Lê Đức Thịnh (19272001) là nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Chủ tịch Ủy ban Hành chính (nay là Ủy ban Nhân dân) Thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Nội thương, Trưởng ban Tài chính - Quản trị Trung ương.

Lê Đức Thịnh
Lê Đức Thịnh (1927-2001)
Chức vụ
Trưởng Ban Tài chính - Quản trị Trung ương
Nhiệm kỳ30 tháng 8 năm 1986 – 18 tháng 11 năm 1992
Tiền nhiệmMinh Châu
Kế nhiệmTrần Lưu Vỵ
Vị trí Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội thương
Nhiệm kỳ23 tháng 4 năm 1982 – 21 tháng 6 năm 1986
Tiền nhiệmTrần Phương
Kế nhiệmHoàng Minh Thắng
Vị trí Việt Nam
Ủy viên Trung ương Đảng khóa V
Nhiệm kỳTháng 3 năm 1982 – Tháng 12 năm 1986
Vị trí Việt Nam
Chủ tịch Ủy ban Hành chính (UBND) Thành phố Hải Phòng
Nhiệm kỳ1966 – 1976
Tiền nhiệmĐặng Văn Minh (Trần Kiên)
Kế nhiệmĐỗ Chính
Vị tríTP Hải Phòng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
Nhiệm kỳ1954 – 1956
Tiền nhiệmLương Quang Chất
Kế nhiệmTrần Tạo
Vị tríTỉnh Hải Dương
Thông tin chung
Sinh1927
Hưng Yên
Mất2001
Hà Nội
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Tiểu sử sửa

Ông có tên khai sinh là Nguyễn Văn Phần, nguyên quán tại thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. Ông là cán bộ lão thành cách mạng, tham gia cách mạng từ tháng 2 năm 1944.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ông hoạt động chiến đấu ở Mặt trận Đường 5[1] tại địa bàn tỉnh Hưng Yên. Từ 2/1944 – 10/1945 ông làm Bí thư Việt Minh xã Ngọ Cầu, phụ trách Việt Minh các xã Ngô Xuyên, Như Quỳnh, Hành Lạc huyện Văn Lâm. Từ 10/1045 – 7/1947 ông tham gia Chấp hành Huyện bộ Văn Lâm, rồi tham gia Huyện ủy, Thường vụ Huyện ủy Văn Lâm. Từ 7/1947 – 2/1949 làm Bí thư Huyện ủy Văn Lâm. Từ 3/1949 – 6/1953 ông tham gia Tỉnh ủy, rồi tham gia Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên. Từ 7/1953 – 6/1954 ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội Hưng Yên.

Từ 7/1954 – 11/1954 ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội Hải Dương, phụ trách tiếp quản, Bí thư đảng ủy và Phó Chủ tịch Ủy ban quân quản Hải Dương.[2] Từ 12/1954 - 11/1956 ông làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy, rồi làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

Từ 12/1956 - 12/1958 ông làm Chánh Văn phòng Khu ủy Tả Ngạn.

Sau đó ông về công tác tại Hải phòng, tham gia Thành ủy, rồi Thường vụ Thành ủy, lần lượt giữ chức Giám đốc Sở Thương nghiệp, rồi Trưởng Ban Tài mậu Thành ủy (1959 – 1961), Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hải phòng (1961 – 1966),[3] Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hải Phòng (1966 – 1976);

Năm 1976 ông chuyển công tác về Bộ Nội thương giữ chức Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội thương (1976-1981),[4] Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1981-1982), Bộ trưởng Bộ Nội thương (1982 – 1986),[5] Trưởng ban Tài chính Quản trị Trung ương[6] (1986 - 1992).

Tại Đai hội Đảng V (1982), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[7]

Năm 1994 ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng nhất.

Năm 2007 ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.[8]

Ngày 09/12/2022 Hội đồng Nhân dân TP Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND về việc về việc đặt tên một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó đã quyết nghị đặt tên danh nhân Lê Đức Thịnh cho một tuyến phố bên cạnh Quận ủy Hải An [9].

Tham khảo[9] sửa

  1. ^ “Bút ký: "Ký ức về đường số 5 và tả ngạn sông Hồng" – Tô Đức Chiêu”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Đồng chí Lê Đức Thịnh, Diễn đàn Dựng nước Giữ nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Sở Nội vụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Nghị định 183”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ “Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước số 166-NQ/HĐNN7, ngày 23 tháng 4 năm 1982 bổ nhiệm và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Văn bản pháp luật Trung ương. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ “Trao tặng Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh cho các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2014. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ “www.cpv.org.vn”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Trao tặng huân chương cao quý cho các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “Nghị quyết về việc đặt tên một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng | Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải phòng”. haiphong.gov.vn. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.