Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu
Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu ở gần cầu Tầm Vu, thuộc ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam; cách thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về hướng Tây Nam theo Quốc lộ 61.
Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu | |
---|---|
Di tích cấp Quốc gia | |
Tượng đài Chiến thắng cao 8m trong Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vị trí | Quốc lộ 61, Xẻo Cao, Thạnh Xuân, Châu Thành A, Hậu Giang |
Thành phố gần nhất | Thành phố Cần Thơ |
Tọa độ | 9°54′48″B 105°41′58,4″Đ / 9,91333°B 105,68333°Đ |
Diện tích | 0,02 km² |
Mục đích hiện tại | Du lịch |
Năm sự kiện | 1946 – 1948 |
Sự kiện quan trọng |
|
Di tích cấp quốc gia | |
Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu | |
Loại | Di tích lịch sử – văn hóa |
Ngày nhận danh hiệu | 25 tháng 1 năm 1991 |
Quyết định | Số 154/VH-QĐ |
Giới thiệu
sửaTầm Vu nằm trên địa bàn xã Thạnh Xuân ngày nay, là nơi từng diễn ra 4 trận đánh lớn trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1948).
- Trận đánh lần thứ nhất diễn ra vào ngày 20 tháng 1 năm 1946. Trong trận này, một đơn vị nhỏ do Nguyễn Đăng chỉ huy, đã diệt một xe Jeep trên lộ Tầm Vu (nay là Quốc lộ 61, đoạn gần cầu Tầm Vu), làm chết 4 quân Pháp, trong đó có viên Đại tá Dessert, là một trong 5 đại tá chỉ huy các mặt trận trên toàn cõi Đông Dương lúc bấy giờ [1].
- Trận đánh lần thứ hai diễn ra ngày 12 tháng 11 năm 1946, do lực lượng vũ trang Cần Thơ thực hiện, và cũng xảy ra trên lộ Tầm Vu. Người chỉ huy trận đánh là Ngô Hồng Giỏi. Trong trận này, 3 xe quân sự của Pháp bị thiêu cháy, hơn 60 lính Lê dương bị tiêu diệt. Bộ đội Cần Thơ đã thu trên 60 súng các loại. Trong trận này, chiến sĩ Dương Thành Thuận hy sinh.
- Trận đánh lần thứ ba diễn ra ngày 3 tháng 5 năm 1947, do Khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy, và cũng xảy ra trên lộ Tầm Vu. Trận này, quân kháng chiến (gồm bộ đội của khu phối hợp tác chiến với lực lượng vũ trang của Cần Thơ) đã tiêu diệt 6 xe quân sự (mỗi xe chở chừng 20 lính Pháp) thu 8 đại liên, nhiều súng trường, đạn dược, quân trang và quân dụng...So với hai trận trước, trận này số quân hai bên tham gia đông hơn, súng đạn cũng nhiều hơn và hiện đại hơn. Và bài hát Tầm Vu (nhạc: Đắc Nhẫn, lời: Quốc Hương) có câu mở đầu: Hùng thay! Tầm Vu! đây đó vang lừng chiến công... được ra đời sau lần chiến thắng này [2].
- Trận đánh lần thứ tư diễn ra chiều ngày 19 tháng 4 năm 1948. Đây là trận phục kích chặn đánh đoàn xe quân sự của Pháp ở Tầm Vu do các chi đội 24, 25, 26 thuộc bộ đội chủ lực Khu 4 thực hiện. Chỉ huy trận đánh là Khu bộ trưởng Trương Văn Giàu và Tham mưu trưởng Võ Quang Anh. Trong trận này, hơn 100 quân Pháp bị diệt (trong đó có 1 quan ba), 14 xe vận tải quân sự bị phá hủy, thu nhiều súng và quân trang, quân dụng khác. Nổi bật hơn cả là trong trận này, quân kháng chiến đã tịch thu được 1 khẩu pháo 105 ly lần đầu tiên trong cả nước, làm vang dội khắp chiến trường Đông Dương lúc bấy giờ (xem ảnh bên)[3].
Để kỷ niệm, Tầm Vu đã được tỉnh Hậu Giang đầu tư xây dựng thành khu di tích lịch sử (gồm có tượng đài, nhà trưng bày và khẩu pháo 105 ly) trong mấy năm gần đây. Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách gần xa...[4]
Khu di tích rộng trên 2 ha, gồm các hạng mục như: Tượng đài chiến thắng cao trên 20m, mảng phù điêu hoành tráng, nhà trưng bày, khẩu pháo Đại bác 105 ly trong khuôn viên vườn[5].
Di tích cấp Quốc gia
sửaNgày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 154/VH-QĐ công nhận địa điểm chiến thắng Tầm Vu là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia[6].
Nguồn tham khảo
sửaNgoài bia di tích dựng tại Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu, còn tham khảo thêm:
- Bài "Vang lừng chiến thắng Tầm Vu" in trong sách Tìm hiểu Đất và Người Hậu Giang. Bản điện tử đăng trên website Thư viện Hậu Giang [3] Lưu trữ 2014-03-08 tại Wayback Machine.
- Bài Tầm Vu! đây đó vang lừng chiến công, đăng trên báo Quân đội Nhân dân, cập nhật 29/05/2008 [4] Lưu trữ 2014-03-08 tại Wayback Machine.
Chú thích
sửa- ^ Theo thông tin trên báo Quân đội Nhân dân (cập nhật 29/05/2008), thì Đại tá Dessert chính là sĩ quan cao cấp nhất bỏ mạng đầu tiên trên chiến trường 3 nước Việt - Lào – Campuchia sau năm 1945. Xem: [1] Lưu trữ 2014-03-08 tại Wayback Machine.
- ^ Theo hai bài viết đã ghi ở mục tham khảo. Có nguồn cho rằng bài hát Tầm Vu ra đời sau trận thắng lần thứ tư. Ngoài ra, lúc bấy giờ trong dân gian ở vùng miền này cũng đã có câu:
- Ngồi buồn kể chuyện đánh Tây
- Tầm Vu một trận diệt bầy xâm lăng
- Sợ gì thiết giáp xe tăng,
- Quân ta cướp súng thần công kẻ thù.
- ^ Nguồn: "Vang lừng chiến thắng Tầm Vu [2] Lưu trữ 2014-03-08 tại Wayback Machine.
- ^ Nội dung bài căn cứ theo bia di tích dựng tại Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu và tổng hợp từ các nguồn đã ghi ở mục tham khảo. Lưu ý: Trong bài viết trên, những thiệt hại của quân đội Pháp, phần nhiều đều chưa được kiểm chứng từ các nguồn độc lập và của quân đội Pháp.
- ^ Trần Xuân Diễm, Phòng Quản lý Di sản văn hóa (Trích lược trong Danh nhân và di tích lịch sử văn hóa tỉnh Cần Thơ, do Sở Văn hóa thông tin Cần Thơ thực hiện năm 2003) (26 tháng 8 năm 2020). “Giới thiệu tóm tắt di tích lịch sử - văn hóa Chiến thắng Tầm Vu”. Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2023. Truy cập 15 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Di tích lịch sử chiến thắng Tầm Vu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang. 1 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập 15 tháng 3 năm 2023.