Kim Sơn, Châu Thành (Tiền Giang)

xã thuộc Châu Thành

Kim Sơn là một thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Kim Sơn
Xã Kim Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnChâu Thành
Trụ sở UBNDấp Hội[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°20′6″B 106°14′24″Đ / 10,335°B 106,24°Đ / 10.33500; 106.24000
MapBản đồ xã Kim Sơn
Kim Sơn trên bản đồ Việt Nam
Kim Sơn
Kim Sơn
Vị trí xã Kim Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,69 km²[2][3]
Dân số (2018)
Tổng cộng10.443 người[2][3]
Mật độ893 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28585[4]

Địa lý sửa

Địa giới hành chính xã Kim Sơn:

Con sông lớn nhất là Rạch Gầm gần như chia đôi xã, chảy theo hướng bắc - nam, chảy ra sông Tiền ở phía nam. Xã tiếp giáp sông Tiền với chiều dài khoảng 4 km.

Hành chính sửa

Xã Kim Sơn có diện tích 11,69 km², dân số năm 2018 là 10.443 người,[2] mật độ dân số đạt 893 người/km². Tổng số hộ: 2.901.[3]

Xã Kim Sơn được chia thành 4 ấp:[5]

  • Đông
  • Hội
  • Mỹ
  • Tây

Lịch sử sửa

 
Vàm Rạch Gầm.

Xã bắt đầu từ việc thành lập thôn Kim Sơn, hiện vẫn chưa rõ niên đại chính xác, nhưng được phỏng đoán là vào giữa thế kỷ 18. Ông Lê Công Giám là người có công lập thôn, qui tụ dân về nên khi mất được thờ như một vị Thành hoàng.[6][7]

Vào năm 1785, một cửa sông trên địa bàn xã đã được chọn là điểm khởi đầu cho một khu vực phục kích dài 6 km để đánh quân Xiêm. Từ cửa sông xuôi về hạ lưu đến cửa sông Xoài Mút, đoạn sông Tiền đã trở thành nơi quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại quân Xiêm xâm lược.[8]

Đến trước 1945, xã Kim Sơn thuộc tổng Thuận Bình, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho.[9]

Từ 1945 đến 1954, xã Kim Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, theo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam lại tổ chức hành chính như trước 1945.[9]

Từ 1954 đến 1975, xã Kim Sơn thuộc huyện Châu Thành Nam, tỉnh Mỹ Tho, theo chính quyền Cách mạng Miền Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại tổ chức hành chính là xã Kim Sơn, tổng Thuận Bình, quận Sầm Giang, tỉnh Định Tường.[9]

Năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận "Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút" là di tích cấp quốc gia. Quyết định ký ngày 2 tháng 12 năm 1992.[10][11]

Năm 1999, ấp Mỹ là ấp đầu tiên được công nhận ấp văn hóa. Năm 2001, đến ấp Hội. Năm 2005 ấp Đông, và năm 2009 đến lượt ấp Tây được công nhận ấp văn hóa.[3]

Năm 2001, Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 20 tháng 1 năm 2005, nhân "kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút".[12]

Cuối năm 2011, Tổ hợp tác Sapo Mặc Bắc Kim Sơn được thành lập, tổng số thành viên ban đầu là 33 hộ, diện tích canh tác trên 12 ha.[13]

Kinh tế - Xã hội sửa

 
cầu Rạch Gầm.

Tuyến đường quan trọng nhất xã là tỉnh lộ 864[14] chạy theo hướng tây - đông, nằm ở phía nam xã, dọc theo bờ sông Tiền. Tình trạng đường nhựa này đang xuống cấp, mặt đường đầy ổ gà, ổ voi, tù đọng nước vào mùa mưa. Tuyến đường hư hỏng kéo dài sang các xã lân cận. Góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông.[15] Xã tiếp giáp với xã Song Thuận ở phía đông với tỉnh lộ 876 chạy dài.

Giao thông trong địa bàn xã thường gặp khó khăn, do nhiều tuyến đường liên ấp trong xã nằm dọc sông, như Rạch Gầm, thường xuyên sạt lở, đất sụp sâu vào bờ làm tắt giao thông. Đoạn đường nào vừa sửa xong thì sạt lở đoạn khác.[16] Năm 2021, bờ tây Rạch Gầm có thời điểm một đoạn dài 70 m sạt lở khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng.[17][18] Việc sạt lở cũng phá vỡ nhiều đoạn đê dẫn đến nhiều diện tích vườn cây ăn trái ngập lụt khi triều cường lên.[19]

Trung tâm mua bán của xã là chợ Kim Sơn, một chợ nhỏ nằm ở bờ tây của vàm Rạch Gầm. Xã có các cơ sở sửa chữa, đóng tàu tải trọng từ 1.000 đến 5.000 tấn, như xưởng tàu Nhựt Trường.[20]

Tỉnh Tiền Giang đang triển khai kế hoạch xây dựng hàng loạt cống đập ngăn mặn, trong đó con sông lớn nhất chảy trên địa bàn xã và đổ vào sông Tiền là Rạch Gầm sẽ được xây dựng một cống ngăn lớn, dự kiến đến 2024, các công trình sẽ hoàn thành.[21]

Hầu hết người dân trong xã sống bằng canh tác nông nghiệp, trồng cây ăn trái. Xã có 600 ha trồng hồng xiêm (Sapochê), là xã trồng hồng xiêm nhiều nhất Tiền Giang.[22] Địa phương cũng đã thành lập Tổ hợp tác trồng hồng xiêm Mặc Bắc Kim Sơn (Châu Thành). Hiện nay đang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Hồng xiêm là đặc sản của huyện, thích nghi tốt với thổ nhưỡng ven sông Tiền. Thu hoạch rải vụ gần như quanh năm.[22] Cây trồng này cũng có khả năng chịu mặn cao, không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng nhiễm mặn của tỉnh. Vườn hồng xiêm được xác định lâu đời nhất có trên 30 năm tuổi.[23]

Sapochê Mặc Bắc sửa

 
Hồng xiêm (minh họa).

Giống Sapochê phổ biến nhất là giống Mặc Bắc, năng suất cao, trồng bằng nhánh chiết, sau 4 năm đã có thể thu hoạch ổn định, năng suất trung bình 20 tấn/ha, có trường hợp đạt tới 30 tấn/ha. So với giống Sapochê Xiêm thì giống cây này thân cao, tán rộng, phát triển nhanh và mau cho quả hơn. Lá cây nhỏ, màu nhạt hơn; trái nặng gần 300 gram. Trái khi chín có vị ngọt dịu, mùi thơm nhẹ, dễ tan. Trái có hàm lượng Vitamin C từ 8,9-44,1 mg/100g; axít từ 0,09-0,15%; PH từ 5-5,3; đường tổng số từ 11,14-20,43%,...[13]

Năm 2011, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền "Sapô Mặc Bắc Kim Sơn".[24]

Ngày 8 tháng 1 năm 2016, sapochê Mặc Bắc đã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO cấp giấy chứng nhận VietGAP số VietGAP-TT-13-04-82-0020 cho diện tích 12 ha.[13]

Tôn giáo sửa

Chùa Vạn Phước: lập vào năm 1946, diện tích 1,1 ha, tọa lạc ấp Đông.[25]

Chú thích sửa

  1. ^ “UBND XÃ KIM SƠN”. tien-giang.congtydoanhnghiep.com. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ a b c d e “Xã Kim Sơn”. chauthanh.tiengiang.gov.vn. ngày 10 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam..., tr.150
  7. ^ Đình Nam bộ..., tr.58
  8. ^ Trần Mạnh Thường, Sđd, tr.915
  9. ^ a b c Địa chí Tiền Giang, Tập 2 , tr.200-201
  10. ^ “Di tích lịch sử Rạch gầm - Xoài mút”. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ Minh Nguyệt (ngày 14 tháng 4 năm 2017). “Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút”. thegioidisan.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ Tam Anh (ngày 16 tháng 1 năm 2017). “Nhớ trận Rạch Gầm - Xoài Mút oanh liệt”. báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ a b c Trung Kiên (ngày 25 tháng 7 năm 2016). “Đặc sản trái cây Sapoche Mặc Bắc”. dantocmiennui.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  14. ^ “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP TỈNH QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 4 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ Nhật Trường (ngày 23 tháng 4 năm 2021). “Đầu mùa mưa xuất hiện nhiều hố "tử thần" trên tỉnh lộ 864 tỉnh Tiền Giang”. VOV. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  16. ^ Nhật Trường (ngày 21 tháng 10 năm 2021). “Nỗi lo sạt lở ven sông, rạch vào mùa mưa bão tại tỉnh Tiền Giang”. VOV. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  17. ^ Hoài Thương (ngày 3 tháng 6 năm 2021). “Đường xuống sông Rạch Gầm sạt mất 70 mét, đe dọa sụp thêm”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  18. ^ Ngọc Phúc (ngày 7 tháng 6 năm 2021). “Tiền Giang: Hơn 1.300 tỷ đồng nâng cấp kênh Chợ Gạo”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  19. ^ Nhật Trường (ngày 23 tháng 10 năm 2020). “Nhiều vườn cây đặc sản ở ĐBSCL "điêu đứng" vì triều cường”. VOV. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  20. ^ Nhật Trường (ngày 12 tháng 1 năm 2021). “Tiền Giang, đầu năm mới nhiều doanh nghiệp đóng tàu "khủng". VOV. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  21. ^ Nhật Trường (ngày 7 tháng 4 năm 2021). “Sẽ đầu tư gần 880 tỷ đồng xây dựng 6 cống, đập kiên cố ngăn mặn, trữ ngọt ven sông Tiền”. VOV. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  22. ^ a b “Giá hồng xiêm tại Tiền Giang tăng mạnh, nông dân lãi trên 50%”. báo Công Thương. ngày 21 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  23. ^ Minh Đảm, Ngọc Thắng (ngày 28 tháng 7 năm 2020). “Cây sa pô lấy lại vị thế”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  24. ^ Thành Công (ngày 21 tháng 12 năm 2011). “Tiền Giang: Cây Sapô được cấp chứng nhận thương hiệu độc quyền”. báo Công Thương. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  25. ^ “H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Vạn Phước”. phatgiaotiengiang.org. ngày 20 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.

Thư mục sửa

  • Địa chí Tiền Giang, Tập 2. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2005.
  • Huỳnh Trảng Ngọc, Trương Tường Ngọc, Hồ Tường (1993). Đình Nam bộ, tín ngưỡng và nghi lễ. NXB thành phố Hồ Chí Minh.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX: tại Thanh Hóa, Ngày 18-19/10/2008. NXB Thế giới. 2008.
  • Trần Mạnh Thường. Việt Nam - Văn hóa và du lịch. NXB Công ty Văn hóa Hương Trang.

Liên kết ngoài sửa