Khoảng cách số nguyên tố

Khoảng cách số nguyên tố là khoảng cách giữa hai số nguyên tố liên tiếp. Khoảng cách thứ n, ký hiệu bởi gn hay g(pn) là khoảng cách giữa số nguyên tố thứ (n + 1) và số nguyên tố thứ n, hay nói cách khác:

Phân phối tần suất khoảng cách số nguyên tố cho các số nguyên tố lên tới 1.6 tỷ. Các cực đại đều là bội của 6.[1]

Ta có g1 = 1, g2 = g3 = 2, và g4 = 4. Dãy (gn) của khoảng cách số nguyên tố hiện vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, song nhiều bài toán và giả thuyết vẫn còn chưa được chứng minh.

Danh sách 60 khoảng cách số nguyên tố đầu tiên:

1, 2, 2, 4, 2, 4, 2, 4, 6, 2, 6, 4, 2, 4, 6, 6, 2, 6, 4, 2, 6, 4, 6, 8, 4, 2, 4, 2, 4, 14, 4, 6, 2, 10, 2, 6, 6, 4, 6, 6, 2, 10, 2, 4, 2, 12, 12, 4, 2, 4, 6, 2, 10, 6, 6, 6, 2, 6, 4, 2, ... (dãy số A001223 trong bảng OEIS).

Theo định nghĩa của gn, mọi số nguyên tố đều có thể viết thành

Quan sát đầu tiên sửa

Khoảng cách số nguyên tố nhỏ nhất và duy nhất là số lẻ là khoảng cách 1 giữa 2, số nguyên tố chẵn duy nhất, và 3, số nguyên tố lẻ đầu tiên. Mọi khoảng cách số nguyên tố khác đều là số chẵn. Chỉ có duy nhất một cặp hai khoảng cách số nguyên tố liên tục bằng 2: khoảng cách g2g3 giữa ba số nguyên tố 3, 5, và 7.

Vói bất kỳ số nguyên n, giá trị giai thừa n! là tích của tất cả các số nguyên dương từ 1 tới n. Sau đó, xét dãy

 

Dễ nhận thấy phần tử đầu tiên chia hết cho 2, phần tử thứ hai chia hết cho 3, và tiếp tục như vậy. Do đó, đây là dãy n − 1 hợp số liên tiếp, và nó phải thuộc khoảng cách giữa hai số nguyên tố có độ dài ít nhất n. Điều này có nghĩa khoảng cách số nguyên tố có thể lớn tùy ý, hay nói dưới công thức: với bất kỳ số nguyên N, tồn tại số nguyên m sao cho gmN.

Tuy nhiên, khoảng cách số nguyên tố với độ dài n có thể xảy ra ở các số nhỏ hơn n!. Lấy ví dụ chẳng hạn, khoảng cách số nguyên tố đầu tiên có độ dài lớn hơn 14 nằm giữa 523 và 541, trong khi 15! là số cực kỳ lớn, 1307674368000.

Các kết quả số học sửa

Thường thì tỷ lệ của gnln(pn) được gọi là merit của khoảng cách gn . Tính đến ngày 25 tháng 2 năm 2022, khoảng cách số nguyên tố lớn nhất với đuôi là số có thể nguyên tố có độ dài 6966714, bao gồm 208296 chữ số của số có thể nguyên tố và merit M = 14.5395, được phát hiện bởi Michiel Jansen dùng phần mềm sàng phát triển bởi J. K. Andersen.[2][3]. Trong khi đó, khoảng cách số nguyên tố lớn nhất với đuôi là số nguyên tố đã được chứng minh có độ dài bằng 1113106 và merit = 25.90, với 18662 chữ số trong số nguyên tố, phát hiện bởi P. Cami, M. Jansen và J. K. Andersen.[4][5]

Tính đến tháng 12 năm 2017, giá trị merit lớn nhất và đầu tiên lớn hơn 40, phát hiện bởi mạng Gapcoin, là 41.93878373 với số nguyên tố 87 chữ số: 293703234068022590158723766104419463425709075574811762098588798217895728858676728143227. Khoảng cách số nguyên tố của số này với số nguyên tố ngay sau đó là 8350.[6]

Các giá trị merit đã được tính (tính đến tháng 10 năm 2020)[6][7][8][9]
Merit gn Số chữ số pn Năm Người phát hiện
41.938784 8350 87 xem trên 2017 Gapcoin
39.620154 15900 175 3483347771 × 409#/30 − 7016 2017 Dana Jacobsen
38.066960 18306 209 650094367 × 491#/2310 − 8936 2017 Dana Jacobsen
38.047893 35308 404 100054841 × 953#/210 − 9670 2020 Seth Troisi
37.824126 8382 97 512950801 × 229#/5610 − 4138 2018 Dana Jacobsen

Tỷ lệ Cramér–Shanks–Granville được tính bằng tỷ lệ gn / (ln(pn))2.[6] Nếu ta bỏ đi tỷ lệ cao thất thường của các số nguyên tố 2, 3, 7, thì giá trị lớn nhất tính theo tỷ lệ này là 0.9206386 cho số nguyên tố 1693182318746371. Các giá trị khác có thể được xem ở  A111943.

Ta gọi gnkhoảng cách tối đại, nếu gm < gn với mọi m < n. Tính đến tháng 8 năm 2018, khoảng cách tối đại lớn nhất được biết có độ dài 1550, và được tìm thấy bởi Bertil Nyman. Nó là khoảng cách tối đại thứ 80, xuất hiện ngay sau số nguyên tố 18361375334787046697.[10] Các khoảng cách tối đại khác được ghi trong  A005250, còn các số nguyên tố tương ứng pn nằm trong  A002386, và các giá trị n nằm trong  A005669. Dãy các khoảng cách tối đại cho tới số nguyên tố thứ n được giả thuyết có khoảng   phần tử[11] (xem bảng dưới).

80 khoảng cách tối đại đã biết
Từ 1 đến 27
# gn pn n
1 1 2 1
2 2 3 2
3 4 7 4
4 6 23 9
5 8 89 24
6 14 113 30
7 18 523 99
8 20 887 154
9 22 1,129 189
10 34 1,327 217
11 36 9,551 1,183
12 44 15,683 1,831
13 52 19,609 2,225
14 72 31,397 3,385
15 86 155,921 14,357
16 96 360,653 30,802
17 112 370,261 31,545
18 114 492,113 40,933
19 118 1,349,533 103,520
20 132 1,357,201 104,071
21 148 2,010,733 149,689
22 154 4,652,353 325,852
23 180 17,051,707 1,094,421
24 210 20,831,323 1,319,945
25 220 47,326,693 2,850,174
26 222 122,164,747 6,957,876
27 234 189,695,659 10,539,432
Từ 28 đến 54
# gn pn n
28 248 191,912,783 10,655,462
29 250 387,096,133 20,684,332
30 282 436,273,009 23,163,298
31 288 1,294,268,491 64,955,634
32 292 1,453,168,141 72,507,380
33 320 2,300,942,549 112,228,683
34 336 3,842,610,773 182,837,804
35 354 4,302,407,359 203,615,628
36 382 10,726,904,659 486,570,087
37 384 20,678,048,297 910,774,004
38 394 22,367,084,959 981,765,347
39 456 25,056,082,087 1,094,330,259
40 464 42,652,618,343 1,820,471,368
41 468 127,976,334,671 5,217,031,687
42 474 182,226,896,239 7,322,882,472
43 486 241,160,624,143 9,583,057,667
44 490 297,501,075,799 11,723,859,927
45 500 303,371,455,241 11,945,986,786
46 514 304,599,508,537 11,992,433,550
47 516 416,608,695,821 16,202,238,656
48 532 461,690,510,011 17,883,926,781
49 534 614,487,453,523 23,541,455,083
50 540 738,832,927,927 28,106,444,830
51 582 1,346,294,310,749 50,070,452,577
52 588 1,408,695,493,609 52,302,956,123
53 602 1,968,188,556,461 72,178,455,400
54 652 2,614,941,710,599 94,906,079,600
Từ 55 đến 80
# gn pn n
55 674 7,177,162,611,713 251,265,078,335
56 716 13,829,048,559,701 473,258,870,471
57 766 19,581,334,192,423 662,221,289,043
58 778 42,842,283,925,351 1,411,461,642,343
59 804 90,874,329,411,493 2,921,439,731,020
60 806 171,231,342,420,521 5,394,763,455,325
61 906 218,209,405,436,543 6,822,667,965,940
62 916 1,189,459,969,825,483 35,315,870,460,455
63 924 1,686,994,940,955,803 49,573,167,413,483
64 1,132 1,693,182,318,746,371 49,749,629,143,526
65 1,184 43,841,547,845,541,059 1,175,661,926,421,598
66 1,198 55,350,776,431,903,243 1,475,067,052,906,945
67 1,220 80,873,624,627,234,849 2,133,658,100,875,638
68 1,224 203,986,478,517,455,989 5,253,374,014,230,870
69 1,248 218,034,721,194,214,273 5,605,544,222,945,291
70 1,272 305,405,826,521,087,869 7,784,313,111,002,702
71 1,328 352,521,223,451,364,323 8,952,449,214,971,382
72 1,356 401,429,925,999,153,707 10,160,960,128,667,332
73 1,370 418,032,645,936,712,127 10,570,355,884,548,334
74 1,442 804,212,830,686,677,669 20,004,097,201,301,079
75 1,476 1,425,172,824,437,699,411 34,952,141,021,660,495
76 1,488 5,733,241,593,241,196,731 135,962,332,505,694,894
77 1,510 6,787,988,999,657,777,797 160,332,893,561,542,066
78 1,526 15,570,628,755,536,096,243 360,701,908,268,316,580
79 1,530 17,678,654,157,568,189,057 408,333,670,434,942,092
80 1,550 18,361,375,334,787,046,697 423,731,791,997,205,041
 

Các kết quả khác sửa

Cận trên sửa

Theo định đề Bertrand được chứng minh vào năm 1852, luôn có số nguyên tố nằm giữa k và 2k, tức là pn +1 < 2pn, đồng thời nghĩa là gn < pn .

Định lý số nguyên tố được chứng minh trong 1896, phát biểu rằng độ dài trung bình của khoảng cách giữa số nguyên tố p và số nguyên tố tiếp theo sẽ tiến dần theo tiệm cận tới ln(p) (lôgarit tự nhiên của số p) cho số nguyên tố p đủ lớn. Độ dài thực tế của khoảng cách có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị này. Song, ta vẫn có thể suy ra từ định lý số nguyên tố cận trên của độ dài khoảng cách số nguyên tố.

Cho mọi  , tồn tại số tự nhiên   sao cho với mọi  

 .

Ta có thể suy ra khoảng cách số nguyên tố sẽ nhỏ dần đi tuỳ ý tương xứng với các số nguyên tố: tức là thương

 

Hoheisel (1930) là người đầu tiên tìm ra rằng[12] tồn tại hằng số θ < 1 sao cho

 

do đó chứng minh được rằng

 

cho n đủ lớn.

Hoheisel thu về được kết quả khả thi 32999/33000 cho θ. Sau được cải tiến thành 249/250 bởi Heilbronn,[13] và thành θ = 3/4 + ε, cho bất kỳ ε > 0, bởi Chudakov.[14]

Một cải tiến lớn được đưa bởi Ingham,[15], người chứng minh rằng cho một số hằng số dương c,

Nếu   thì   cho bất kỳ  

Ở đây, Oký hiệu O lớn, ζ ký hiệu hàm zeta Riemann và π là hàm đếm số nguyên tố. Bởi vì có thể chấp nhận bất kỳ c > 1/6, ta sẽ thu được θ là một số nào đó lớn hơn 5/8.

Một hệ quả trực tiếp từ kết quả của Ingham là sẽ luôn có số nguyên tố nằm giữa n3 và (n + 1)3, nếu n đủ lớn.[16] Phỏng đoán Lindelöf sẽ suy ra công thức của Ingham thoả mãn với mọi c dương: song thế này chưa đủ để chứng minh luôn có số nguyên tố nằm giữa n2 và (n + 1)2 cho n đủ lớn (xem giả thuyết Legendre). Để kiểm chứng điều này, ta cần một kết quả mạnh hơn như giả thuyết Cramér chẳng hạn.

Huxley trong 1972 đã chứng minh ta có thể chọn θ = 7/12 = 0.58(3).[17]

Một kết quả khác từ Baker, HarmanPintz trong 2001, đã chứng minh θ có thể là 0.525.[18]

Trong 2005, Daniel Goldston, János PintzCem Yıldırım đã chứng minh rằng

 

và sau 2 năm cải thiện nó thành[19] to

 

Trong 2013, Yitang Zhang đã chứng minh rằng

 

nghĩa là có vô số khoảng cách có độ dài không quá 70 triệu.[20] Đến ngày 20 tháng 7 năm 2013, dự án Polymath đã nỗ lực hợp tác và tối ưu hoá rút cận trên của Zhang về 4680.[21] Trong tháng 11 năm 2013, James Maynard giới thiệu phương pháp mịn hoá mới cho sàng GPY, cho phép ông rút gọn cận trên về 600 và chứng minh rằng cho bất kỳ m, tồn tại khoảng bị chặn có vô hạn số tịnh tiến mà mỗi cái trong đó có m số nguyên tố.[22] Sử dụng các ý tưởng của Maynard, dự án Polymath đã cải tiến cận trên về 246;[21][23] và nếu giả định giả thuyết Elliott–Halberstam hoặc dạng tổng quát của nó đúng, thì cận trên sẽ rút gọn về 12 hoặc 6, tương ứng.[21]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ "Hidden structure in the randomness of the prime number sequence?", S. Ares & M. Castro, 2005
  2. ^ “Announcement at Mersenneforum.org”.
  3. ^ “Verification Announcement at Mersenneforum.org”.
  4. ^ Andersen, Jens Kruse. “The Top-20 Prime Gaps”. Truy cập 13 Tháng sáu năm 2014.
  5. ^ A proven prime gap of 1113106
  6. ^ a b c NEW PRIME GAP OF MAXIMUM KNOWN MERIT
  7. ^ Dynamic prime gap statistics
  8. ^ TABLES OF PRIME GAPS
  9. ^ “Prime Gap List Project”. Bản gốc lưu trữ 26 tháng Mười năm 2020. Truy cập 16 Tháng sáu năm 2022.
  10. ^ Nicely, Thomas R. (2019). “NEW MAXIMAL PRIME GAPS OF 1530 AND 1550”. faculty.lynchburg.edu. Lưu trữ bản gốc 30 Tháng tư năm 2021. Truy cập 29 tháng Chín năm 2022.
  11. ^ Kourbatov, A.; Wolf, M. (2020). “On the first occurrences of gaps between primes in a residue class”. Journal of Integer Sequences. 23 (Article 20.9.3). arXiv:2002.02115. MR 4167933. S2CID 211043720. Zbl 1444.11191. Lưu trữ bản gốc 12 Tháng tư năm 2021. Truy cập 3 Tháng mười hai năm 2020.
  12. ^ Hoheisel, G. (1930). “Primzahlprobleme in der Analysis”. Sitzunsberichte der Königlich Preussischen Akademie der Wissenschaften zu Berlin. 33: 3–11. JFM 56.0172.02.
  13. ^ Heilbronn, H. A. (1933). “Über den Primzahlsatz von Herrn Hoheisel”. Mathematische Zeitschrift. 36 (1): 394–423. doi:10.1007/BF01188631. JFM 59.0947.01. S2CID 123216472.
  14. ^ Tchudakoff, N. G. (1936). “On the difference between two neighboring prime numbers”. Mat. Sb. 1: 799–814. Zbl 0016.15502.
  15. ^ Ingham, A. E. (1937). “On the difference between consecutive primes”. Quarterly Journal of Mathematics. Oxford Series. 8 (1): 255–266. Bibcode:1937QJMat...8..255I. doi:10.1093/qmath/os-8.1.255.
  16. ^ Cheng, Yuan-You Fu-Rui (2010). “Explicit estimate on primes between consecutive cubes”. Rocky Mt. J. Math. 40: 117–153. arXiv:0810.2113. doi:10.1216/rmj-2010-40-1-117. S2CID 15502941. Zbl 1201.11111.
  17. ^ Huxley, M. N. (1972). “On the Difference between Consecutive Primes”. Inventiones Mathematicae. 15 (2): 164–170. Bibcode:1971InMat..15..164H. doi:10.1007/BF01418933. S2CID 121217000.
  18. ^ Baker, R. C.; Harman, G.; Pintz, J. (2001). “The difference between consecutive primes, II”. Proceedings of the London Mathematical Society. 83 (3): 532–562. doi:10.1112/plms/83.3.532. S2CID 8964027.
  19. ^ Goldston, Daniel A.; Pintz, János; Yıldırım, Cem Yalçin (2010). “Primes in Tuples II”. Acta Mathematica. 204 (1): 1–47. arXiv:0710.2728. doi:10.1007/s11511-010-0044-9. S2CID 7993099.
  20. ^ Zhang, Yitang (2014). “Bounded gaps between primes”. Annals of Mathematics. 179 (3): 1121–1174. doi:10.4007/annals.2014.179.3.7. MR 3171761.
  21. ^ a b c “Bounded gaps between primes”. Polymath. Lưu trữ bản gốc 28 Tháng hai năm 2020. Truy cập 21 tháng Bảy năm 2013.
  22. ^ Maynard, James (2015). “Small gaps between primes”. Annals of Mathematics. 181 (1): 383–413. arXiv:1311.4600. doi:10.4007/annals.2015.181.1.7. MR 3272929. S2CID 55175056.
  23. ^ D.H.J. Polymath (2014). “Variants of the Selberg sieve, and bounded intervals containing many primes”. Research in the Mathematical Sciences. 1 (12). arXiv:1407.4897. doi:10.1186/s40687-014-0012-7. MR 3373710. S2CID 119699189.