Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity, nguyên văn 'Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì Sự Phồn thịnh', viết tắt là IPEF cho Indo-Pacific Economic Framework) là một sáng kiến kinh tế do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2022.[1][2] Khuôn khổ ra mắt với tổng số mười ba quốc gia tham gia, với lời mời cởi mở cho các quốc gia khác tham gia bất cứ lúc nào.

Các nước tham gia IPEF

Bốn chủ đề của IPEF được đề xuất là:[3][4][5]

  1. thương mại hồi phục và công bằng
  2. khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng
  3. cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và khử cacbon
  4. thuế và chống tham nhũng.

Không giống như các hiệp định thương mại tự do, không có quy định cắt giảm thuế quan trọng khuôn khổ này. Khuôn khổ này không cần sự phê chuẩn của quốc hội vì nó là một hiệp định liên chính phủ, nhưng nó không ràng buộc về mặt pháp lý như một hiệp định thương mại tự do. [6] Một tuyên bố chung chính thức [7] nêu rõ rằng "trong tương lai, các đối tác trong khuôn khổ này sẽ thảo luận nhiều cách khác nhau để tăng cường hợp tác kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu này", về bản chất pháp lý cuối cùng sẽ được thảo luận trong tương lai. Dư luận Hoa Kỳ phản đối tự do thương mại là lý do tại sao Hoa Kỳ không quay trở lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và khởi động một khuôn khổ mới.[8]

Các quốc gia tham gia sửa

Phản ứng sửa

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết: “Thực tế sẽ chứng minh rằng cái gọi là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chỉ là chiến lược tạo ra chia rẽ, kích động đối đầu và phá hoại hòa bình”. “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ gây quan ngại sâu sắc trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương”, [10][11] và cho rằng một thỏa thuận như vậy cuối cùng sẽ "thất bại".[12]

Tham khảo sửa

  1. ^ Liptak, Kevin (23 tháng 5 năm 2022). “Biden unveils his economic plan for countering China in Asia | CNN Politics”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “FACT SHEET: In Asia, President Biden and a Dozen Indo-Pacific Partners Launch the Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity”. The White House (bằng tiếng Anh). 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ “米バイデン政権 IPEF立ち上げに向け協議開始発表 13か国参加へ | NHK”. NHKニュース. 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “米主導の「インド太平洋経済枠組み」、バイデン大統領訪日時に正式立ち上げへ(ASEAN、韓国、日本、米国) | ビジネス短信”. ジェトロ (bằng tiếng Nhật). 18 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “<独自>米主導の新枠組み、日豪韓NZなど参加へ”. 産経ニュース (bằng tiếng Nhật). 11 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “インド太平洋経済枠組み(IPEF):時事ドットコム”. 時事ドットコム (bằng tiếng Nhật). 23 tháng 5 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “繁栄のためのインド太平洋経済枠組みに関する声明” (PDF). 外務省. 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ 細川昌彦 (23 tháng 5 năm 2022). “【正論】新・経済枠組みが問う日本の手腕 明星大学教授・細川昌彦”. 産経ニュース (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ Manager, Ritika Pratap Deputy News. “Fiji joins Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity”. Fiji Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ 三塚聖平 (19 tháng 5 năm 2022). “中国、米大統領の日韓歴訪牽制 中国紙「騒動の旅」”. 産経ニュース (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ “China says Washington's 'divisive' Indo-Pacific strategy doomed to fail”. scmp.com. 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ China says Washington’s ‘divisive’ Indo-Pacific strategy doomed to fail, South China Morning Post