Juan Manuel Santos Calderón (sinh ngày 10 tháng 8 năm 1951) là một chính trị gia người Colombia, cựu Bộ trưởng bộ quốc phòng và từng là tổng thống của Cộng hòa Colombia sau khi giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Colombia năm 2010 cho đến năm 2018.[1] Ông được trao giải Nobel Hòa bình 2016 vì "những nỗ lực kiên định của ông để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm ở đất nước mình".[2]

Juan Manuel Santos
Tổng thống Colombia
Nhiệm kỳ
7 tháng 8 năm 2010 – 7 tháng 8 năm 2018
8 năm, 0 ngày
Phó Tổng thốngAngelino Garzón
Tiền nhiệmÁlvaro Uribe
Kế nhiệmIván Duque
Bộ trưởng bộ quốc phòng
Nhiệm kỳ
19 tháng 7 năm 2006 – 18 tháng 5 năm 2009
Tổng thốngÁlvaro Uribe
Tiền nhiệmCamilo Ospina Bernal
Kế nhiệmFreddy Padilla de León
Bộ trưởng bộ tài chính và tín dụng công cộng
Nhiệm kỳ
7 tháng 8 năm 2000 – 7 tháng 8 năm 2002
Tổng thốngAndrés Pastrana
Tiền nhiệmJuan Camilo Restrepo
Kế nhiệmRoberto Junguito Bonnet
Thông tin cá nhân
Sinh10 tháng 8, 1951 (73 tuổi)
Bogotá, Colombia
Đảng chính trịĐảng Xã hội Thống nhất Quốc gia
Phối ngẫuMaría Clemencia Rodríguez
Alma materĐại học Kansas
Trường Kinh tế London
Đại học Harvard
Trường Luật và Ngoại giao Fletcher
Chuyên nghiệpNhà kinh tế học
Chữ ký

Tuổi trẻ

sửa

Thời trẻ Juan Manuel Santos chủ yếu sống ở Bogotá và học trung học cơ sở và một phần trung học phổ thông tại Colegio San Carlos. Năm cuối phổ thông ông trở thành học viên trường sĩ quan ở Escuela Naval de Cartagena (Học viện hải quân Cartagena), và cũng là nơi ông tốt nghiệp. Ông tiếp tục học tại trường Đại học Kansas với hai bằng trong lĩnh vực Kinh tế họcQuản trị kinh doanh. Trong khi học tại Đại học Kansas ông đã đăng ký gia nhập hội Delta Upsilon Fraternity. Sau đó ông nhận được bằng thạc sĩ trong lĩnh vực Kinh tế học, Phát triển Kinh tếQuản lý CôngTrường kinh tế Luân Đôn, trong lĩnh vực Kinh doanh và Báo chí từ Đại học Harvard, và trong lĩnh vực Luật và Ngoại giao từ Trường Luật và Ngoại giao Fletcher.[3]

Đàm phán với phe nổi dậy FARC

sửa

Santos công bố vào ngày 27 Tháng 8 năm 2012, chính phủ Colombia đã tham gia vào các cuộc nói chuyện thăm dò với FARC để chấm dứt cuộc xung đột, một cuộc chiến bắt đầu từ năm 1964 mà đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 220.000 người Colombia và khiến gần 6 triệu người nước này phải bỏ nhà cửa.[4][5] Ông cũng nói rằng ông sẽ học hỏi từ những sai lầm của các nhà lãnh đạo trước đó, những người không thể đảm bảo một cuộc ngừng bắn lâu dài với FARC, mặc dù quân đội vẫn sẽ tiếp tục hoạt động khắp nơi ở Colombia trong khi các cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra.[4] Theo một nguồn tin tình báo Colombia giấu tên, Santos hứa sẽ đảm bảo phe FARC là không ai sẽ bị dẫn độ để xét xử tại một quốc gia khác.[6] Động thái này đã được xem như một nền tảng trong cuộc tìm kiếm hòa bình trong thời gian Santos làm tổng thống. Cựu Tổng thống Uribe đã chỉ trích Santos kiếm hòa bình "bằng mọi giá" trái ngược với sự từ chối đàm phán của người tiền nhiệm ông ta.[7]

Trong tháng 10 năm 2012, Santos nhận giải Shalom "cho cam kết của ông ta để tìm kiếm hòa bình cho đất nước mình và trên toàn thế giới." Sau khi nhận giải thưởng từ địa phận châu Mỹ Latinh của Đại hội người Do Thái thế giới, Santos nói rằng "Cả người dân ở đây và người dân ở Israel đã tìm kiếm hòa bình trong nhiều thập kỷ," và bày tỏ, Colombia ủng hộ một giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột Israel-Palestine.[8][9]

Vào tháng 9 năm 2016, Santos thông báo rằng một thỏa thuận đã được thực hiện để giải quyết hoàn toàn các tranh chấp giữa chính phủ Colombia và FARC trên cơ sở của quá trình sự thật và hòa giải, trong đó những thủ phạm gây ra lỗi lầm trong suốt những năm xung đột sẽ được ân xá.[10] Tuy nhiên hiệp ước hòa bình giữa chính phủ Columbia và FARC bị hơn 13 triệu người dân Columbia, tức quá nửa cử tri nước này, bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 2-10.[2]

Nhận giải Nobel Hoà bình 2016

sửa

Trong lễ trao giải Nobel Hòa bình 2016, ông đã vượt qua những đối thủ "nặng ký" như Angela Merkel, Edward SnowdenGiáo hoàng Francis trở thành chủ nhân của giải vì nỗ lực của ông giúp chấm dứt chiến tranh ở Colombia.

Sau đó, ông đã trao tặng chiếc cúp cho những người dân chịu ảnh hưởng từ xung đột vũ trang trong vòng nửa thế kỉ qua.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Ex ministro de Defensa de Uribe presenta candidatura presidencial”. CNN México. ngày 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
  2. ^ a b “Giải Nobel Hòa bình 2016 về tay tổng thống Colombia”. tuoitre. Truy cập 7 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ “Presidencia de la República de Colombia”. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ a b Murphy, Helen; Acosta, Luis James (ngày 27 tháng 8 năm 2012). “Colombian government seeking peace with FARC rebels”. Reuters. Yahoo News. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ “Colombia agrees to hold peace talks with Farc rebels”. BBC. ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “Government, FARC rebels agree to peace talks”. Reuters. France 24. ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  7. ^ “Colombia seeking peace with FARC rebels - Americas”. Al Jazeera English. ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ Colombia’s president awarded Shalom Prize Lưu trữ 2012-10-26 tại Wayback Machine, Jewish Telegraphic Agency (JTA), ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ Colombian leader says world must recognize Israel as state of Jewish people, World Jewish Congress, ngày 17 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ BBC News, Colombian President: 'Last armed conflict in western hemisphere', ngày 26 tháng 9 năm 2016

Liên kết ngoài

sửa