Kính thiên văn không gian Herschel

Kính thiên văn không gian Herschel là đài quan sát không gian do Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) chế tạo và vận hành. Nó hoạt động trong giai đoạn 2009 đến 2013, và là kính thiên văn hồng ngoại lớn nhất từng được phóng lên (cho đến 2014),[5] mang theo một gương đường kính 3,5 m[5][6][7][8] cùng với các thiết bị nhạy với dải sóng hồng ngoại xa và dưới milimét (55–672 µm). Herschel là một trong bốn dự án lớn thuộc chương trình khoa học của ESA, cùng với dự án Rosetta, Planck, và Gaia. NASA là một đối tác trong dự án Herschel, cùng với các cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ; họ cung cấp các công nghệ cần thiết và tài trợ cho Trung tâm Khoa học NASA Herschel (NHSC) tại Trung tâm Phân tích và Xử lý dữ liệu hồng ngoại.[9]

Kính thiên văn không gian Herschel
Nhà đầu tưESA / NASA
COSPAR ID2009-026A
SATCAT no.34937
Trang webhttp://www.esa.int/herschel
Thời gian nhiệm vụDự kiến: 3 năm
Cuối cùng: 4 năm, 1 tháng, 2 ngày[1]
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtThales Alenia Space
Khối lượng phóng3.400 kg (7.500 lb)[2]
Trọng tảiKĩnh viễn vọng: 315 kg (694 lb)[2]
Kích thước7,5 m × 4,0 m (25 ft × 13 ft)[2]
Công suất1 kW
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng14 tháng 5 năm 2009, 13:12:02 UTC
Tên lửaAriane 5 ECA
Địa điểm phóngTrung tâm không gian Guiana, Guyane thuộc Pháp
Nhà thầu chínhArianespace
Kết thúc nhiệm vụ
Dừng hoạt động17 tháng 6 năm 2013, 12:25 UTC[3]
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuL2 point
(1.500.000 km / 930.000 mi)
Chế độLissajous
Gương chính
Kiểu gươngRitchey–Chrétien
Đường kính3,5 m (11 ft)
f/0.5 (gương chính)[4]
Tiêu cự28,5 m (94 ft)
f/8.7[4]
Bước sóng55 tới 672 µm (hồng ngoại xa)
Diện tích thu nhận9,6 m2 (103 foot vuông)
Tập tin:Herschel insignia.png
← Rosetta
Planck →
 

Kính Herschel được phóng lên vào ngày 14 tháng 5 năm 2009 cùng với tàu Planck, nó đến quỹ đạo quanh điểm Lagrange (L2) của hệ Trái Đất – Mặt Trời, cách Trái Đất 1.500.000 km, khoảng hai tháng sau đó. Herschel đặt tên theo nhà thiên văn học William Herschel, người đã phát hiện ra sóng hồng ngoạiSao Hải Vương, cũng như của em ông và là cộng sự, bà Caroline Herschel.[10]

Con tàu có khả năng quan sát những vật thể lạnh nhất và nhiều bụi nhất trong vũ trụ; ví dụ như những tổ kén nơi sản sinh các sao và các thiên hà nhiều bụi nơi hình thành ra các ngôi sao mới.[11] Nó cũng nhìn qua được những đám mây bụi để quan sát những phân tử góp phần hình thành lên sự sống như nước, oxy.

Thời gian hoạt động của kính thiên văn không gian Herschel phụ thuộc vào khoảng thời gian mà các thiết bị của nó được giữ lạnh; tức là khi heli lỏng bị cạn kiệt, các thiết bị của nó sẽ không thể hoạt động bình thường được nữa. Kế hoạch hoạt động của Herschel là 3,5 năm (cho đến cuối 2012).[12] Con tàu vẫn tiếp tục hoạt động cho đến 29 tháng 4 năm 2013, khi Herschel cạn hết khí làm lạnh.[13]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Amos, Jonathan (ngày 29 tháng 4 năm 2013). “Herschel space telescope finishes mission”. BBC News. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ a b c “Herschel: Vital stats”. European Space Agency. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ Amos, Jonathan (ngày 17 tháng 6 năm 2013). “Herschel telescope switched off”. BBC News. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ a b “The Herschel Space Observatory”. Swiss Physical Society. tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng 11 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ a b “ESA launches Herschel and Planck space telescopes”. Aerospaceguide. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  6. ^ “ESA launches Herschel and Planck space telescopes”. Euronews. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  7. ^ Amos, Jonathan (ngày 14 tháng 6 năm 2009). “ESA launches Herschel and Planck space telescopes”. BBC. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “Herschel closes its eyes on the Universe”. ESA. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ “NSSDC Spacecraft Details: Herschel Space Observatory”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2010.
  10. ^ “Revealing the invisible: Caroline and William Herschel”. ESA. ngày 18 tháng 6 năm 2000. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  11. ^ “Science & Technology: Herschel”. ESA. 2010. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Infrared Space Astronomy: Herschel”. Max-Planck-Institut für Astronomie. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  13. ^ Amos, Jonathan (ngày 29 tháng 4 năm 2013). “Herschel space telescope finishes mission”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2013.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Kính thiên văn không gian Bản mẫu:Dự án ESA Bản mẫu:Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực