Shoba (bí danh là Isaipriya; 1982–2009) là nữ phát thanh viên truyền hình, nhà báo của lực lượng những con Hổ giải phóng Tamil (Tiếng Anh: Liberation Tigers of Tamil Eelam, viết tắt LTTE) trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Sri Lanka. Cô đã làm việc như là một nhạc sĩ, ca sĩ và dẫn chương trình tin tức tuyên truyền của LTTE.[1]. Cô đã bị giết chết bởi quân đội chính phủ Sri Lanka trong những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến Sri Lanka vào năm 2009[2] khi mới 27 tuổi.

Cuộc sống ban đầu và gia đình sửa

Shoba sinh năm 1982 và được theo học tại các trường tư thục Memorial cho đến lớp 5, sau đó cô được nhận được một học bổng để tiếp tục việc học tập của mình tại trường trung học nữ sinh Veampadi ở thành phố Jaffna cho đến năm 1996[3]. Sau đó Shoba lại cùng gia đình phải di dời đến Vani do chiến tranh và cô tiếp tục việc học tập tại Vanni cho đến khi gia nhập tổ chức Hổ Tamil.

Isaippiriya là một vũ công tài năng, và kết hôn vào khoảng năm 2007 hoặc 2008. Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc nội chiến, con gái bốn tuổi Akal của cô đã chết trong cuộc oanh kích của lực lượng không quân Sri Lanka vào ngày 15 tháng 3 năm 2009[4][5].

Sự nghiệp sửa

Shoba được quân đội chính phủ ghi nhận là một trung tá của lực lượng những con Hổ giải phóng Tamil[5] nhưng trên thực tế cô không được đào tạo bất kỳ loại hình quân sự nào. Shoba bị thấp khớp bệnh van tim nên được tổ chức LTTE miễn việc huấn luyện quân sự [4], thay vào đó cô làm việc dưới bí danh Isaipriya với vai trò nhà báo và phát thanh viên cho đài truyền hình Oliveechchu[6][7] của LTTE ở Kilinochchi.

Bị bắt và hành hành quyết không qua xét xử trong những ngày cuối cùng của LTTE sửa

Ngày 18 tháng 5, được gọi là "trận chiến cuối cùng", trên một dải 4 km bờ biển phía đông bắc của Sri Lanka, các lực lượng LTTE bị chia cắt bởi quân đội chính phủ, và cuối cùng phần lớn đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh.[8] Sau khi LTTE bị đánh bại, quân đội chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc hành quyết không qua xét xử phiến quân Tamil. 350 thi thể đã được xác định mà quân đội chính phủ gọi là "cán bộ đầu cấp của lực lượng LTTE"  trong đó có cả Isaipriya trong danh sách[8]. Quân đội Sri Lanka liệt kê cô như một trung tá trong LTTE, dù cô đã không được điền vào vai trò của một người lính[5].

Ngày 31 tháng 10 năm 2013 trên kênh truyền hình tin tức của Anh Quốc Channel 4 News phát sóng đoạn băng video Isaipriya đã bị bắt làm tù binh dưới sự canh giữ của quân chính phủ trong một đầm lầy, video cho thấy cô trong tình trạng ở trần,[9][10] bị mất phương hướng và được kéo lên từ một vùng nước nông[5]. Binh sĩ chính phủ ban đầu nhầm lẫn cô là con gái của nhà lãnh đạo tổ chức LTTE Velupillai Prabhakaran. Khi cô nói với họ rằng cô không phải là con gái Prabhakaran thì đoạn video kết thúc.[11]

Trước đó ngày 30 tháng 11 năm 2010 kênh Channel 4 News cũng phát sóng một đoạn băng video khác tố cáo binh sĩ Sri Lanka tiến hành hành quyết không qua xét xử các chiến binh hổ Tamil bị bắt. Video này cho thấy trong số các xác chết có xác một người nữ trần truồng sau đó được xác định là Isaipriya.[12] Ảnh tư liệu cũng cho thấy Isaipriya đã chết, quần áo của cô bị lột ra khỏi cơ thể với hai bàn tay bị trói sau lưng.[11] Gia đình Isaipriya đã không biết gì về việc cô bị quân chính phủ bắt giữ và hành hành quyết không qua xét xử cho đến khi kênh Channel 4 News phát sóng đưa tin.[13] Mẹ cô nói với phóng viên Channel 4 News rằng bà đã luôn luôn nghĩ rằng Isaipriya đã bị chết bởi cuộc pháo kích.[14]

Thư báo cáo của tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) sau cái chết của Isaipriya sửa

Sự việc Isaipriya – phóng viên 27 tuổi của tổ chức những con Hổ giải phóng Tamil bị quân đội chính phủ hành quyết không qua xét xử cũng được nhắc đến trong bức thư báo cáo về Sri Lanka của thành viên đại diện thường trực tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) ngày 2 tháng 2 năm 2012.[15] Cái chết của Isaipriya gây ra bởi binh sĩ thuộc sư đoàn 53 quân đội Sri Lanka đã được liệt kê trong mục những cuộc hành quyết phi pháp khi nói đến các vi phạm nhân quyền của phe quân đội chính phủ Sri Lanka.[15]

Tham khảo sửa

  1. ^ The Cage: The fight for Sri Lanka & the Last Days of the Tamil Tigers (ấn bản 2011). Random House. tr. 301. ISBN 9781446400081. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  2. ^ “Tamil Director Says Will Continue Fight For Release of Film on Killed LTTE TV Anchor Isaipriya”. CNN-News18. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  3. ^ “Woman victim in Channel-4 video identified as Journalist Isaippiriyaa”. TamilNet. ngày 1 tháng 12 năm 2010.
  4. ^ a b “New evidence emerges on war crimes committed on Isaippiriyaa”. TamilNet. ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ a b c d “New Video of Sexually Assaulted and Murdered Captive Tamil Reporter is Bad News for Sri Lanka”. Salem-News.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ “Sri Lankan soldiers executed Tamils at end of civil war, human rights groups claim after watching fresh video evidence Read more: http://www.dailymail.co.uk/news/article-1337246/Sri-Lankan-soldiers-executed-Tamils-end-civil-war-human-rights-groups-claim-watching-fresh-video-evidence.html#ixzz4NcWWBUm7 Follow us: @MailOnline on Twitter”. dailymail.co.uk. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010. Đã bỏ qua văn bản “DailyMail on Facebook” (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  7. ^ “Isaippriya Oliveechchu - Video Dailymotion”. Dailymotion. Truy cập 27 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ a b “Sri Lanka 'war crimes' video: woman's body identified”. channel4.com. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.
  9. ^ Sri Lanka's Secrets: How the Rajapaksa Regime Gets Away with Murder Investigating Power (ấn bản 2014). Monash University Publishing. tr. 165. ISBN 9781922235534. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  10. ^ “Srilanka War Crimes”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ a b “Raping and Murdering Your Way Into War Crime Court 'Indisputable' - the Only Word for Sri Lanka's Guilt”. salem-news.com. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  12. ^ “Sri Lanka execution video: new war crimes claims”. Channel 4 News. ngày 30 tháng 11 năm 2010.
  13. ^ Miller, Jonathan (9 tháng 11 năm 2013). “Sri Lanka: Tamil family's distress over footage of daughter”. Channel 4 News.
  14. ^ “Isaipriya's fate was previously unknown to her family”. Tamil Guardian. ngày 9 tháng 11 năm 2013.
  15. ^ a b “Letter on Sri Lanka to Permanent Representatives of Human Rights Council Member and Observer States”. hrw.org. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2012.