John Hancock

Chính trị gia Hoa Kỳ thời kỳ đầu

John Hancock (23 tháng 1 năm 1737 [tức 12 tháng 1 năm 1736 theo lịch cũ] –  8 tháng 10 năm 1793) là một thương gia, chính khách, và nhà ái quốc nổi bật của Cách mạng Mỹ. Ông đã đảm nhiệm vai trò  chủ tịch Đệ nhị Quốc hội Lục địa và là thống đốc đầu tiên và thứ ba của Thịnh vượng chung Massachusetts. Ngày nay ông được nhớ đến nhiều nhất với chữ ký lớn và kiểu cách của mình trên văn bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, đến mức mà thuật ngữ "John Hancock" đã trở thành một từ đồng nghĩa với chữ ký ở Hoa Kỳ.[2]

John Hancock
Half-length portrait of a man with a hint of a smile. His handsome features suggests that he is in his 30s, although he wears an off-white wig in the style of an English gentleman that makes him appear older. His dark suit has fancy embroidery.
Chân dung bởi John Singleton Copley, c. 1770–72
Chủ tịch Quốc hội Lục địa
Nhiệm kỳ
24 tháng 5 năm 1775 – 31 tháng 10 năm 1777
2 năm, 160 ngày
Tiền nhiệmPeyton Randolph
Kế nhiệmHenry Laurens
Thống đốc bang Massachusetts thứ nhất và thứ 3
Nhiệm kỳ
25 tháng 10 năm 1780 – 29 tháng 1 năm 1785
4 năm, 96 ngày
Phó Thống đốcThomas Cushing
Tiền nhiệmChức vụ thiết lập
Kế nhiệmJames Bowdoin
Nhiệm kỳ
30 tháng 5 năm 1787 – 8 tháng 10 năm 1793
6 năm, 131 ngày
Phó Thống đốcSamuel Adams
Tiền nhiệmJames Bowdoin
Kế nhiệmSamuel Adams
Thông tin cá nhân
Sinh(1737-01-23)23 tháng 1, 1737
Braintree (hiện nay Quincy), Massachusetts
Mất8 tháng 10, 1793(1793-10-08) (56 tuổi)
Hancock Manor, Boston, Massachusetts
Nơi an nghỉGranary Burying Ground, Boston
Phối ngẫuDorothy Quincy
Alma materĐại học Harvard (Bachelors)
Net worthUSD $350,000 at the time of his death (approximately 1/714th of US GNP)[1]
Chữ kýJohn Hancock's stylish signature. The handwriting, which slants slightly to the right, is firm and legible. The final letter loops back to underline his name in a flourish.

Trước Cách mạng Mỹ, Hancock từng là một trong những người giàu nhất ở Mười ba lục địa, thừa hưởng công việc kinh doanh từ chú mình, vốn cũng là một người buôn lậu nổi bật.[3] Hancock bắt đầu sự nghiệp chính trị ở Boston như một người được Samuel Adams bảo trợ, một chính khách địa phương có nhiều ảnh hưởng, nhưng về sau hai người ngày càng xa cách nhau. Khi căng thẳng giữa những người thực dân và Anh quốc gia tăng trong những năm 1760, Hancock sử dụng gia tài của mình để ủng hộ quyền lợi thuộc địa. Ông trở nên rất nổi tiếng ở Massachusetts, đặc biệt sau khi các viên chức Anh tịch thu chiếc thuyền hàng nhở có tên Liberty của ông năm 1768 và buộc ông tội buôn lậu. Mặc dù những cáo buộc đối với Hancock cuối cùng cũng bị gỡ, như Giáo sư Peter Andreas, tác giả của Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America explains, "Có lẽ thích hợp để cho rằng người ký Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên là thương gia-người buôn lậu nổi tiếng nhất của Boston, John Hancock."[4]

Hancock là một trong những lãnh đạo của Boston trong cuộc khủng hoảng dẫn tới Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1775. Trong 2 năm ông đã đảm nhiệm đại diện cho bang mình tại Quốc hội Lục địa tại Philadelphia, và với tư cách chủ tịch Quốc hội, là người đầu tiên ký Tuyên ngôn Độc lập. Hancock trở về Massachusetts và được bầu làm thống đốc khối Thịnh vượng chung, giữ vai trò đó trong phần lớn những năm cuối đời. Ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đảm bảo rằng Massachusetts phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1788.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Klepper & Gunther 1996, tr. xii.
  2. ^ Harlow G. Unger (ngày 21 tháng 9 năm 2000). John Hancock: Merchant King and American Patriot. Wiley. ISBN 978-0-471-33209-1.
  3. ^ Smuggler Nation; how illicit trade made America.
  4. ^ Smuggler Nation Page 5

Bibliography

sửa

Đọc thêm

sửa