Thánh Giúttinô, còn được gọi là Giúttinô Tuẫn đạo (100–165), là một nhà biện hộ học Kitô giáo thời sơ khởi, ông được coi là người đầu tiên diễn giải ý niệm về Logos (Ngôi Lời) trong thế kỷ thứ 2.[2] Ông chịu tử đạo cùng với một số môn đệ của mình, và đã được tuyên thánh.

Thánh Giúttinô
Tranh kính màu tại Nhà thờ Thánh Mary Cả,
Đại học Cambridge
Tử đạo, Nhà hộ giáo, Triết gia
Sinh100[1]
Flavia Neapolis, Samaria
(nay là Nablus)
Mất165
Roma
Tôn kínhCông giáo Rôma
Chính thống giáo Đông phương
Chính thống giáo Cổ Đông phương
Anh giáo
Lutheran
Lễ kính1 tháng 6

Hầu hết các tác phẩm của ông đã bị thất lạc, chỉ còn lại hai bài hộ giáo và một bài đối thoại. Nổi tiếng hơn cả là Bài hộ giáo thứ nhất, bảo vệ mạnh mẽ đạo lý của đời sống Kitô giáo, và trình bày nhiều luận cứ luân lý và triết học để thuyết phục Hoàng đế La Mã Antôninô ngừng bách hại môn phái non trẻ này. Cùng với đó, như Thánh Augúttinô nhìn nhận "tôn giáo đích thực" đã tồn tại trong thời cổ đại trở nên được gọi là Kitô giáo,[3] Giúttinô chỉ ra rằng "các hạt giống của Kitô giáo" (những biểu hiện mà Logos hoạt động trong lịch sử) đã có trước sự nhập thể của Chúa Kitô. Quan niệm này cho phép ông coi nhiều triết gia Hy Lạp cổ đại (trong đó có Socrates và Plato), mà các công trình của họ được ông nghiên cứu kỹ lưỡng, như là những Kitô hữu vô thức.

Chú thích

sửa
  1. ^ Thomas Whitlaw, Commentary on John (1885), p. xl
  2. ^ Rokeah (2002) Justin Martyr and the Jews p.22.
  3. ^ The very thing which is now called the Christian religion existed among the ancients also, nor was it wanting from the inception of the human race until the coming of Christ in the flesh, at which point the true religion which was already in existence began to be called Christian."

Nguồn tham khảo

sửa
  • Aune, David E. (1987). The New Testament in its Literary Environment. Westminster John Knox Press. ISBN 978-0-664-21912-3.
  • Bellinzoni, Arthur J. (1967). The Sayings of Jesus in the Writings of Justin Martyr. Brill. ASIN B0007ISJW6.
  • Bobichon, Philippe (2011). "Filiation divine du Christ et filiation divine des chrétiens dans les écrits de Justin Martyr" in P. de Navascués Benlloch, M. Crespo Losada, A. Sáez Gutiérrez (dir.), Filiación. Cultura pagana, religión de Israel, orígenes del cristianismo, vol. III, Madrid, pp. 337-378 [1]
  • Bobichon, Philippe (1999). "L'enseignement juif, païen, hérétique et chrétien dans l'œuvre de Justin Martyr", Revue des Études Augustiniennes 45/2, pp. 233-259 [2]
  • Bobichon, Philippe (2003). Dialogue avec Tryphon/Dialogue with Trypho. Critical Greek edition [3]
  • Hill, Charles E. (2004). The Johannine Corpus in the Early Church. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-926458-2.
  • Koester, Helmut (1956). “Septuaginta und Synoptischer Erzählungsstoff im Schriftbeweis Justins des Märtyrers”. Theol. Habilitationsschrift. Heidelberg.
  • Koester, Helmut (1990). Ancient Christian Gospels: Their History and Development. SCM/Trinity Press. ISBN 978-0-334-02459-0.
  • Koester, Helmut (2000). Introduction to the New Testament: History and literature of Early Christianity (ấn bản thứ 2). Walter de Gruyter, Berlin. ISBN 3-11-014693-2.
  • Rokeah, David (2002). Justin Martyr and the Jews. Brill. ISBN 90-04-12310-5.
  • Skarsaune, Oskar (1987). The Proof From Prophecy: A Study in Justin Martyr's Proof Text Tradition. Brill. ISBN 90-04-07468-6.
  • Skarsaune, Oskar (2007). Jewish Believers in Jesus. Hendrickson Publishers. ISBN 978-1-56563-763-4.
  • Westcott, Brooke Foss (1875). A general survey of the canon of the New Testament (ấn bản thứ 4). MacMillan & Co. ASIN B00086L640.
  • Bonwetsch, N. (1914). New Schaff-Herzog Encyclopedia of Religious Knowledge (ấn bản thứ 3). Samuel Macauley Jackson ed., Baker Book House, Grand Rapids, MI. tr. 282–285. (a text that has entered the public domain and is available online at New Schaff-Herzog Encyclopedia of Religious Knowledge).
  •   This article incorporates text from a publication now in the public domain: Lebreton, Jules (1910). "St. Justin Martyr". In Herbermann, Charles. Catholic Encyclopedia 7. New York: Robert Appleton.