháng 10 năm 2008–2012
  Pháp Mireille Ballestrazzi Tháng 11 năm 2012–2016
  Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ 2016–2018
  Hàn Quốc Kim Jong-yang 2018–2021
  UAE Ahmed Nasser Al-Raisi

2021-nay

Thành tích sửa

Thông qua sự phối hợp hiệu quả trong hoạt động cung cấp thông tin của Interpol và nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát các quốc gia thành viên, chỉ tính riêng trong năm 2001 đã có 1.400 người bị bắt giữ vì liên quan tới các hoạt động phạm tội.

Sự cố sửa

Năm 2018, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc kiêm Chủ tịch Interpol đương nhiệm Meng Hongwei (Mạnh Hoành Vĩ) về nước ngày 25 tháng 9 và "mất tích" kể từ đó.[16] Gần 2 tuần sau, vào ngày 7 tháng 10, chính phủ Trung Quốc cho biết đã bắt giam ông này vì "nghi ngờ vi phạm pháp luật". Cùng ngày, Interpol ra thông báo rằng Meng đã viết thư xin từ chức. Tân Chủ tịch người Hàn Quốc Kim Jong-yang sẽ kế nhiệm Mạnh Hoành Vĩ điều hành tổ chức.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d “2012 Annual Report” (PDF). Interpol. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Báo cáo tài chính cho năm tài chính, kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012” (PDF). Interpol. ngày 23 tháng 5 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ Helmut K. Anheier; Mark Juergensmeyer (2012). Encyclopedia of Global Studies. SAGE Publications. tr. 956–958. ISBN 978-1-4129-6429-6. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ “Neutrality (Article 3 of the Constitution)”. Interpol. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ Lena Kampf: Süddeutsche Zeitung Magazin, 17. Januar 2015.
  6. ^ “Name and logo”. Interpol. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ “Interpol Việt Nam - Chuyện bây giờ mới kể: Kỳ 1: Các lệnh truy nã của ICPO - Interpol”.
  8. ^ “Appointment of Interpol External Auditor” (PDF). Cancún: Interpol. ngày 8 tháng 10 năm 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  9. ^ “Questions and Answers”. Royal Canadian Mounted Police. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
  10. ^ “Financial Statements for the year ended ngày 31 tháng 12 năm 2011” (PDF). Interpol. ngày 25 tháng 5 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  11. ^ “Audit assignments and secondments”. Riksrevisjonen - Office of the Auditor General of Norway. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  12. ^ “Command & Coordination Centre”. Interpol. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  13. ^ “Order on Interpol Work Inside U.S. Irks Conservatives”. The New York Times. New York. ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  14. ^ “Official opening of INTERPOL's office of its Special Representative to the European Union marks milestone in co-operation”. Brussels: Interpol. ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.[liên kết hỏng]
  15. ^ “S'pore, Interpol reaffirm excellent partnership”. Channel NewsAsia. Singapore: MediaCorp. ngày 22 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  16. ^ China bestätigt Festnahme des Interpol-Chefs – jetzt tritt er zurück, bazonline.ch, 7.10.2018

Liên kết ngoài sửa