Kinh tế học vi mô

một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế
(Đổi hướng từ Kinh tế vi mô)
Bài viết này trong loại bài
Kinh tế học

Đề cương các chủ đề
Phân loại tổng quát

Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lý luận · Các phương pháp không chính thống

Các phương pháp kỹ thuật

Toán học · Kinh tế lượng
Thực nghiệm · Kế toán quốc gia

Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực

Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa
Tăng trưởng · Phán triển · Lịch sử
Quốc tế · Hệ thống kinh tế
Tiền tệ Tài chính
Công cộng Phúc lợi
Sức khỏe · Nhân lực · Quản lý
Quản trị · Thông tin · Tổ chức · Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết tổ chức ngành · Luật pháp
Nông nghiệp · Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường · Sinh thái
Đô thị · Nông thôn · Vùng

Danh sách

Tạp chí · Ấn bản
Phân loại · Các chủ đề · Kinh tế học gia

Chủ đề Kinh tế học

Kinh tế học vi mô hay là kinh tế tầm nhỏ (Tiếng Anh: microeconomics), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Mục tiêu nghiên cứu

sửa

Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vi mô là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường, khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo. Những ngành quan trọng trong kinh tế vi mô bao gồm thị trường dưới thông tin bất đối xứng, chọn lựa với sự không chắc chắn và các áp dụng trong kinh tế của lý thuyết trò chơi.

Phạm vi nghiên cứu

sửa

Phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm:

  1. Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường
  2. Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
  3. Lý thuyết về hành vi của người sản xuất
  4. Cấu trúc thị trường
    • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    • Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền
    • Thị trường thiểu số độc quyền
    • Thị trường độc quyền thuần túy
  5. Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động - vốn - Tài nguyên
  6. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
  7. Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế
  8. Các lý luận về thất bại thị trường

Phương pháp nghiên cứu

sửa

Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm:

Phương pháp mô hình hóa

sửa
  1. xây dựng mô hình.
  2. phát triển mô hình bằng cách phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được.
  3. kiểm chứng thực tế.

Phương pháp so sánh tĩnh

sửa

Theo phương pháp này, các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình.

Phương pháp phân tích biên tế

sửa

Đây là phương pháp đặc thù của Kinh tế học nói chung và Kinh tế học vi mô nói riêng. Nó cũng là phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu bởi vì bất cứ sự lựa chọn nào cũng phải dựa trên sự so sánh giữa lơi ích mang lại và chi phí bỏ ra. Phương pháp phân tích biên tế được sử dụng để tìm ra điểm tối ưu (còn gọi là điểm cân bằng) của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích và chi phí tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng thêm. Lợi ích chi phí đó được gọi là lợi ích biên tế và chi phi biên tế. Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi: phương pháp phân tích cận biên.

Nền tảng cho các chuyên ngành của kinh tế học

sửa

Kinh tế học vi mô là nền tảng cho nhiều chuyên ngành của kinh tế học. Chủ nghĩa kinh tế tự do mới phát triển các lý luận kinh tế học vĩ mô của mình trên cơ sở kinh tế học vi mô. Ngay cả chủ nghĩa Keynes gần đây (phái kinh tế học Keynes mới) cũng đi tìm các cơ sở kinh tế học vi mô cho lý luận kinh tế học vĩ mô của chủ nghĩa này. Trên cơ sở kinh tế học vĩ mô, nhiều chuyên ngành khác trong đó có tài chính quốc tế, kinh tế học phát triển được phát triển. Kinh tế học vi mô còn làm nền tảng trực tiếp cho các môn như kinh tế học công cộng, kinh tế học phúc lợi, thương mại quốc tế, lý thuyết tổ chức ngành, địa lý kinh tế, v.v... Cùng với kinh tế vĩ mô là hai trụ cột của khoa học kinh tế.

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  • Nguyễn Đại Thắng (2005), Giáo trình Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  • Hal R. Varian (1999), Intermediate Microeconomics: A Modern Approach, Fifth Edition, W. W. Norton and Company.
  • Robert S. Pyndyck and Daniel L. Rubinfeld (1994), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  • Samuelson - Kinh te học
  • Giáo trình kinh tế học vi mô - Bộ giáo dục & đào tạo - trường ĐH kinh tế quốc dân - Chủ biên: PGS. TS Vũ Kim Dũng
  • Giáo trình kinh tế vi mô - Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội[1]

Đọc thêm

sửa
  • Bade, Robin (2001). Foundations of Microeconomics. Michael Parkin. Addison Wesley Paperback 1st Edition.
  • Colander, David. Microeconomics. McGraw-Hill Paperback, 7th Edition: 2008.
  • Dunne, Timothy, J. Bradford Jensen, and Mark J. Roberts (2009). Producer Dynamics: New Evidence from Micro Data. University of Chicago Press. ISBN 9780226172569.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Eaton, B. Curtis; Eaton, Diane F.; and Douglas W. Allen. Microeconomics. Prentice Hall, 5th Edition: 2002.
  • Frank, Robert A.; Microeconomics and Behavior. McGraw-Hill/Irwin, 6th Edition: 2006.
  • Friedman, Milton. Price Theory. Aldine Transaction: 1976
  • Jehle, Geoffrey A.; and Philip J. Reny. Advanced Microeconomic Theory. Addison Wesley Paperback, 2nd Edition: 2000.
  • Hagendorf, Klaus: Labour Values and the Theory of the Firm. Part I: The Competitive Firm. Paris: EURODOS; 2009.
  • Hicks, John R. Value and Capital. Clarendon Press. [1939] 1946, 2nd ed.
  • Katz, Michael L.; and Harvey S. Rosen. Microeconomics. McGraw-Hill/Irwin, 3rd Edition: 1997.
  • Kreps, David M. A Course in Microeconomic Theory. Princeton University Press: 1990
  • Landsburg, Steven. Price Theory and Applications. South-Western College Pub, 5th Edition: 2001.
  • Mankiw, N. Gregory. Principles of Microeconomics. South-Western Pub, 2nd Edition: 2000.
  • Mas-Colell, Andreu; Whinston, Michael D.; and Jerry R. Green. Microeconomic Theory. Oxford University Press, US: 1995.
  • McGuigan, James R.; Moyer, R. Charles; and Frederick H. Harris. Managerial Economics: Applications, Strategy and Tactics. South-Western Educational Publishing, 9th Edition: 2001.
  • Nicholson, Walter. Microeconomic Theory: Basic Principles and Extensions. South-Western College Pub, 8th Edition: 2001.
  • Perloff, Jeffrey M. Microeconomics. Pearson - Addison Wesley, 4th Edition: 2007.
  • Perloff, Jeffrey M. Microeconomics: Theory and Applications with Calculus. Pearson - Addison Wesley, 1st Edition: 2007
  • Pindyck, Robert S.; and Daniel L. Rubinfeld. Microeconomics. Prentice Hall, 7th Edition: 2008.
  • Ruffin, Roy J.; and Paul R. Gregory. Principles of Microeconomics. Addison Wesley, 7th Edition: 2000.
  • Varian, Hal R. (1987). "microeconomics," The New Palgrave: A Dictionary of Economics, v. 3, pp. 461–63.
  • Varian, Hal R. Intermediate Microeconomics. W.W. Norton & Company, 7th Edition.
  • Varian, Hal R. Microeconomic Analysis. W. W. Norton & Company, 3rd Edition.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  1. ^ “Giáo trình kinh tế vi mô - Đại học Kinh Tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2014.