Isabel của Castilla, Công tước phu nhân xứ York

Isabel của Castilla (tiếng Tây Ban Nha: Isabel de Castilla; tiếng Anh: Isabella of Castile; 1355 - 23 tháng 12 năm 1392) là con gái của Pedro I của Castilla và tình nhân María của Padilla. Isabel cùng chị gái là Constanza đến Anh sau cuộc hôn nhân của Constanza với John xứ Gaunt, Công tước thứ 1 xứ Lancaster, và kết hôn với em trai của John là Edmund xứ Langley, Công tước thứ 1 xứ York, do đó Isabel trở thành Công tước phu nhân xứ York.

Isabel của Castilla
Isabel de Castilla
Infanta của Castilla
Công tước phu nhân xứ York
Tại vị6 tháng 8 năm 1385 – 23 tháng 12 năm 1392
(7 năm, 139 ngày)
Tiền nhiệmCông tước phu nhân xứ York đầu tiên
Kế nhiệmJoan Holland
Thông tin chung
Sinh1355
Mất23 tháng 12 năm 1392 (36–37 tuổi)
Phối ngẫuEdmund của Anh
Hậu duệEdward, Công tước thứ 2 xứ York

Constance, Công tước phu nhân xứ Gloucester

Richard, Bá tước thứ 3 xứ Cambridge
Vương tộcNhà Borgoña
Thân phụPedro I của Castilla Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaría của Padilla
Tôn giáoCông giáo La Mã

Tiểu sử sửa

Isabel là con út trong ba người con gái của Quốc vương Pedro I của Castilla với người tình María của Padilla, một nữ quý tộc Castilla.[1]

Ngày 21 tháng 9 năm 1371, con trai thứ tư của Edward III của AnhJohn xứ Gaunt, kết hôn với chị gái của Isabel là Constanza. Isabel sau đó cùng chị gái đến Anh và vào ngày 11 tháng 7 năm 1372, khi khoảng 17 tuổi, Isabel kết hôn với em trai của John xứ Gaunt là Edmund xứ Langley, Công tước xứ York thứ nhất, con trai thứ năm của Edward III của AnhPhilippa xứ Hainault tại Wallingford, Oxfordshire, như một phần của liên minh để Vương tộc Plantagenet tuyên bố quyền cai trị đối với ngai vàng Castilla. [a] [2] Theo Pugh, Isabel và Edmund không phải là một cặp " xứng đôi vừa lứa".[3]

Do những hành vi thiếu đứng đắn của mình, trong đó việc ngoại tình với anh trai cùng mẹ khác cha của Quốc vương Richard II của AnhJohn Holland, Công tước thứ 1 xứ Exeter, người mà Pugh gọi là "bạo lực và vô luật pháp". Theo biên niên sử Thomas Walsingham ghi nhận, lối sống buông thả của Isabel đã khiến cho danh tiếng của mình bị tổn hại. Theo Pugh, khả năng John Holland là cha của đứa con trai yêu thích của Isabel là Richard xứ Conisburgh, Bá tước thứ 3 xứ Cambridge là "không thể làm ngơ".[4]

Trong di chúc của mình, Isabel chỉ định Quốc vương Richard II là người thừa kế và yêu cầu Richard ban cho người con trai út của mình là Richard xứ Conisburgh một khoản trợ cấp hàng năm trị giá 500 đồng mark, điều mà nhà vua đã làm theo. Tuy nhiên, sự trông đợi về một khoản trợ cấp lớn hơn khi Richard xứ Conisburgh trưởng thành đã không xảy ra Quốc vương Richard II đã bị phế truất vào năm 1399, và theo Harriss thì người con trai út của Isabel "không nhận được ân huệ nào từ vị Quốc vương mới là Henry IV của Anh".[5]

Isabel qua đời ngày 23 tháng 12 năm 1392 khi được khoảng 37 tuổi và được chôn cất vào ngày 14 tháng 1 năm 1393 tại tu viện của Dòng Đa Minh ở Kings Langley.[6] Sau cái chết của Isabel, Edmund xứ Langley tái hôn với Joan Holland, chị gái và là đồng thừa kế của Edmund Holland, Bá tước thứ 4 xứ Kent.[7]

Isabella được phong làm Quý cô Garter vào năm 1379.[8]

Hậu duệ sửa

 
Vương huy của Castilla và León mà Isabel nhận được với tư cách là con gái của Pedro I của Castilla.[9]

Trong cuộc hôn nhân, Isabel của Castilla và Edmund xứ Langley có ba người con với nhau:

Gia phả sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Theo đạo luật jure uxoris, người chồng có thể đạt được tước hiệu đăng đối với vợ mình.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Richardson II 2011; Pugh 1988.
  2. ^ Tuck 2004; Pugh 1988.
  3. ^ Pugh 1988.
  4. ^ Pugh 1988; Harriss 2004; Tuck 2004.
  5. ^ Pugh 1988; Harriss 2004.
  6. ^ Cokayne 1959; Pugh 1988.
  7. ^ Cokayne 1959; Pugh 1988; Richardson II 2011.
  8. ^ Weir 2011
  9. ^ Pinches, John Harvey; Pinches, Rosemary (1974), The Royal Heraldry of England, Heraldry Today, Slough, Buckinghamshire: Hollen Street Press, ISBN 0-900455-25-X
  10. ^ Anthony Emery, Greater Medieval Houses of England and Wales, 1300-1500: East Anglia, Central England and Wales, Vol. 2, (Cambridge University Press, 2000), 240.
  11. ^ Richardson II 2011.

Tham khảo sửa

  • Cokayne, George Edward (1959). The Complete Peerage, edited by Geoffrey H. White. XII(2). London: St. Catherine Press.
  • Harriss, G.L. (2004). “Richard, earl of Cambridge (1385–1415)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/23502. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.) (cần đăng ký mua)
  • Horrox, Rosemary (2004). “Edward, second duke of York (c.1373–1415)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/22356. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  • Pugh, T.B. (1988). Henry V and the Southampton Plot of 1415. Alan Sutton. ISBN 0-86299-541-8
  • Richardson, Douglas (2011). Magna Carta Ancestry: A Study in Colonial and Medieval Families, ed. Kimball G. Everingham. II (ấn bản 2). Salt Lake City. ISBN 1-4499-6638-1
  • Tait, James (1896). 'Plantagenet', Edward. 45. Dictionary of National Biography, 1885–1890. tr. 401–4. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.
  • Tuck, Anthony (2004). “Edmund, first duke of York (1341–1402)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/16023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  • Weir, Alison (2011). Britain's Royal Families: The Complete Genealogy. London.ISBN 1446449114, 9781446449110.
  •   Tác phẩm liên quan đến Edward of Langley, 2nd Duke of York tại Wikisource : Dictionary of National Biography, 1885–1900, Volume 45

Liên kết ngoài sửa

  • Đối với những ngôi mộ của Edmund of Langley và Isabella of Castile, xem 'Friaries: King's Langleypriy', A History of the County of Hertford: Volume 4 (1971), pp. 446–451. [1] Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2012

Đọc thêm sửa

  • Reston, James, Dogs of God, New York: Doubleday, 2005.