Kỳ Vương

Danh hiệu Shogi Nhật Bản có giai đoạn Khiêu chiến giả Xác định đông kì thủ nhất
(Đổi hướng từ Kio (shogi))

Kỳ Vương chiến 棋王戦 ( Kiō-sen?) là một trong tám giải đấu tranh danh hiệu lớn của giới Shogi chuyên nghiệp Nhật Bản, được tổ chức bởi Liên đoàn Shogi Nhật Bản[1]Kyodo News. Giải đấu này được thành lập vào năm 1974 với tư cách là một giải đấu không danh hiệu và được nâng lên giải đấu danh hiệu vào năm 1975, với tiền thân là Giải xác định cao thủ mạnh nhất. Kỳ thủ chiến thắng loạt tranh ngôi 5 ván sẽ giành danh hiệu Kỳ Vương 棋王 ( Kiō?).

Kỳ Vương chiến (棋王戦)
Loại giải đấuDanh hiệu chuyên nghiệp
Tên khácKỳ Vương chiến - Cúp Konami Group
Tiền thânGiải xác định cao thủ mạnh nhất
Thông tin
Thời gian tổ chứcSơ loại: Tháng 1 - tháng 5

Xác định Khiêu chiến giả: Tháng 6 - tháng 12

Tranh ngôi: Tháng 2 năm sau - tháng 3
Lần đầu tổ chứcGiải đấu không danh hiệu: Năm 1974 (lần 1)
Giải đấu tranh danh hiệu chính thức: Năm 1975 (kỳ 1)
Thời gian ván đấuMỗi bên 4 tiếng
Loạt tranh ngôiLoạt 5 ván thắng 3 (BO5)
Tiền thưởngKhông công bố
Chủ trìKyodo News, Liên đoàn Shogi Nhật Bản
Tài trợKonami, Ōtsuka Pharmaceutical
Trang webhttps://www.shogi.or.jp/match/kiou/
Thành tích
Đương kimFujii Sōta (kỳ 48)
Vĩnh thếHabu Yoshiharu
Watanabe Akira
Giành nhiều danh hiệu nhấtHabu Yoshiharu (13 kỳ)
Chuỗi danh hiệu dài nhấtHabu Yoshiharu (12 kỳ)

Kể từ năm 2021, giải đấu được tài trợ bởi tập đoàn Konami và tập đoàn y dược Ōtsuka Pharmaceutical. Do đó, kể từ kỳ 48, tên chính thức của giải đấu là Kỳ Vương chiến - Cúp Konami Group[2].

Về nhà tài trợ sửa

Kỳ phổ của Kỳ Vương chiến được xuất bản trên tất cả các tờ báo có hợp đồng với Kyodo News, và các công ty đó cũng thay phiên tổ chức loạt tranh ngôi của Kỳ Vương chiến. Đa số các công ty này là đại diện của các tòa soạn địa phương, và không có công ty nào phát hành báo tại Tokyo. Trước đây, độc giả vẫn có thể tìm đọc kỳ phổ Kỳ Vương chiến qua tuần san "Sự thật"[3]. Ban đầu, các giải đấu được giới thiệu trên các tờ báo địa phương (còn gọi là "báo huyện"), chia làm 2 giải đấu: Giải xác định cao thủ mạnh nhất (dành cho các kỳ thủ hạng B trở lên) và Giải giao lưu kỳ thủ lâu năm và kỳ thủ mới (dành cho các kỳ thủ hạng C trở xuống và các kỳ thủ Tam đẳng), đều được Kyodo News tài trợ. Giải xác định cao thủ mạnh nhất trở thành Kỳ Vương chiến vào năm 1974 và trở thành một giải tranh danh hiệu chính thức vào năm 1975 sau đó. Giải giao lưu kỳ thủ lâu năm và kỳ thủ mới trở thành Danh Kỳ chiến và là vòng loại của Kỳ Vương chiến. Danh Kỳ chiến được sáp nhập vào Kỳ Vương chiến trong mùa giải 1981, và Thiên Vương chiến được sáp nhập vào năm 1993, chuyển đổi thể thức của Kỳ Vương chiến thành thể thức hiện tại.

Thể thức sửa

Khiêu chiến giả được xác định qua vòng Sơ loại - vòng Xác định Khiêu chiến giả - vòng Tái sinh và loạt Xác định Khiêu chiến giả. Khiêu chiến giả sẽ đấu một loạt 5 ván với đương kim Kỳ Vương, kỳ thủ nào thắng 3 ván trước sẽ trở thành Kỳ Vương mới.

Tất cả các ván đấu của Kỳ Vương chiến, từ vòng Sơ loại đến loạt tranh ngôi đều có 4 tiếng thời gian (trước năm 1987 là 5 tiếng) cho mỗi bên, đấu trong 1 ngày.

Vòng Sơ loại sửa

Các kỳ thủ không thuộc diện hạt giống ở hạng B2 Thuận Vị chiến trở xuống cùng 1 Nữ lưu kỳ sĩ[4] và Danh Nhân nghiệp dư sẽ đấu loại trực tiếp để xác định 8 kỳ thủ tiến vào vòng Xác định Khiêu chiến giả. Trước đây, 8 kỳ thủ này được xác định thông qua Danh Kỳ chiến[5].

Ở kỳ 48, Satomi Kana Nữ lưu Ngũ quán đã tiến đến vòng Xác định Khiêu chiến giả. Tuy nhiên, chưa từng có Danh Nhân nghiệp dư nào làm được điều tương tự. Komaki Tsuyoshi Danh Nhân nghiệp dư từng tiến đến vòng bán kết của vòng Sơ loại và dừng chân ở đó.

Kể từ tháng 2 năm 2021, kỳ thủ Nữ lưu hoặc nghiệp dư tiến đến tứ kết của vòng Xác định Khiêu chiến giả sẽ được quyền làm bài kiểm tra để lên chuyên[6].

Thời gian cho mỗi bên ở vòng sơ loại là 4 tiếng, được tính theo thể thức đếm giây cho đến kỳ 48[7] và sẽ tính theo thể thức đồng hồ cờ vua từ kỳ 49[8].

Vòng Xác định Khiêu chiến giả sửa

Khoảng hơn 30 kỳ thủ bao gồm các kỳ thủ hạt giống và 8 kỳ thủ từ vòng Sơ loại thứ Nhất sẽ thi đấu để xác định Khiêu chiến giả. Các kỳ thủ hạt giống bao gồm:

  • Kỳ thủ tiến đến top 4 của vòng Xác định Khiêu chiến giả kỳ trước (bao gồm Kỳ Vương kỳ trước nếu thua loạt tranh ngôi)
  • Kỳ thủ sở hữu danh hiệu
  • Kỳ thủ ở hạng B1 Thuận Vị chiến trở lên

Các kỳ thủ từ vòng Sơ loại sẽ vào thẳng vòng 2, các kỳ thủ ở top 4 của kỳ trước vào thẳng vòng 3.

Từ Bán kết đến loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả sửa

1 kỳ thủ sẽ toàn thắng vượt qua vòng Xác định Khiêu chiến giả (nhánh thắng) và vào loạt Xác định Khiêu chiến giả. Từ vòng bán kết (nhánh thắng) trở đi, Kỳ Vương chiến sử dụng thể thức nhánh thắng - nhánh thua (loại kép).

  • Nhánh thua: 2 kỳ thủ thua bán kết nhánh thắng cùng 1 kỳ thủ thua chung kết nhánh thắng thi đấu xác định 1 kỳ thủ còn lại tiến vào loạt Xác định Khiêu chiến giả. Từ kỳ 17 trở về trước, bắt đầu thi đấu thể thức nhánh thắng - nhánh thua từ vòng Tứ kết.
    • Vòng 1: 2 kỳ thủ thua bán kết nhánh thắng đấu với nhau
    • Chung kết: Kỳ thủ thua chung kết nhánh thắng đấu với kỳ thủ vượt qua vòng 1
  • Loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả: Kỳ thủ chiến thắng nhánh thắng cùng kỳ thủ vượt qua nhánh thua sẽ đấu một loạt 2 ván đặc biệt để xác định Khiêu chiến giả. Kỳ thủ nhánh thua chỉ được đấu ván 2 nếu thắng ván 1. Lượt đi của cả 2 ván được xác định bằng Furigoma. Điều kiện để mỗi kỳ thủ giành quyền khiêu chiến như sau:
    • Kỳ thủ nhánh thắng: Chỉ cần thắng 1 ván để giành quyền khiêu chiến.
    • Kỳ thủ nhánh thua: Phải thắng cả 2 ván để giành quyền khiêu chiến.

Đặc quyền dành cho kỳ thủ hết thời gian ở Free Class sửa

Nếu kỳ thủ tiến đến top 4 của vòng Xác định Khiêu chiến giả đã hết thời gian ở Free Class, dù kỳ thủ không được tham gia các giải đấu khác nữa nhưng vẫn được tham gia Kỳ Vương chiến kỳ sau mà không phải giải nghệ[9].

Loạt tranh ngôi 5 ván sửa

Khiêu chiến giả thi đấu một loạt 5 ván với đương kim Kỳ Vương, kỳ thủ nào chiến thắng 3 ván trước sẽ trở thành Kỳ Vương mới. Loạt tranh ngôi được tổ chức tại các quán trọ và các địa điểm khác trên khắp cả nước, tuy nhiên vẫn có thể tổ chức tại Hội quán Shogi Tokyo hoặc Ōsaka như vòng sơ loại. Đồng thời, trong mỗi loạt tranh ngôi sẽ có 1 ván được tài trợ bởi nhật báo Hokkoku (thông thường là ván 2, trong năm 2019 là ván 1), ván này sẽ được tổ chức tại trụ sở của nhật báo.

Loạt tranh ngôi được kênh Shogi của nhà đài Abema phát sóng trực tiếp. Cho đến năm 2020 nhà đài Niconico cũng phát sóng loạt tranh ngôi Kỳ Vương.

Sự thay đổi thể thức qua các kỳ sửa

Kỳ Loạt tranh ngôi Vòng Xác định Khiêu chiến giả Vòng Sơ loại
Thời gian mỗi bên Thể thức Loạt Xác định Khiêu chiến giả Thời gian mỗi bên Kỳ thủ tham gia nhánh thua Hạt giống Số kỳ thủ vượt qua Thời gian mỗi bên Điều kiện tham gia
Lần 1 5 tiếng 3 ván thắng 2 Cả 2 kỳ thủ tiến vào loạt tranh ngôi Không rõ Từ top 16 trở lên
  • Danh Nhân và Thập Đẳng (tham gia từ vòng 2)
  • 24 kỳ thủ từ hạng B1 trở lên
4 kỳ thủ Không rõ Ở hạng B2 trở xuống (tham gia Danh Kỳ chiến)
Kỳ 1 Đấu vòng tròn 3 người:
  • Kỳ Vương lần 1
  • 2 kỳ thủ chiến thắng nhánh thắng/thua
5 tiếng Từ top 8 trở lên
  • Danh Nhân và các kỳ thủ từ hạng B1 trở lên
  • Top 8 kỳ trước
8 kỳ thủ 5 tiếng
2-6 5 ván thắng 3 Đấu 1 ván
7-9 4 tiếng 4 tiếng Ở hạng B2 trở xuống
10-16
  • Danh Nhân và các kỳ thủ từ hạng B1 trở lên
  • Top 8 kỳ trước
  • Kỳ thủ sở hữu danh hiệu
17 4 tiếng
18-19 Loạt 2 ván đặc biệt:
  • Kỳ thủ vượt qua nhánh thắng: Cần thắng 1 ván
  • Kỳ thủ vượt qua nhánh thua: Cần thắng 2 ván
Từ top 4 trở lên
  • Top 4 kỳ trước (tham gia từ vòng 3)
  • Các kỳ thủ ở hạng B1 trở lên
  • Kỳ thủ sở hữu danh hiệu
  • Kỳ thủ sở hữu danh hiệu Vĩnh thế[10]
20-48
  • Ở hạng B2 trở xuống
  • Nữ lưu Danh Nhân[11]
  • Danh Nhân nghiệp dư
49-hiện tại
  • Top 4 kỳ trước (tham gia từ vòng 3)
  • Các kỳ thủ ở hạng B1 trở lên
  • Kỳ thủ sở hữu danh hiệu
4 tiếng (đồng hồ cờ vua)
  • Ở hạng B2 trở xuống
  • 1 Nữ lưu kỳ sĩ sở hữu danh hiệu
  • Danh Nhân nghiệp dư
  • Từ kỳ 17 trở về trước, thể thức của nhánh thua như sau:
    • 4 kỳ thủ thua tứ kết nhánh thắng đấu loại trực tiếp chọn ra 1 kỳ thủ A
    • 2 kỳ thù thua bán kết nhánh thắng đấu 1 ván chọn ra 1 kỳ thủ B
    • A và B đấu với nhau, kỳ thủ chiến thắng sẽ đấu với kỳ thủ C thua chung kết nhánh thắng để chọn ra kỳ thủ tiến vào ván Xác định Khiêu chiến giả
  • Do có sự phản đối về thể thức 1 ván Xác định Khiêu chiến giả (với thể thức nhánh thắng - nhánh thua, kỳ thủ vào trận Xác định Khiêu chiến giả từ nhánh thắng sẽ cần phải thua 2 ván mới có thể bị loại (loại kép), do đó khi áp dụng thể thức nhánh thắng - nhánh thua mà vẫn giữ nguyên thể thức 1 ván Xác định Khiêu chiến giả thì sẽ mất công bằng cho kỳ thủ đi lên từ nhánh thắng), từ kỳ 18 trở về sau, loạt Xác định Khiêu chiến giả trở thành loạt 2 ván (coi như là loạt 3 ván mà kỳ thủ chiến thắng nhánh thắng đã thắng 1 ván).

Vĩnh thế Kỳ Vương sửa

Danh hiệu Vĩnh thế của giải đấu này là Vĩnh thế Kỳ Vương 永世棋王 ( Eisei Kiō?), với điều kiện là giành danh hiệu Kỳ Vương 5 kỳ liên tiếp. Đây là danh hiệu Vĩnh thế duy nhất của Shogi chuyên nghiệp không có điều kiện tổng số kỳ danh hiệu giành được[12]. Thời điểm nhận danh hiệu Vĩnh thế Kỳ Vương cũng tương tự các danh hiệu Vĩnh thế khác - nhận danh hiệu sau khi kỳ thủ giải nghệ. Cho đến nay, chỉ có 2 kỳ thủ chuyên nghiệp đủ điều kiện cho danh hiệu này - Habu YoshiharuWatanabe Akira.

Lịch sử các loạt tranh ngôi sửa

Kết quả ván đấu(theo góc nhìn của Kỳ Vương/kỳ thủ nhánh thắng)
○: Thắng  ●: Thua  千:Lặp lại nước đi  持:Bế tắc
Loạt tranh ngôi 5 ván
Chữ đậm Giành danh hiệu Kỳ Vương (chiến thắng loạt tranh ngôi) Chữ đậm Đạt điều kiện Vĩnh thế Kỳ Vương (chiến thắng loạt tranh ngôi)
  • Đối với Kỳ Vương chiến lần 1, loạt tranh ngôi là loạt 3 ván
Loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả (từ kỳ 18 trở đi)
  • Kỳ thủ chiến thắng nhánh thắng có lợi thế 1 ván thắng (☆), kỳ thủ chiến thắng nhánh thua cần thắng 2 ván.

Giải đấu không danh hiệu sửa

Lần Mùa giải Loạt tranh ngôi 3 ván Nhánh thua Danh Kỳ chiến
Nhánh thắng Kết quả Nhánh thua Thua chung kết Thua bán kết Lần Vô địch Về nhì
1 1974 Naitō Kunio ○●○ Sekine Shigeru Ōuchi Nobuyuki Ōyama Yasuharu 1 Tanaka Kaishū Katō Hiroji

Kỳ 1-17 sửa

Vòng Chung kết kỳ 1
Kỳ thủ Naitō Takashima Ōuchi Hiệu số Playoff
Kỳ Vương lần 1 Naitō Kunio ―― ○/○ ○/● 3 - 1 Naitō Kunio●-○Ōuchi Nobuyuki
Kỳ thủ nhánh thắng Takashima Hiromitsu ●/● ―― ●/● 0 - 4
Kỳ thủ nhánh thua Ōuchi Nobuyuki ●/○ ○/○ ―― 3 - 1
Kỳ Mùa giải Loạt tranh ngôi 5 ván Vòng Xác định Khiêu chiến giả(Top 4) (★: Kỳ thủ thua chung kết nhánh thắng) Danh Kỳ chiến
Ván Xác định Khiêu chiến giả Nhánh thua
Kỳ Vương Kết quả Khiêu chiến giả Kỳ thủ nhánh thắng Kết quả Kỳ thủ nhánh thua Thua chung kết Thua bán kết Lần Vô địch Về nhì
1 1975 Kỳ Vương lần 1
Naitō Kunio
Bảng đấu đã nêu ở trên Takashima Hiromitsu Takashima Hiromitsu - Ōuchi Nobuyuki Manabe Kazuo Ōyama Yasuharu 2 Ishida Kazuo Hashimoto Sanji
Ōuchi Nobuyuki
2 1976 Ōuchi Nobuyuki ●●●-- Katō Hifumi Katō Hifumi ○|● Nakahara Makoto Mori Keiji Manabe Kazuo 3 Wakamatsu Masakazu Aono Teruichi
3 1977 Katō Hifumi ○○○-- Nakahara Makoto Nakahara Makoto ○|● Kiriyama Kiyozumi Moriyasu Hidemitsu Futakami Tatsuya 4 Satō Daigorō Satō Yoshinori
4 1978 Katō Hifumi ●●○○● Yonenaga Kunio Yonenaga Kunio ○|● Kiriyama Kiyozumi Futakami Tatsuya Ariyoshi Michio 5 Aono Teruichi Nishimura Kazuyoshi
5 1979 Yonenaga Kunio ●○●●- Nakahara Makoto Nakahara Makoto ○|● Naitō Kunio Futakami Tatsuya Kiriyama Kiyozumi 6 Tanigawa Kōji Aono Teruichi
6 1980 Nakahara Makoto ●●○●- Yonenaga Kunio Yonenaga Kunio ○|● Ōyama Yasuharu Moriyasu Hidemitsu Ono Shūichi 7 Kitamura Masao Fukusaki Bungo
7 1981 Yonenaga Kunio ○●○●○ Moriyasu Hidemitsu Itaya Susumu ●|○ Moriyasu Hidemitsu Ōyama Yasuharu Manabe Kazuo (Sáp nhập vào Kỳ Vương chiến từ mùa giải 1981)
8 1982 Yonenaga Kunio ○○○-- Ōyama Yasuharu Ōyama Yasuharu ○|● Nakahara Makoto Moriyasu Hidemitsu Mori Keiji
9 1983 Yonenaga Kunio ○●○○- Moriyasu Hidemitsu Moriyasu Hidemitsu ○|● Itaya Susumu Manabe Kazuo Nakahara Makoto
10 1984 Yonenaga Kunio ○●●●- Kiriyama Kiyozumi Kiriyama Kiyozumi ○|● Tanaka Torahiko Manabe Kazuo Ariyoshi Michio
11 1985 Kiriyama Kiyozumi ●●●-- Tanigawa Kōji Tanigawa Kōji ○|● Katsuura Osamu Ariyoshi Michio Kobayashi Kenji
12 1986 Tanigawa Kōji ●○●●- Takahashi Michio Takahashi Michio ○|● Manabe Kazuo Itaya Susumu Nakahara Makoto
13 1987 Takahashi Michio ●●持○○● Tanigawa Kōji Tanigawa Kōji ○|● Ōyama Yasuharu Nakahara Makoto Waki Kenji
14 1988 Tanigawa Kōji ○○●●● Minami Yoshikazu Tanaka Torahiko ●|○ Minami Yoshikazu Habu Yoshiharu Kobayashi Kenji
15 1989 Minami Yoshikazu ○○○-- Ōyama Yasuharu Ōyama Yasuharu ○|● Tamaru Noboru Habu Yoshiharu Yonenaga Kunio
16 1990 Minami Yoshikazu ●●○●- Habu Yoshiharu Habu Yoshiharu ○|● Kobayashi Kenji Takahashi Michio Nakahara Makoto
17 1991 Habu Yoshiharu ●○○○- Minami Yoshikazu Morishita Taku ●|○ Minami Yoshikazu Tanigawa Kōji Takahashi Michio

Kỳ 18 - hiện tại sửa

※Dấu ☆ tương đương với lợi thế 1 ván thắng của kỳ thủ nhánh thắng trong loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả

Kỳ Mùa giải Loạt tranh ngôi 5 ván Vòng Xác định Khiêu chiến giả(Top 4) (★: Kỳ thủ thua chung kết nhánh thắng)
Loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả Nhánh thua
Kỳ Vương Kết quả Khiêu chiến giả Kỳ thủ nhánh thắng Kết quả Kỳ thủ nhánh thua Thua chung kết Thua vòng 1
18 1992 Habu Yoshiharu 千●○●○○ Tanigawa Kōji Tanigawa Kōji ☆○- Satō Yasumitsu Nakahara Makoto Minami Yoshikazu
19 1993 Habu Yoshiharu ○○○-- Minami Yoshikazu Minami Yoshikazu ☆○- Satō Yasumitsu Nakahara Makoto Tanigawa Kōji
20 1994 Habu Yoshiharu ○○○-- Morishita Taku Morishita Taku ☆○- Murayama Satoshi Minami Yoshikazu Maruyama Tadahisa
21 1995 Habu Yoshiharu ○○○-- Takahashi Michio Takahashi Michio ☆●○ Murayama Satoshi Shima Akira Yonenaga Kunio
22 1996 Habu Yoshiharu ○○○-- Morishita Taku Morishita Taku ☆○- Nakahara Makoto Kobayashi Kenji Moriuchi Toshiyuki
23 1997 Habu Yoshiharu ○千○●○- Gōda Masataka Minami Yoshikazu ☆●● Gōda Masataka Iizuka Hiroki Maruyama Tadahisa
24 1998 Habu Yoshiharu ○○○-- Satō Yasumitsu Fujii Takeshi ☆●● Satō Yasumitsu Kobayashi Kenji Shima Akira
25 1999 Habu Yoshiharu ○●○○- Moriuchi Toshiyuki Moriuchi Toshiyuki ☆●○ Shima Akira Satō Yasumitsu Fujii Takeshi
26 2000 Habu Yoshiharu ○○●○- Kubo Toshiaki Gōda Masataka ☆●● Kubo Toshiaki Maruyama Tadahisa Tanigawa Kōji
27 2001 Habu Yoshiharu ●○○○- Satō Yasumitsu Satō Yasumitsu ☆●○ Gōda Masataka Moriuchi Toshiyuki Kubo Toshiaki
28 2002 Habu Yoshiharu ○○●●● Maruyama Tadahisa Gōda Masataka ☆●● Maruyama Tadahisa Tanaka Torahiko Inoue Keita
29 2003 Maruyama Tadahisa ●○●●- Tanigawa Kōji Tanigawa Kōji ☆●○ Fukaura Kōichi Satō Yasumitsu Urano Masahiko
30 2004 Tanigawa Kōji ●●●-- Habu Yoshiharu Moriuchi Toshiyuki ☆●● Habu Yoshiharu Fujii Takeshi Fukaura Kōichi
31 2005 Habu Yoshiharu ●●○●- Moriuchi Toshiyuki Moriuchi Toshiyuki ☆○- Gōda Masataka Kubo Toshiaki Morishita Taku
32 2006 Moriuchi Toshiyuki ●○●○● Satō Yasumitsu Fukaura Kōichi ☆●● Satō Yasumitsu Habu Yoshiharu Abe Takashi
33 2007 Satō Yasumitsu ●○●○○ Habu Yoshiharu Habu Yoshiharu ☆○- Abe Takashi Fukaura Kōichi Kimura Kazuki
34 2008 Satō Yasumitsu ●●○○● Kubo Toshiaki Kimura Kazuki ☆●● Kubo Toshiaki Abe Takashi Hashimoto Takanori
35 2009 Kubo Toshiaki ●○●○○ Satō Yasumitsu Satō Yasumitsu ☆○- Yamasaki Takayuki Sugimoto Masataka Hashimoto Takanori
36 2010 Kubo Toshiaki ○●○○- Watanabe Akira Hirose Akihito ☆●● Watanabe Akira Kubota Yoshiyuki Itodani Tetsurō
37 2011 Kubo Toshiaki ○●●●- Gōda Masataka Gōda Masataka ☆●○ Hirose Akihito Itodani Tetsurō Nakagawa Daisuke
38 2012 Gōda Masataka ○●●●- Watanabe Akira Watanabe Akira ☆●○ Habu Yoshiharu Hirose Akihito Satō Yasumitsu
39 2013 Watanabe Akira ○○○-- Miura Hiroyuki Miura Hiroyuki ☆●○ Nagase Takuya Habu Yoshiharu Gōda Masataka
40 2014 Watanabe Akira ○○○-- Habu Yoshiharu Habu Yoshiharu ☆○- Fukaura Kōichi Satō Yasumitsu Gōda Masataka
41 2015 Watanabe Akira ○●○○- Satō Amahiko Satō Yasumitsu ☆●● Satō Amahiko Abe Kenjirō Hirose Akihito
42 2016 Watanabe Akira ●○●○○ Chida Shōta Chida Shōta ☆○- Sasaki Yūki Satō Amahiko Moriuchi Toshiyuki
43 2017 Watanabe Akira ○●○●○ Nagase Takuya Nagase Takuya ☆●○ Kurosawa Reo Miura Hiroyuki Satō Amahiko
44 2018 Watanabe Akira ○○●○- Hirose Akihito Hirose Akihito ☆○- Satō Amahiko Kurosawa Reo Miura Hiroyuki
45 2019 Watanabe Akira ○●○○- Honda Kei Honda Kei ☆●○ Sasaki Daichi Hirose Akihito Maruyama Tadahisa
46 2020 Watanabe Akira ●○○○- Itodani Tetsurō Hirose Akihito ☆●● Itodani Tetsurō Nagase Takuya Kubo Toshiaki
47 2021 Watanabe Akira ○○●○- Nagase Takuya Nagase Takuya ☆○- Gōda Masataka Satō Yasumitsu Toyoshima Masayuki
48 2022 Watanabe Akira ●●○●- Fujii Sōta Satō Amahiko ☆●● Fujii Sōta Habu Yoshiharu Itō Takumi
49 2023 Fujii Sōta ----- Itō Takumi Hirose Akihito ☆●● Itō Takumi Toyoshima Masayuki Honda Kei

Thông tin bên lề sửa

  • Ở kỳ 1, ván playoff giữa Naitō Kunio và Ōuchi Nobuyuki[13] được tổ chức tại Honolulu, Hawaii, đánh dấu lần đầu tiên một ván Shogi chuyên nghiệp được tổ chức ở nước ngoài.
    • Trước đó, ván được dự định để tổ chức ở Hawaii là ván giữa Naitō và Takashima, tuy nhiên do Takashima phản đối nên ván đấu được đổi thành ván playoff.
    • Ngoài ra, ván 1 trong loạt 5 ván của kỳ 35 cũng được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc.
  • Danh hiệu Kỳ Vương cũng có nghĩa là "vua cờ", và ở các nước nói tiếng Trung, các nhà vô địch cờ tướng cũng hay được gọi là Kỳ Vương (ở Nhật Bản gọi là Danh Nhân). Ví dụ, cao thủ Hồ Vinh Hoa đã từng có một thời được gọi là Kỳ Vương. Kỳ Vương kỳ 1 Ōuchi Nobuyuki đã chơi cờ tướngĐài Loan trong khi đang nghiên cứu về lịch sử Shogi. Ông đã viết rằng mình từng thấy một tấm biển ghi rằng "Danh Nhân Shogi Ōuchi Nobuyuki đến thăm Hàn Quốc" ở Hàn Quốc[14].
  • Ở kỳ 7, Moriyasu Hidemitsu Bát đẳng có lần đầu tiên tham gia một ván tranh ngôi. Thời đó, ván 3 trong loạt 5 ván thường được tổ chức ở Niigata, khi đó Harada Yasuo Cửu đẳng, một kỳ thủ đến từ Niigata sẽ làm nhân chứng và bình luận. Harada đã gọi lối đánh của Moriyasu là "Phong cách Daruma", một cái tên ông bất chợt nghĩ ra trong buổi tiệc tối trước ván đấu. Moriyasu rất thích cái tên này và thường xuyên sử dụng nó kể từ đó.
  • Ở kỳ 15, Ōyama Yasuharu Thập ngũ thế Danh Nhân đã khiêu chiến thất bại Minami Yoshikazu Kỳ Vương với tỷ số 0-3. Tuy nhiên, Ōyama đã trở thành kỳ thủ già nhất tham gia một loạt tranh ngôi. Ngoài ra, ông chưa bao giờ giành danh hiệu Kỳ Vương.
  • Ở kỳ 24, Fujii Takeshi là kỳ thủ nhánh thắng tiến vào loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả, tuy nhiên ông đã để thua 0-2 trước kỳ thủ nhánh thua Satō Yasumitsu. Trong ván 2 của loạt này, Fujii ban đầu tưởng rằng lượt đi sẽ đảo ngược từ ván 1, tuy nhiên ông đã rất bất ngờ khi thấy lượt đi vẫn được quyết định bằng furigoma.
  • Ở kỳ 28, Maruyama Tadahisa đã thắng liền 4 ván để chiến thắng nhánh thua, giành quyền Khiêu chiến và sau đó giành danh hiệu Kỳ Vương. Đây là lần đầu tiên kể từ sau kỳ 18 có một kỳ thủ thua bán kết giành quyền khiêu chiến.
  • Ở kỳ 40, Habu Yoshiharu đã giành quyền khiêu chiên Watanabe Akira Kỳ Vương nhưng để thua trắng 0-3. Đây là lần duy nhất Habu khiêu chiến thất bại một danh hiệu với tỷ số như vậy.
  • Ở kỳ 45, Honda Kei Tứ đẳng (được thăng lên Ngũ đẳng sau đó) đã giành quyền khiêu chiến, trở thành kỳ thủ đầu tiên giành quyền khiêu chiến tại giải danh hiệu đầu tiên của mình, và cũng là kỳ thủ khiêu chiến danh hiệu Kỳ Vương nhanh nhất chỉ sau 1 năm 4 tháng lên chuyên. Đây cũng là lần đầu tiên một kỳ thủ Tứ đẳng và ở hạng C2 Thuận Vị chiến giành quyền khiêu chiến Kỳ Vương. Tuy vậy, Honda đã không thể giành được danh hiệu.
  • Sau lần khiêu chiến của Honda ở trên, các kỳ thủ tham gia lần đầu tiếp tục thi đấu tốt, như Ishikawa Yūta tiến vào top 8 trong kỳ 46, Tomita Seiya tiến vào top 16 và Taniai Hiroki tiến vào top 8 trong kỳ 47.
  • Ở kỳ 48, Satomi Kana Nữ lưu Tứ quán đã trở thành kỳ thủ nữ đầu tiên tiến vào vòng Xác định Khiêu chiến giả của một giải danh hiệu chính thức, ngoài ra, với thành tích 10 thắng - 4 thua trong các giải chính thức, cô đã thành công giành quyền làm bài kiểm tra lên chuyên.

Kỷ lục sửa

Tính đến thời điểm bắt đầu kỳ 49

Giành danh hiệu Tham gia loạt 5 ván Giành quyền khiêu chiến Tham gia vòng Xác định Khiêu chiến giả
Nhiều nhất Habu Yoshiharu - 13 kỳ Habu Yoshiharu - 17 kỳ Tanigawa Kōji

Habu Yoshiharu

Satō Yasumitsu - 4 kỳ

Tanigawa Kōji - 41 kỳ
Liên tiếp Habu Yoshiharu - 12 kỳ Habu Yoshiharu - 13 kỳ (chưa có)[15] Tanigawa Kōji - 39 kỳ
Trẻ nhất Kỳ 16: Habu Yoshiharu - 20 tuổi 172 ngày Kỳ 16: Habu Yoshiharu - 20 tuổi 141 ngày Kỳ 43: Fujii Sōta - 15 tuổi 36 ngày
Già nhất Kỳ 29: Tanigawa Kōji - 41 tuổi 349 ngày Kỳ 15: Ōyama Yasuharu - 66 tuổi 340 ngày Kỳ 17: Ōyama Yasuharu - 68 tuổi 140 ngày
Nhanh nhất Kỳ 16: Habu Yoshiharu - 5 năm 90 ngày Kỳ 45: Honda Kei - 1 năm 123 ngày -
Kỳ thủ nữ đầu tiên (chưa có) (chưa có) (chưa có) Kỳ 48: Satomi Kana

(tất cả các mục dưới đây đều bao gồm các kỳ giữ danh hiệu Kỳ Vương)

Kỳ thủ Sở hữu danh hiệu Tham gia loạt 5 ván Tiến vào top 4 vòng XĐKCG Ghi chú
Tổng cộng Liên tiếp Tổng cộng Liên tiếp Tổng cộng Liên tiếp
Habu Yoshiharu 13 12 17 13 23 15 Vĩnh thế Kỳ Vương
Watanabe Akira 10 10 12 11 12 11 Vĩnh thế Kỳ Vương
Yonenaga Kunio 5 4 7 7 8 7
Kubo Toshiaki 3 3 5 4 8 4
Tanigawa Kōji 3 1 6 4 10 4
Satō Yasumitsu 2 2 6 4 13 4
Minami Yoshikazu 2 2 5 4 8 7
Katō Hifumi 2 2 3 3 3 3
Nakahara Makoto 1 1 3 2 11 2
Gōda Masataka 1 1 3 2 10 4
Moriuchi Toshiyuki 1 1 3 2 6 3
Takahashi Michio 1 1 3 2 5 2
Kiriyama Kiyozumi 1 1 2 2 7 3
Maruyama Tadahisa 1 1 2 2 6 2
Ōuchi Nobuyuki 1 1 2 2 2 2
Fujii Sōta 1 1 1 1 1 1
Moriyasu Hidemitsu 0 0 2 1 5 5
Ōyama Yasuharu 0 0 2 1 4 3
Nagase Takuya 0 0 2 1 4 2
Morishita Taku 0 0 2 1 3 1
Hirose Akihito 0 0 1 1 7 3
Satō Amahiko 0 0 1 1 5 4
Miura Hiroyuki 0 0 1 1 3 2
Itodani Tetsurō 0 0 1 1 3 2
Naitō Kunio 0 0 1 1 2 1
Takashima Hiromitsu 0 0 1 1 1 1
Chida Shōta 0 0 1 1 1 1
Honda Kei 0 0 1 1 1 1
Thành tích của các Nữ lưu kỳ sĩ
Kỳ thủ Số kỳ tham gia Liên tiêp Kỳ Số ván thắng nhiều nhất
Shimizu Ichiyo 9 6 21-26, 31-32, 36 0
Satomi Kana 6 5 37, 45-49 5
Nakai Hiroe 4 2 20, 27, 29-30 1
Yauchi Rieko 3 3 33-35 1
Katō Momoko 3 3 42-44 0
Ueda Hatsumi 2 2 38-39 1
Saida Haruko 1 1 28 0
Kai Tomomi 1 1 40 1
Kagawa Manao 1 1 41 1
Thành tích của các kỳ thủ nghiệp dư
Kỳ thủ Số kỳ tham gia Liên tiêp Kỳ Số ván thắng nhiều nhất
Yokoyama Daiki 3 2 44, 48-49 1
Hayasaki Masakazu 3 1 23, 29, 39 1
Suzuki Jun'ichi 2 2 20-21 0
Yamada Atsumoto 2 2 30-31 0
Watanabe Ken'ya 1 1 22 0
Kiriyama Takashi 1 1 24 0
Tajiri Takashi 1 1 25 0
Segawa Shōji 1 1 25 0
Kaihara Kōji 1 1 27 0
Nagaoka Toshikatsu 1 1 28 0
Asada Takushi 1 1 32 1
Yamada Yōji 1 1 33 0
Shizugami Tōru 1 1 34 2
Komaki Tsuyoshi 1 1 35 2
Yamasaki Yutarō 1 1 36 0
Inoue Tetsuya 1 1 37 0
Imaizumi Kenji 1 1 38 0
Kaku Hiroyoshi 1 1 40 2
Gusukuma Haruki 1 1 41 1
Koyama Reo 1 1 42 1
Amano Keigo 1 1 43 0
Suzuki Hajime 1 1 45 0
Nakagawa Keigo 1 1 46 0

Tham khảo sửa

  1. ^ Vào thời điểm hiện tại (năm 2023), trang phát trực tiếp Kỳ Vương chiến của Liên đoàn Shogi Nhật Bản giới thiệu Kỳ Vương chiến là giải đấu được Liên đoàn và Kyodo News đồng tổ chức, tuy nhiên, trang chính thức của Liên đoàn Shogi Nhật Bản lại giới thiệu đây là giải đấu của Liên đoàn tổ chức.
  2. ^ “Dai 48-ki Kiō-sen Konami Holdings ga Tokubetsu Kyōsan-sha ni, Ōtsuka Seiyaku Kabutshikigaisha ga Kyōsan-sha ni Kettei” 第48期 棋王戦 コナミホールディングスが特別協賛社に、大塚製薬株式会社が協賛社に決定 [Konami Holdings và Ōtsuka Pharmaceutical trở thành nhà tài trợ của Kỳ Vương chiến kỳ 48]. Liên đoàn Shogi Nhật Bản. 24 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Trong số ngày 21 tháng 4 năm 2011, tờ báo này có giới thiệu "Kỳ Vương chiến kỳ 36" trong mục lục. Tuy nhiên, đến năm 2019, bản thân chuyên mục Cờ vây - Shogi của tuần san này cũng không còn nữa và do đó kỳ phổ cũng không được xuất bản.
  4. ^ Nữ lưu kỳ sĩ được chọn thường là Nữ lưu Danh Nhân, tuy nhiên tại kỳ 42, Katō Momoko Nữ lưu Nhị quán được chọn thay vì Satomi Kana Nữ lưu Danh Nhân, và ở kỳ 49, Satomi Kana Nữ lưu Ngũ quán được chọn thay vì Itō Sae Nữ lưu Danh Nhân.
  5. ^ Shōgi Hachidai Kisen Hiwa 将棋八大棋戦秘話 [Câu chuyện đằng sau 8 danh hiệu lớn của Shogi]. NXB Kawade. tr. 154.
  6. ^ “Joryū Kishi - Shōreikai-in - Amateur ni okeru Kisen Yūshūsha e no Taiō ni tsuite” 女流棋士・奨励会員・アマチュアにおける 棋戦優秀者への対応について [Về vấn đề ủng hộ các Nữ lưu kỳ sĩ - thành viên Trường đào tạo kỳ thủ - kỳ thủ nghiệp dư ưu tú trong các giải đấu chính thức]. Liên đoàn Shogi Nhật Bản. 5 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ “Dai-48 ki Kiō-sen Konami Group-hai Yosen” 第48期棋王戦コナミグループ杯予選 [Kỳ Vương chiến - Cúp Konami Group kỳ 48 - Vòng Sơ loại]. Liên đoàn Shogi Nhật Bản.
  8. ^ “Dai-49 ki Kiō-sen Konami Group-hai Yosen” 第49期棋王戦コナミグループ杯予選 [Kỳ Vương chiến - Cúp Konami Group kỳ 49 - Vòng Sơ loại]. Liên đoàn Shogi Nhật Bản.
  9. ^ “Free Class Kishi no Intai ni tsuite” フリークラス棋士の引退について [Về vấn đề giải nghệ của các kỳ thủ Free Class]. Liên đoàn Shogi Nhật Bản. 14 tháng 7 năm 2010.
  10. ^ Yonenaga Kunio Vĩnh thế Kỳ Thánh và Nakahara Makoto Vĩnh thế Thập đẳng (sau đó là Thập lục thế Danh Nhân) đều được vào thẳng vòng Xác định Khiêu chiến giả dù đã xuống Free Class. Tuy nhiên, Tanigawa Kōji Thập thất thế Danh Nhân (nhận danh hiệu vào năm 2022 khi ở hạng B2) sẽ phải bắt đầu từ vòng Sơ loại từ kỳ 49.
  11. ^ Nếu Nữ lưu Danh Nhân từng là thành viên Trường đào tạo kỳ thủ thì 1 Nữ lưu kỳ sĩ sở hữu danh hiệu khác sẽ được chọn.
  12. ^ Trước đây, Cửu đẳng chiến (tiền thân của Thập đẳng chiến - tiền thân của Long Vương chiến) cũng có điều kiện tương tự để nhận danh hiệu Vĩnh thế Cửu đẳng: giành danh hiệu 3 kỳ liên tiếp.
  13. ^ Kỳ Vương chiến chỉ giữ trạng thái giải đấu không danh hiệu vào năm 1975, và trở thành giải tranh danh hiệu vào năm 1976. Ở kỳ đầu tiên, bảng đấu bao gồm 3 kỳ thủ: Kỳ Vương lần 1 Naitō Kunio, Takashima Hiromitsu, kỳ thủ nhánh thắng, và Ōuchi Nobuyuki, kỳ thủ nhánh thua. Mỗi kỳ thủ đấu 2 ván với mỗi kỳ thủ còn lại, kết quả là Naitō 2-0 Takashima, Naitō 1-1 (1 hòa) Ōuchi, Takashima 0-2 Ōuchi. Do đó, Naitō và Ōuchi cùng hòa hiệu số 3-1 và phải đấu ván playoff. Ōuchi đã chiến thắng và trở thành Kỳ Vương kỳ 1.
  14. ^ Ōuchi, Nobuyuki. Shōgi no Kuta-michi 将棋の来た道 [Con đường của Shogi]. tr. 141.
  15. ^ Nếu bao gồm Kỳ Vương chiến lần 1, Naitō Kunio sẽ giữ kỷ lục này với 2 lần khiêu chiến liên tiếp.