Lê Hữu Thể
Lê Hữu Thể (sinh năm 1958[1]) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao[2], từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Lê Hữu Thể | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | ngày 29 tháng 7 năm 2009 – 2018 |
Vị trí | Việt Nam |
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội | |
Nhiệm kỳ | 2015 – 2020 |
Tiền nhiệm | Trần Công Phàn |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Vị trí | Hà Nội |
Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát | |
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ | |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Sinh | 1958 (65–66 tuổi) |
Nghề nghiệp | kiểm sát viên |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Xuất thân và giáo dục
sửaSự nghiệp
sửaÔng nhiều năm làm Viện phó, rồi Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[1]
Ông từng được luân chuyển làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ.[1]
Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.[3]
Ngày 29 tháng 7 năm 2009, Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm Tiến sĩ Lê Hữu Thể làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[1]
Ông là ủy viên Ban cán sự Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.[4]
Ngày 13 tháng 4 năm 2015, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ký Quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC.[5]
Cuối năm 2018, ông thôi giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhưng vẫn giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tác phẩm
sửa- Sách: TS. Lê Hữu Thể - TS. Đỗ Văn Đương - ThS. Nguyễn Thị Thủy. Những vấn đề lý luận và thực cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2013,550 tr.; 24 cm; KHK: V23656-V23658[6][7]
- Bài báo: Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e f N. Nhân (30 tháng 7 năm 2009). “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thêm phó viện trưởng”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí: Hội đồng khoa học VKSND tối cao phải phát huy trí tuệ tập thể và là tấm gương tri thức cho các thế hệ sau”. Bảo vệ Pháp luật. 2019-03-20. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiện toàn nhân sự chủ chốt”. VietNamNet. 25 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ Quốc Hưng (5 tháng 5 năm 2017). “Trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Trao Quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. VKSND tỉnh Lạng Sơn. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Danh mục sách Tiếng Việt mới bổ sung”. Thư viện Bộ tư pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
- ^ “WShowDetail”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập 3 tháng 6 năm 2017.