Lãnh thổ ủy trị Hội Quốc Liên

Lãnh thổ Ủy trị Hội Quốc Liên là một địa vị pháp lý cho một số khu vực nhất định được chuyển từ quyền kiểm soát của một quốc gia sang nước khác sau chiến tranh thế giới thứ nhất hoặc các công cụ pháp lý có các điều khoản được quốc tế đồng ý để quản lý lãnh thổ thay mặt cho Hội Quốc Liên. Đó là bản chất của cả hiệp định và hiến pháp, trong đó có các điều khoản về quyền thiểu số cung cấp cho các quyền khiếu nại và xét xử của Toà án Quốc tế.[1] Chế độ uỷ trị được thành lập theo Điều 22 của Công ước Liên đoàn Quốc gia, được ký kết vào ngày 28 tháng 6 năm 1919. Với sự tan rã Liên đoàn các quốc gia sau chiến tranh thế giới II, nó đã được quy định tại Hội nghị Yalta rằng các uỷ trị còn lại phải là Đặt dưới sự ủy trị của Hội Quốc liên, tùy thuộc vào các cuộc thảo luận trong tương lai và các thỏa thuận chính thức. Hầu hết các nhiệm vụ còn lại của Liên đoàn các quốc gia (ngoại trừ Nam Phi-Tây Phi) do đó cuối cùng trở thành Các lãnh thổ Tin cậy của Hội Quốc liên.

Các ủy trị ở Trung Đông và châu Phi, bao gồm:
Các lãnh thổ ủy trị ở Thái Bình Dương:

Hai nguyên tắc điều hành đã hình thành cốt lõi của Hệ thống Uỷ trị, không phải là sự sáp nhập lãnh thổ và chính quyền của nó như một "sự tin tưởng thiêng liêng của nền văn minh" để phát triển lãnh thổ vì lợi ích của người dân bản xứ.[2]

Khi Hội Quốc Liên ngừng hoạt động năm 1946, hầu hết các lãnh thổ ủy trị này (trường hợp ngoại trừ là Tây-Nam Phi) được chuyển đổi thành Lãnh thổ Ủy thác Liên Hợp Quốc và được quản lý bởi Hội đồng Quản thác Liên Hợp Quốc.

Phân loại vùng ủy trị sửa

Hội Quốc liên quyết định mức độ kiểm soát đúng đắn của các cường quốc Uỷ trị đối với các vùng lãnh thổ Uỷ trị theo các nguyên tắc riêng biệt. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các cường quốc không được phép thiết lập các cơ sở quân sự hay tuyển mộ lính tráng trong khu vực mà mình ủy trị, đồng thời yêu cầu phải gửi một bản tường trình về vùng lãnh thổ cho Uỷ ban Thường trực Uỷ trị của Hội Quốc Liên.

Các vùng Uỷ trị sẽ được phân chia thành 3 loại chính dựa vào mực độ phát triển mà dân cư vùng đó đã đạt được tại thời điểm Uỷ trị.

Nhóm thứ nhất, hay còn gọi là vùng Uỷ trị loại A, là những vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Đế chế Ottoman cũ. Nhóm này được coi như "... đã phát triển đến một mức độ phát triển nhất định mà từ đó có thể tạm thời được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng vẫn cần sự tham vấn từ phía các cường quốc cho đến khi họ có thể tự mình đứng lên được. Mong muốn của các cộng đồng dân cư này là yếu tố chính cần được cân nhắc chính trước khi lựa chọn trở thành vùng Uỷ trị"

Nhóm thứ hai, hay còn gọi là vùng Uỷ trị loại B, là những thuộc địa trước đây của Đức tại Tây và Trung Phi, được phía Đức gọi là các Schutzgebiete (các xứ bảo hộ hay vùng lãnh thổ), được cho là đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ các cường quốc Uỷ trị "... các xứ Uỷ trị phải chịu trách nhiệm quản lý các vùng lãnh thổ này với điều kiện là phải có được sự tư do về tín ngưỡng cũng như về tôn giáo". Các nước ủy trị nghiêm cấm việc xây dựng các cơ sở quân sự hay căn cứ hải quân trong vùng ủy trị.

Vùng Uỷ trị loại C, bao gồm Tây Nam Phi và một số quần đảo ở khu vực Thái Bình Dương, được cho là "những vùng ủy trị được quản lý ở mức độ chặt chẽ nhất, đặt dưới luật pháp của xứ Uỷ trị với tư cách là một vùng lãnh thổ không thể tách rời".

Danh sách lãnh thổ ủy trị sửa

Loại Vùng ủy trị Lãnh thổ trực thuộc Cường quốc ủy trị Tên gọi tiền thân Chủ quyền tiền thân Ghi chú Nhà nước hiện tại Tài liệu
A Lãnh thổ Ủy trị Syria và Liban   Đại Liban   Pháp Một vài huyện (sancak) của Ottoman trước đây   Đế quốc Ottoman 29 tháng 9 năm 1923 – 24 tháng 10 năm 1945
Gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 9 năm 1945 với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền.
  Liban  
  Liên bang Syria
(1923 – 1925)
  Quốc gia Syria
(1925 – 1930)
  Cộng hòa Syria
(1930 – 1945)
Một vài huyện (sancak) của Ottoman trước đây 29 tháng 9 năm 1923 – 24 tháng 10 năm 1945
Vùng lãnh thổ ủy trị này bao gồm tỉnh Hatay (huyện Alexandretta trước đây thuộc Ottoman), tỉnh mà sau này tách khỏi vùng ủy trị ngày 2 tháng 9 năm 1938 để trở thành một xứ bảo hộ riêng biệt thuộc Pháp. Sau đó vùng này tồn tại cho đến khi tỉnh Hatay chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1939. Gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 9 năm 1945 với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền.
  Syria
Lãnh thổ Uỷ trị Palestine   Uỷ trị Palestine   Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Các sancak xứ Jerusalem, NablusAcre. 29 tháng 9 năm 1923 – 15 tháng 5 năm 1948[3][4][5]
Kế hoạch phân chia Palestine của Liên Hợp Quốc nhằm phân chia các vùng phần còn lại của vùng Uỷ trị trong hòa bình thất bại.[6] Thời kỳ Ủy trị của người Anh chính thức chấm dứt vào giữa các ngày 14 và 15 tháng 9 năm 1948.Vào tối ngày 14 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Cơ quan Do thái giáo Israel tuyên bố thành lập nhà nước Israel.[7] Sau khi kết thức chiến tranh Palestine, nhà nước Israel kiểm soát 75% lãnh thổ vùng Uỷ trị cũ.[8] Các phần lãnh thổ còn lại sau đó trở thành khu Bờ Tây của Vương quốc Hashemite JordanChính phủ toàn Palestinedải Gaza nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập.
  Israel
  Palestine
 
  Tiểu vương quốc Transjordan Các sancak xứ HauranKarak Tháng 4 năm 1921, Tiểu vương quốc Transjordan tạm thời thêm vào vùng lãnh thổ tự trị nằm dưới sự kiểm soát của người Anh[9][10], thể chế mà sau này trở thành Vương quốc Hashemite Transjordan độc lập (sau là Jordan) vào ngày 17 tháng 6 năm 1946 sau sự đồng phê chuẩn Hiệp ước London 1946.   Jordan
Không trực tiếp   Uỷ trị Iraq Một vài huyện (sancak) của Ottoman trước đây Dự thảo Ủy trị của Anh đối với Lưỡng Hà không được ban hành và được thay thế bằng Hiệp ước Anh-Iraq vào tháng 10 năm 1922.[11] Nước Anh cam kết hành động có trách nhiệm với vai trò Cường quốc Uỷ trị của vùng.[12] Iraq giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào ngày 3 tháng 10 năm 1932.   Iraq  
B Lãnh thổ Uỷ trị Đông Phi thuộc Bỉ   Ruanda-Urundi   Bỉ   Đông Phi thuộc Đức   Đế quốc Đức Từ 20 tháng 7 năm 1922 đến 13 tháng 12 năm 1946. Là hai vùng lãnh thổ riêng biệt của người Đức, hai xứ này gia nhập chung thành một vùng ủy trị duy nhất vào ngày 20 tháng 7 năm 1922. Từ 1 tháng 3 năm 1926 đến 30 tháng 6 năm 1960 vùng ủy trị này nằm trong một khối liên hiệp quản lý chung với vùng thuộc địa láng giềng là Congo thuộc Bỉ. Sau 13 tháng 12 năm 1946 khu vực này trở thành một vùng lãnh thổ ủy thác của Liên Hợp Quốc và tiếp tục nằm dưới sự quản lý của người Bỉ cho đến khi hai nhà nước là RwandaBurundi trong khu vực giành độc lập riêng rẽ vào ngày 1 tháng 7 năm 1962.   Rwanda  Burundi  
Lãnh thổ Uỷ trị Đông Phi thuộc Anh[13]   Lãnh thổ Tanganyika   Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Từ 20 tháng 7 năm 1922 đến 13 tháng 12 năm 1946. Sau 13 tháng 12 năm 1946 khu vực này trở thành một vùng lãnh thổ ủy thác của Liên Hợp Quốc và vào ngày 1 tháng 5 năm 1962 giành được quyền tự trị nội bộ. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961, vùng này độc lập trong khi vẫn giữ nguyên người giữ vai trò nguyên thủ quốc gia là quân chủ nước Anh và vào ngày này năm sau thì trở thành một nước cộng hòa. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1964, Tanganyika sát nhập với quần đảo Zanzibar kế cận để trở thành quốc gia Tanzania hiện tại.   Tanzania Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Ruanda-Urundi, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.
Lãnh thổ Uỷ trị Cameroon thuộc Anh   Cameroon thuộc Anh   Cameroon thuộc Đức Trở thành lãnh thổ Ủy thác Liên Hợp Quốc sau Thế chiến thứ hai vào ngày 13 tháng 12 năm 1946. Một phần   Cameroon  Nigeria Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Cameroon thuộc Pháp, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.
Lãnh thổ Uỷ trị Cameroon thuộc Pháp   Cameroon thuộc Pháp   Pháp Nằm dưới sự cai trị của Thứ trưởng Toàn quyền và đối với Uỷ trị CameroonUỷ viên cho đến 27 tháng 8 năm 1940, về sau nằm dưới sự cai trị của thống đốc. Trở thành một phần của vùng lãnh thổ Uỷ thác Liên Hợp Quốc vào ngày 13 tháng 12 năm 1946.   Cameroon  
Lãnh thổ Uỷ trị Togoland thuộc Anh  Togoland thuộc Anh   Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland  Togoland thuộc Đức Quan chức thuộc địa Anh quản lý vùng lãnh thổ do Thống đốc thuộc địa của Bờ biển Vàng thuộc Anh (nay là Ghana) bổ khuyết vào, ngoại trừ khoảng thời gian từ 30 tháng 9 năm 1920 đến 11 tháng 10 năm 1923 thì do Francis Walter Fillon Jackson quản lý riêng biêt với lãnh thổ Bờ biển Vàng. Chuyển đổi thành vùng lãnh thổ ủy thác do Liên Hợp Quốc quản lý ngày 13 tháng 12 năm 1946; đúng 10 năm sau đó vùng ủy thác giải thể khi lãnh thổ vùng sát nhập vào nhà nước Ghana. Thung lũng Volta,   Ghana. Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Togoland thuộc Pháp, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.[14]
Lãnh thổ Uỷ trị Togoland thuộc Pháp  Togoland thuộc Pháp   Pháp Togoland nằm dưới sự quản lý của Uỷ viên cho đến 30 tháng 8 năm 1956, sau đó là Cao uỷ đối với Cộng hòa Tự trị Togo   Togo  
C Lãnh thổ Uỷ trị các vùng đất thuộc quyền sở hữu của Đức ở phía Nam bán cầu thuộc Thái Bình Dương ngoại trừ Nauru và Samoa thuộc Đức   Lãnh thổ New Guinea   Úc   New Guinea thuộc Đức Gồm New Guinea thuộc Đức và "các nhóm đảo nằm ở ngoài khơi vùng nước Nam Bán cầu cuả Thái Bình Dương không bao gồm Nauru và Samoa thuộc Đức".[15] Từ ngày 17 tháng 9 năm 1920 thì nằm dưới sự cai trị, đầu tiên là của Quân quản (sau đó là các quan chức dân sự thông thường), sau chiến tranh thuộc quyền quản lý của các chỉ huy Nhật/Mỹ từ ngày 8 tháng 12 năm 1946 với tư cách là một vùng Uỷ thác của Liên Hợp Quốc và với tên gọi là Đông Bắc New Guinea (một vùng lãnh thổ hành chính trực thuộc Úc), sau đó thì trở thành một phần của Papua New Giunea khi nhà nước này độc lập năm 1975. Một phần lãnh thổ   Papua New Guinea Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Nauru, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.[15]
Lãnh thổ Uỷ trị Nauru   Nauru   Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vùng Uỷ trị của Anh, đồng quản lý bởi Úc, New Zealand và Anh. Trở thành một phần của lãnh thổ uỷ thác Liên Hợp Quốc sau khi thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Nauru giành độc lập không điều kiện vào ngày 31 tháng 1 năm 1968.[16]   Nauru  
Lãnh thổ Uỷ trị các vùng đất thuộc quyền sở hữu của Đức ở phía Bắc bán cầu thuộc Thái Bình Dương[17]   Vùng Uỷ trị Nam Dương   Đế quốc Nhật Bản Được biết đến với tên gọi vùng Uỷ trị Nam Dường, vùng lãnh thổ trở thành lãnh thổ Uỷ thác Liên Hợp Quốc dưới sự quản lý của Hoa Kỳ.   Palau  Quần đảo Marshall  Liên bang Micronesia  Quần đảo Bắc Mariana Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Nauru, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.[15]
Lãnh thổ Uỷ trị Samoa thuộc Đức   Tây Samoa   New Zealand   Samoa thuộc Đức Từ 17 tháng 12 năm 1920 là lãnh thổ ủy trị của Hội Quốc Liên, từ 25 tháng 1 năm 1947 trở thành một vùng lãnh thổ Uỷ thác của Liên Hợp Quốc, từ 1 tháng 1 năm 1962 trở thành một quốc gia độc lập.   Samoa Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Nauru, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.[15]
Lãnh thổ Uỷ trị Tây Nam Phí thuộc Đức   Tây Nam Phi   Nam Phi[18]   Tây Nam Phi thuộc Đức Từ ngày 1 tháng 10 năm 1932, vùng hành chính Vịnh Walvis (lúc này vẫn còn dưới quyền Thẩm phán trưởng; kể từ 16 tháng 3 năm 1931 được trao quy chế Thành phố, vì vậy nằm dưới sự cai quản của Thị trưởng) cũng được quy vào lãnh thổ ủy trị.   Namibia Văn kiện tương đương với vùng lãnh thổ Nauru, với toàn bộ các điều khoản giống nhau về cơ bản.[15]

Chú thích sửa

  1. ^ “Legal Consequences for States of the Continued Presence of South Africa in Namibia (South West Africa) notwithstanding Security Council Resolution 276 (1970)” (PDF). International Court of Justice: 28–32. ngày 21 tháng 6 năm 1971. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ Matz, 2005, p.70-71, "Trước tiên, hai yếu tố hình thành cốt lõi của Hệ thống Uỷ trị, nguyên tắc không sáp nhập lãnh thổ trên một mặt và quản lý của nó như là một" niềm tin thiêng liêng của nền văn minh "ở bên kia... Nguyên tắc quản trị như là một" sự tin tưởng thiêng liêng của nền văn minh đã được thiết kế để ngăn chặn một thực tế khai thác triệt để lãnh thổ được ủy trị trái ngược với thói quen thuộc địa cũ. Thay vào đó, chính quyền bắt buộc phải giúp đỡ trong việc phát triển lãnh thổ cho hạnh phúc của người dân bản địa "
  3. ^ “Papers relating to the foreign relations of the United States, The Paris Peace Conference, 1919 Volume XIII, Annotations to the treaty of peace between the Allied and Associated Powers and Germany, signed at Versailles, June 28, 1919”. Foreign Relations of the United States. United States State Department. 28 tháng 6 năm 1919. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ “Legal Consequences of the Construction of a Wall in the Occupied Palestinian Territory” (PDF). Advisory Opinions. The International Court of Justice (ICJ). 2004. tr. 165. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2011. 70. Palestine was part of the Ottoman Empire. At the end of the First World War, a class "A" Mandate for Palestine was entrusted to Great Britain by the League of Nations, pursuant to paragraph 4 of Article 22 of the Covenant
  5. ^ “Italy Holds up Class A Mandates”. The New York Times. 20 tháng 7 năm 1922. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2011. LONDON, July 19. – The A mandates, which govern the British occupation of Palestine and the French occupation of Syria, came today before the Council of the League of Nations.
  6. ^ Pugh, Jeffrey D. (1 tháng 11 năm 2012). “Whose Brother's Keeper? International Trusteeship and the Search for Peace in the Palestinian Territories”. International Studies Perspectives. 13 (4): 321–343. doi:10.1111/j.1528-3585.2012.00483.x. ISSN 1528-3577.
  7. ^ Israel Ministry of Foreign Affairs: The Declaration of the Establishment of the State of Israel. May 14, 1948: Retrieved 28 January 2013.
  8. ^ Edmund Jan Osmańczyk; Anthony Mango (2003). Encyclopedia of the United Nations and International Agreements: G to M. Taylor & Francis. tr. 1178. ISBN 978-0-415-93922-5. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2011.
  9. ^ The Making of Jordan: Tribes, Colonialism and the Modern State, By Yoav Alon, Published by I.B.Tauris, 2007, ISBN 1-84511-138-9, p. 21
  10. ^ Determining Boundaries in a Conflicted World: The Role of Uti Possidetis, By Suzanne Lalonde, Published by McGill-Queen's Press (MQUP), 2002, ISBN 0-7735-2424-X, pp. 89–100
  11. ^ Wright 1968, tr. 595.
  12. ^ Wright 1968, tr. 593.
  13. ^ Wright 1968, tr. 611.
  14. ^ Wright 1968, tr. 616.
  15. ^ a b c d e Wright 1968, tr. 618.
  16. ^ Brij V Lal (22 tháng 9 năm 2006). 'Pacific Island talks': Commonwealth Office notes on four-power talks in Washington”. British Documents on the End of Empire Project Series B Volume 10: Fiji. University of London: Institute of Commonwealth Studies. tr. 299, 309.
  17. ^ Hall 1948, tr. 307.
  18. ^ Hiệp ước Hòa bình và Dự luật Uỷ quyền Tây Nam Phi năm 1919.

Tài liệu tham khảo sửa

Đọc thêm sửa

  • Anghie, Antony. "Colonialism and the Birth of International Institutions: Sovereignty, Economy, and the Mandate System of the League of Nations." NYUJ Int'l L. & Pol. 34 (2001): 513.
  • Bruce, Scot David, Woodrow Wilson's Colonial Emissary: Edward M. House and the Origins of the Mandate System, 1917–1919 (University of Nebraska Press, 2013).
  • Callahan, Michael D. Mandates and empire: the League of Nations and Africa, 1914–1931 (Brighton: Sussex Academic Press, 1999)
  • Haas, Ernst B. "The reconciliation of conflicting colonial policy aims: acceptance of the League of Nations mandate system," International Organization (1952) 6#4 pp: 521–536.
  • Hall, H. Duncan. Mandates, Dependencies and Trusteeship (1948) online
  • Margalith, Aaron M. The International Mandates (1930) online
  • Matz, Nele. "Civilization and the Mandate System under the League of Nations as Origin of Trusteeship." Max Planck Yearbook of United Nations Law (2005) 9#1 pp. 47–95. online
  • Pedersen, Susan. The Guardians: the League of Nations and the Crisis of Empire, (New York: Oxford University Press, 2015)
  • Sluglett, Peter. "An improvement on colonialism? The 'A' mandates and their legacy in the Middle East," International Affairs (2014) 90#2 pp. 413–427. On the former Arab provinces of the Ottoman Empire
  • Wright, Quincy. Mandates under the League of Nations (1930), 730 pp; Comprehensive coverage