Kim Trung, Kim Sơn

xã thuộc Kim Sơn

Kim Trung là một thuộc huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Kim Trung
Xã Kim Trung
Vùng bãi ngang - cồn nổi Kim Sơn là khu dự trữ sinh quyển thế giới
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
HuyệnKim Sơn
Địa lý
Tọa độ: 19°57′43″B 106°3′9″Đ / 19,96194°B 106,0525°Đ / 19.96194; 106.05250
Kim Trung trên bản đồ Việt Nam
Kim Trung
Kim Trung
Vị trí xã Kim Trung trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,47 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng4.583 người[1]
Mật độ1.025 người/km²
Khác
Mã hành chính14695[2]

Địa lý sửa

Xã Kim Trung nằm ở cực nam huyện Kim Sơn, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 50 km, có vị trí địa lý:

Xã Kim Trung có diện tích 4,47 km², dân số năm 2019 là 4.583 người[1], mật độ dân số đạt 1.025 người/km².

Kim Trung là xã nằm trong vùng bãi bồi, diện tích tự nhiên liên tục tăng hàng năm khoảng 1–3 km² do phù sa bồi đắp.

Lịch sử sửa

Ngày 23 tháng 11 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 88-CP[3][4] về việc thành lập xã Kim Trung trên cơ sở 500 ha diện tích tự nhiên với 2.170 nhân khẩu thuộc khu vực Cồn Thoi.

Cuối năm 1993, cùng với việc thành lập xã Kim Trung, hàng trăm hộ dân đến từ 7 tỉnh (gồm Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình) về vùng bãi triều ven biển huyện Kim Sơn khai hoang vỡ hóa, lập vùng kinh tế mới. Họ đa số là những gia đình nghèo, những mong tìm cuộc đổi đời ở vùng đất mới.[5]

Kinh tế sửa

Là vùng đất mới, Kim Trung thuận lợi phát triển trồng cói, nuôi tôm sú, ngao, cua, ghẹ và khai thác thủy sản. Vùng biển Kim Trung gần đảo cồn Nổi và đảo Cồn Mờ là một vùng đất do phù sa bồi đắp nằm ở xa bờ đem lại nhiều nguồn thu cho người dân trong xã.

Hiện Ninh Bình đang có dự kiến thành lập khu kinh tế bãi ngang Kim Sơn tại vùng biển bãi ngang - cồn nổi và 7 xã ven biển Kim Sơn, trong đó có Kim Trung

Nhà thờ Giáo xứ Kim Trung thuộc giáo phận Phát Diệm nằm trên địa bàn xã Kim Trung, Kim Sơn, Ninh Bình

Du lịch sửa

Kim Trung thuộc 7 xã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng ở huyện Kim Sơn. Tính nổi bật toàn cầu ở đây được thể hiện ở cảnh quan sinh thái vùng đất mở với những thay đổi địa chất diễn ra mau lẹ, đa dạng sinh học với các loài chim nước trú ngụ trong rừng phòng hộ ven biển. Cảnh quan sinh thái vùng ven biển Ninh Bình còn hoang sơ, thích hợp với việc khai thác du lịch đồng quê, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị định số 88-CP năm 1993 của Chính phủ
  4. ^ “NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH (1992-2015)/ Trang 58” (PDF). Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. 12 tháng 5 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Ở cực Nam miền Bắc

Tham khảo sửa