Lá nuôi hợp bào (tiếng Anh: Syncytiotrophoblast, tiếng Pháp: Le syncytiotrophoblaste, xuất phát từ tiếng Hy Lạp syn - cùng; cytio - tế bào; tropho - dinh dưỡng; blast - nụ) là biểu mô bao phủ mạch máu lông nhung phôi thainhau thai, tiến sâu vào nội mạc thân tử cung thiết lập tuần hoàn dinh dưỡng giữa phôi và cơ thể mẹ. Đây là một mô khá độc đáo ở chỗ nó là một lớp bào tương chứa nhiều nhân, ranh giới tế bào không rõ, dài đến 13   cm.[1]

Lá nuôi hợp bào
Gai nhau tiên phát
Gai nhau thứ phát
Chi tiết
Giai đoạn Carnegie5a
Các ngày8
Định danh
Latinhsyncitiotrophoblastus
TEBản mẫu:TerminologiaEmbryologica
FMA83040
Thuật ngữ giải phẫu

Chức năng sửa

Lá nuôi hợp bào là lớp ngoài của lá nuôi, xâm lấn vào thành tử cung, làm vỡ mao mạch của mẹ và thiết lập dinh dưỡng giữa máu mẹ và dịch ngoại bào, tạo điều kiện trao đổi chất thụ động giữa mẹ và phôi.

Lá nuôi hợp bào tiết ra progesteroneleptin cùng với hormone human chorionic gonadotropin (hCG) và lactogen nhau thai người (HPL); hCG ngăn ngừa sự thoái hóa của hoàng thể. Progesterone duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc tử cung và cho đến khi Lá nuôi hợp bào trưởng thành để tiết ra đủ progesterone hỗ trợ mang thai (trong tháng thứ tư thai kỳ), được hỗ trợ nhờ hoàng thể thai kỳ (corpus luteum graviditatis).[2]

Sự hình thành sửa

 
Mô bệnh học của một nhung mao màng đệm (còn gọi là gai nhau), trong thai ngoài tử cung.

Lá nuôi hợp bào ít khả năng tăng sinh, thay vào đó được duy trì nhờ sự tổng hợp tế bào của lá nuôi tế bào. Phản ứng tổng hợp này được hỗ trợ bởi syncytin-1, một loại protein được tích hợp vào bộ gen của động vật có vú từ một loại retrovirus nội sinh.[3]

Hình ảnh bổ sung sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Phoi Thai”. Slideshare. 10 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ Langman's Medical Embryology, 10th Edition. T.W. Sadler. p. 34
  3. ^ Mi, S (17 tháng 2 năm 2000). “Syncytin is a captive retroviral envelope protein involved in human placental morphogenesis”. Nature. 403 (6771): 785–789. doi:10.1038/35001608. PMID 10693809.

Tony M. Plant, Anthony J. Zeleznik: "Sinh lý học sinh sản của Knobil và Neill: Bộ 2 tập", trang 1790

Liên kết ngoài sửa