Kế Xuân Hoa

nam diễn viên người Trung Quốc (1961–2018)

Kế Xuân Hoa (tiếng Anh: Ji Chunhua, tiếng Trung: 计春华; 20 tháng 7 năm 1961 – 11 tháng 7 năm 2018[3]) là một nam diễn viên và nhà biểu diễn võ thuật người Trung Quốc. Giống như Lý Liên KiệtVu Thừa Huệ, ông là một võ sĩ Wushu được đào tạo tại Trung Quốc đại lục. Ông bị mắc bệnh rụng tóc và lông mày từ nhỏ và luôn được giao đóng vai phản diện trong các bộ phim có Lý Liên Kiệt đóng. Kế Xuân Hoa từng thủ vai trong các bộ phim điện ảnh võ thuật như bom tấn Hồng Kông Thiếu Lâm Tự (1982), Thiếu lâm tiểu tử (1984), Nam Bắc Thiếu lâm (1986), Phương Thế Ngọc II (1993) và Tam quốc chí: Rồng tái sinh (2008). Ông còn được biết đến với vai nhân vật Đoàn Diên Khánh trong Thiên long bát bộ chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung. Ông thường được xếp nằm trong top 5 đại cao thủ chuyên đóng phản diện bên cạnh Châu Tỷ Lợi, Trâu Triệu Long, Vu Thừa HuệLương Tiểu Long.

Kế Xuân Hoa
Giản thể (giản thể)
Sinh(1961-07-20)20 tháng 7, 1961[1]
Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc[2]
Mất11 tháng 7, 2018(2018-07-11) (56 tuổi)
Hàng Châu, Trung Quốc
Nơi an nghỉNhà tang lễ Hàng Châu
Tên khácJi Chunhua, Gai Chun Wa
Nguyên quánTrung Quốc
Nghề nghiệpdiễn viên
Năm hoạt động1982 – 2018

Tiểu sử

sửa

Kế Xuân Hoa sinh 20 tháng 7 năm 1961 tại Hàng Châu, Chiết Giang.[4] Bắt đầu học võ thuật từ nhỏ, ông là thành viên của hội võ thuật chuyên nghiệp tỉnh Chiết Giang.[1] Sau một lần bị ốm nặng hồi nhỏ Kế Xuân Hoa đã bị mắc bệnh lạ rụng tóclông mày, không có cách nào chữa trị. Nam diễn viên này kể, "Ngày đó, tôi không thể hiểu tại sao mình không còn tóc hay lông mày như mọi người. Ra đường, tôi chỉ sợ bạn bè chê cười... Một thời gian dài, tôi đội tóc giả, gắn lông mày giả. Sau này, tôi tự an ủi bản thân phải sống chung với bệnh tật. Cũng có người động viên nói đầu trọc và không lông mày giúp tôi thành công hơn".[5] Thông tin về đời tư của Kế Xuân Hoa rất ít trên mặt báo, nhưng nhiều nguồn tin cho biết nam diễn viên này đã kết hôn và có một cô con gái. Ông không ở lại cùng vợ con ở nước ngoài mà tiếp tục ở lại Trung Quốc để phát triển sự nghiệp.[6]

Sự nghiệp

sửa

Kế Xuân Hoa khởi nghiệp diễn xuất trong bộ phim võ thuật bom tấn Hồng Kông Thiếu Lâm Tự (1982);[1] ông được tuyển vai sau khi lọt vào mắt xanh của đạo diễn phim là Trương Hâm Viên.[4] Ông tiếp tục xuất hiện trong các phần tiếp theo của Thiếu lâm TựThiếu lâm tiểu tử (1984) và Nam Bắc Thiếu lâm (1986).[4] Năm 2003, ông chuyển sang đóng truyền hình khi thủ vai nhân vật đệ nhất ác nhân Đoàn Diên Khánh trong Thiên long bát bộ (2003) do Trương Kỷ Trung sản xuất và gây ấn tượng mạnh với khán giả.[7] Từ 2005–2008, Kế Xuân Hoa tham gia cùng Nguyên BưuLương Gia Nhân trong loạt phim truyền hình mang tên Thiếu lâm tự truyền kì, phần một ông thủ vai Tôn Bá,[8] và phần hai ông đóng Vương Nhân Tắc.

Trong suốt sự nghiệp, Kế Xuân Hoa luôn bị gán với những vai ác, đến nỗi Tân Hoa Xã từng nhận định rằng, vì ngoại hình hung dữ nên dù được đánh giá cao về diễn xuất nhưng ông vẫn không được giao vai hiền lành.[9] Những lần hiềm hoi ông thoát đóng vai ác là vai diễn trong phim điện ảnh Ma ảnh thần bút và bộ phim truyền hình 30 tập Long hiệu cơ xa.[4] Mãi đến năm 2014, sau 32 năm diễn xuất, Kế Xuân Hoa mới một lần hóa thân người tốt khi thủ vai Lôi Đình trong Kim Âu (2014) của đạo diễn Điền Thất, đây cũng là vai chính diện đầu tiên trong sự nghiệp của ông.[10]

Năm 2008, Kế Xuân Hoa được nhà nước vinh danh vì những cống hiến cho nền võ thuật nước nhà.[4]

Qua đời

sửa

Ngày 11 tháng 7 năm 2018, Kế Xuân Hoa đã qua đời sau 3 tháng chống chọi với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Lễ tang của ông được tổ chức tại Nhà tang lễ Hàng Châu.[11] Lễ tang của ông có sự góp mặt của diễn viên Trần Long, đạo diễn-nhà sản xuất Trương Kỷ Trung và võ sư Trần Gia Anh.[11]

Danh sách phim

sửa

Điện ảnh

sửa
Năm Tên phim Vai diễn Ghi chú
1982 Thiếu Lâm Tự (少林寺) Thốc Ưng
1984 Thiếu lâm tiểu tử (少林小子) one-eyed bandit
1986 Năm Bắc Thiếu lâm (南北少林) Lord He's bodyguard
1987 Cao lương đỏ (紅高粱) Pu Sanbao
1988 Yellow River Fighter (黄河大俠) Lord Liu
1989 Stealing Is No Crime (我愛賊阿爸)
1990 Slaughter in Xian (西安殺戮)
1991 Red Fists (聯手警探) Panjiu
1992 Deadend of Besiegers (武林聖鬥士) Japanese pirate
1993 Phương Thế Ngọc II (方世玉續集) Yu Chun-hoi (Diêu Trấn Hải)
1993 Kung Fu Vampire (湘西屍王)
1993 Fist From Shaolin (黃飛鴻之男兒當報國) Master Eleven
1993 White Lotus Cult (白蓮邪神) Cult Leader Chan
1994 Hồng Hy Quan (洪熙官) Poison Juice Monster uncredited
1996 Tai Chi II (太極拳) Da Bu Liang
2002 The Era of Vampires (殭屍大時代) Master Mao Shan
2006 Gia đình công phu (野蠻秘笈)
2007 Legend of Twins Dragon (雙龍記)
2008 Tam quốc chí: Rồng tái sinh (三國之見龍卸甲) Tướng tiên phong của Tào Tháo
2010 Kung-fu Master (功夫大師)
2011 Empire of Assassins (刺客帝國) Wang's thug
2015 Kim Âu Lôi Đình
2015 The Spirit of the Swords

Truyền hình

sửa
Năm Tên phim Vai diễn Ghi chú
2002 Thiếu Lâm võ vương (少林武王) Đàm Phi
2003 Thiên long bát bộ (天龍八部) Đoàn Diên Khánh
2004 Liên thành quyết (連城訣) Xuedao Laozu
2005 Trail of the Everlasting Hero (俠影仙蹤) Shi Kongchen
2006 Tiết Nhân Quý truyền kỳ (薛仁貴傳奇) Yeon Gaesomun
2006 Thất kiếm (七劍下天山) Xin Longzi
2006/07 Vịnh Xuân quyền (詠春) Thường Quân Lôi
2008 Thiếu lâm tự truyền kì (少林寺傳奇) Tôn Bá
2010 Thiếu lâm tự truyền kì 2 (少林寺傳奇2) Vương Nhân Tắc
2011 Thủy hử (水滸傳) Loan Đình Ngọc
2014 Lộc đỉnh ký (鹿鼎記) Hải Đại Phú

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “20 ngôi sao võ thuật hàng đầu Trung Quốc”. Quái vật điện ảnh. ngày 7 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ “Top 20 diễn viên võ thuật có sức chiến đấu nhất trong điện ảnh Châu Á (kỳ 1)”. Vo thuật.vn. ngày 4 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ Hiểu Nguyệt (11 tháng 7 năm 2018). “Cao thủ 'Thiên long bát bộ' qua đời sau 3 tháng phát hiện ung thư”. Báo điện tử Newszing. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b c d e “Chuyện ít biết về ngôi sao độc ác nhất màn ảnh Hoa ngữ”. Báo Tiền Phong. ngày 3 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ “Kế Xuân Hoa buồn vì mắc bệnh không thể chữa”. VTimes. ngày 1 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “Sao võ thuật "ác" nhất màn ảnh TQ mắc bệnh quái đản”. Dân Việt. ngày 4 tháng 1 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “Cuộc sống của dàn sao 'Thiên long bát bộ' sau 13 năm”. Báo Tiền Phong. ngày 14 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ Hiểu Huy (ngày 27 tháng 8 năm 2008). “Phim truyền hình Thiếu Lâm Tự Truyền Kỳ nên xem và suy ngẫm!?”. Phật giáo Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ Hiểu Nguyệt (7 tháng 7 năm 2015). “Những ngã rẽ của dàn sao 'Thiếu Lâm Tự' sau 33 năm”. Newszing.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ “Diễn viên 'ác' nhất dòng phim võ thuật Trung Quốc”. Vtc.vn. ngày 5 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  11. ^ a b Hiểu Nguyệt (13 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ Trung Quốc và người thân viếng cao thủ 'Thiên long bát bộ'. Báo điện tử Newszing. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2019.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa