Lê Hiếu Đằng

Luật gia, nhà hoạt động xã hội Việt Nam

Lê Hiếu Đằng (6 tháng 1 năm 194422 tháng 1 năm 2014) là luật gia, nhà hoạt động xã hội, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Tính tới 2013, ông đã có 45 năm là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng là một trong các "lãnh tụ" sinh viên trước đây đã trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài GònTrường Đại học Luật khoa Sài Gòn.

Tiểu sử sửa

Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, từng học Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, học Đại học Luật Khoa, Sài Gòn, cũng có một năm học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1964).[2] Ông nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968 – 1977), Nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định (1969 – 1975), Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1989 – 2009), là Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 4, khóa 5. Từ năm 1975 đến 1983, ông là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn – Gia Định.
Ông từ trần vào ngày 22 tháng 1 năm 2014 tại Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.

Hoạt động nổi bật sửa

Ông Đằng là một trong 72 người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 kiến nghị trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.[3]

Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Ông nói "Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc".[4]

Ông phát biểu: "mọi người phải xác định rằng đất nước là của chung, nước Việt Nam là một, đã là người Việt Nam thì phải làm sao để Việt Nam lớn mạnh hơn, từ đó chung tay, góp sức làm cho đất nước phát triển".[1] Ông nói "sự tồn vong của đất nước là quan trọng".[5]

Về vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức, ông Đằng nói: "Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần".[6]

Về phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt KhangTrần Vũ Anh Bình ngày 30/10/2012, ông nói: "Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng".[7]

Ông khẳng định: "Việc đổi tên nước là thời cơ rất lớn để thay đổi một số điều trong hiến pháp, làm đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Nếu vẫn như cũ thì rất tiếc, thời cơ qua đi."[8]

Vào tháng 8/2013, trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", ông Lê Hiếu Đằng đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Về việc Đảng Cộng sản đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại,[9] kêu gọi thành lập chính đảng mang tên Đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam.[10][11] Có những ý kiến cho rằng bài viết này của ông là "thiếu khách quan và thiếu tính xây dựng", "nhận định phiến diện".[12]

Vào ngày 4 tháng 12 năm 2013, ông viết tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam vì theo ông, "Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân."[13][14]

Qua đời sửa

Theo như tin mà BBC Việt ngữ đưa vào ngày 14 tháng 12 năm 2013 thì ông Lê Hiếu Đằng đang trong tình trạng "trong cơn nguy kịch" và được "cấp cứu tích cực" tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.[15] Ông qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 2014 tại Bệnh viện Nhân dân 115, hưởng thọ 70 tuổi.[16]
Trong mấy ngày tang lễ ông Đằng, mặc dù đã có sự hiện diện của một số quan chức cao cấp của chính quyền, vẫn xảy ra các hiện tượng 'chọc phá', 'cản trở' và 'xâm phạm' đồ phúng viếng cố luật gia[17].

Phát biểu sửa

Lê Hiếu Đằng đã từng nêu ý tưởng thành lập một chính đảng mới và cho là:

Nhận xét sửa

  • Ông Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh một người bạn từ lúc còn là thanh niên với ông:
  • Nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn Bên Thắng cuộc:
  • Ông Huỳnh Kim Báu, Tổng thư ký Hội Trí thức thành Phố cũng là một người đồng hành với ông từ thời trai trẻ:

Chú thích sửa

  1. ^ a b Nguyễn Cường (thực hiện) (ngày 29 tháng 4 năm 2013). “Ông Lê Hiếu Đằng: "Đất nước là của chung". Infonet. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Luật gia Lê Hiếu Đằng: "Tôi đã thấy tính dự báo trong thơ". Tuổi Trẻ Online. ngày 16 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ http://boxitvn.blogspot.de/2013/01/kien-nghi-ve-sua-oi-hien-phap-1992.html
  4. ^ Trà Mi-VOA. 'Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc'. VOA Tieng Viet. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ “Ông Lê Hiếu Đằng: Sự tồn vong của đất nước là quan trọng”. RFA. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ “Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác”. RFI. ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ “Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng”. RFI. ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.[liên kết hỏng]
  8. ^ Võ Thái (ngày 21 tháng 5 năm 2013). “Việt Nam: giữ tên nước sẽ bỏ qua thời cơ?”. ABC Radio Australia. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ “Núi đá rồi cũng phải lở”. Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ a b Luật gia Lê Hiếu Đằng (ngày 16 tháng 8 năm 2013). “Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN”. BBC Vietnamese. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  11. ^ “Lê Hiếu Đằng: Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam”. RFI. ngày 12 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  12. ^ NGUYỄN TRỌNG PHÚC (ngày 28 tháng 8 năm 2013). “Đôi điều trao đổi cùng ông Lê Hiếu Đằng”. Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  13. ^ “Blog đã được bảo vệ › Đăng nhập”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  14. ^ “Luật gia Lê Hiếu Đằng: Bỏ đảng Cộng sản để trở thành công dân tự do đấu tranh”. RFI. ngày 5 tháng 12 năm 2013.
  15. ^ Ông Lê Hiếu Đằng 'trong cơn nguy kịch', BBC Việt ngữ, 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  16. ^ Ông Lê Hiếu Đằng qua đời, Thanh Niên Online, 23 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  17. ^ 'Viếng cứ viếng, phá cứ phá', BBC, 23 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2014
  18. ^ a b c Lê Hiếu Đằng: Một biểu tượng suốt đời tranh đấu, RFA, 23tháng 1 năm 2014

Liên kết ngoài sửa