Lãnh tụ
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Lãnh tụ là khái niệm rộng hơn và cao hơn so với lãnh đạo. Là cá nhân kiệt xuất có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của 1 dân tộc hay cả thế giới trong một giai đoạn cụ thể.
Lãnh tụ thường được xem là những vĩ nhân, theo các định nghĩa kinh điển thì lãnh tụ là những người có các phẩm chất sau[1]:
- Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế, thời đại.
- Có năng lực lãnh đạo, tập hợp đông đảo quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế, thời đại.
- Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại.
Vai trò của lãnh tụSửa đổi
- Tổ chức lực lượng để giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra.
- Định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng.
- Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại.
- Thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến bộ xã hội.
- Sáng lập các tổ chức chính trị xã hội, là linh hồn của các tổ chức đó.
- Lãnh tụ có thể là người giúp cho quốc gia của mình trở nên lớn mạnh, trở thành một cường quốc trên thế giới
Một số Lãnh tụ nổi bậtSửa đổi
- Adolf Hitler
- Benito Mussolini
- Park Chung-hee
- Lý Thừa Vãn
- Hồ Chí Minh
- Ngô Đình Diệm
- Kim Nhật Thành
- George Washington
- Abraham Lincoln
- Winston Churchill
- Nelson Mandela
- Charles de Gaulle
- Mao Trạch Đông
- Mahatma Gandhi
- Ruhollah Khomeini
- Simón Bolívar
- Lý Quang Diệu
- Bhumibol Adulyadej
- Tôn Trung Sơn
- Tưởng Giới Thạch
- Joseph Stalin
- Vladimir Lenin
- Fidel Castro
- Sukarno
- Saddam Hussein
- Olof Palme
- Mustafa Kemal Atatürk