Trong lĩnh vực kinh doanh, kỳ lân (tiếng Anh: unicorn) là những công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỉ USD.[1] Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 2013 bởi nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee, chọn con vật thần thoại để đại diện cho sự hiếm có về mặt thống kê của các dự án thành công như vậy.[2][3][4][5] Decacorn là từ được sử dụng cho các công ty trên 10 tỉ USD,[6] trong khi hectocorn là thuật ngữ thích hợp cho một công ty có giá trị hơn 100 tỉ USD. Theo TechCrunch, đã có 279 kỳ lân tính đến tháng 3 năm 2018.[7] Những kỳ lân lớn nhất bao gồm Ant Financial, DiDi, Airbnb, StripePalantir Technologies.[8] Lyft là decacorn mới nhất trở thành công cty đại chúng vào ngày 29 tháng 3 năm 2019.

Lịch sử sửa

Khi Aileen Lee ban đầu đặt ra thuật ngữ "kỳ lân" vào năm 2013, chỉ có 39 công ty được coi là kỳ lân.[9] Trong một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Harvard Business Review, người ta đã xác định rằng các công ty khởi nghiệp được thành lập từ năm 2012 đến 2015 đang tăng trưởng nhanh gấp đôi so với các công ty từ các công ty khởi nghiệp được thành lập từ năm 2000 đến 2013.[10]

Năm 2018, 16 công ty Mỹ trở thành kỳ lân, kết quả là trên toàn thế giới có 119 công ty tư nhân trị giá từ 1 tỉ USD trở lên.[11]

Lý do đằng sau sự phát triển nhanh chóng của kỳ lân sửa

Các kỳ lân lớn nhất sửa

Ba trong số 5 kỳ lân có giá trị nhất có trụ sở tại Trung Quốc. Hai con kỳ lân khác có trụ sở tại San Francisco.[7]

ANT Financial sửa

  • Định giá hiện tại: 150 tỉ USD (tháng 5 năm 2018)

DiDi sửa

  • Định giá: 56 tỉ USD (tháng 12 năm 2017)

Airbnb sửa

  • Định giá: 31 tỉ USD (tháng 12 năm 2017)

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Cristea, Ioana A.; Cahan, Eli M.; Ioannidis, John P. A. (tháng 4 năm 2019). “Stealth research: Lack of peer‐reviewed evidence from healthcare unicorns”. European Journal of Clinical Investigation (bằng tiếng Anh). 49 (4): e13072. doi:10.1111/eci.13072. ISSN 0014-2972.
  2. ^ Rodriguez, Salvador (ngày 3 tháng 9 năm 2015). “The Real Reason Everyone Calls Billion-Dollar Startups 'Unicorns'. International Business Times. IBT Media Inc. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Lee, Aileen (2013). “Welcome To The Unicorn Club: Learning From Billion-Dollar Startups”. TechCrunch. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015. 39 companies belong to what we call the 'Unicorn Club' (by our definition, U.S.-based software companies started since 2003 and valued at over $1 billion by public or private market investors)... about.07 percent of venture-backed consumer and enterprise software startups
  4. ^ Griffith, Erin & Primack, Dan (2015). “The Age of Unicorns”. Fortune.com. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015. Subtitle: The billion-dollar tech startup was supposed to be the stuff of myth. Now they seem to be... everywhere.
  5. ^ Chohan, Usman (2016). “It's Hard to Hate a Unicorn, Until it Gores You”. The Conversation. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ Roberts, Daniel & Nusca, Andrew (2015). “The Unicorn List”. Fortune. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015.
  7. ^ a b CrunchBase. “The CrunchBase Unicorn Leaderboard | TechCrunch”. TechCrunch (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2018.
  8. ^ Frier, Sarah & Newcomer, Eric (2015). “The Fuzzy, Insane Math That's Creating So Many Billion-Dollar Tech Companies”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015. Subtitle: Startups achieve astronomical valuations in exchange for protecting new investors... Snapchat, the photo-messaging app raising cash at a $15 billion valuation, probably isn't actually worth more than Clorox or Campbell Soup. So where did investors come up with that enormous headline number?
  9. ^ Fan, Jennifer S. "Regulating Unicorns: Disclosure and the New Private Economy." BCL Rev. 57 (2016): 583.
  10. ^ “How Unicorns Grow”. Harvard Business Review. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ Levi Sumagaysay (ngày 9 tháng 10 năm 2018). “Venture capital: Bay Area's Lucid Motors, Zoox, Uber scored the most in third quarter”. Mercury News. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2018.