Lê Sạn (黎僝) hay Lê Tài, Lê Nga[1] (1476 - ?)[1][2][3]thượng thư bộ Lại thời Lê sơ, đậu bảng nhãn[4] năm 1502.[5] Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi thì ông đi ở ẩn, về sau được đánh giá là có tiết nghĩa.[6]

Trung Huân Bá
忠勳伯
Trung Huân bá
Tên khácLê Tài
Lê Nga
Thông tin cá nhân
Sinh1476
Chức quanThượng thư bộ Lại
Tước hiệuTrung Huân bá
Tôn giáoNho giáo, Phật giáo
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Thân thế

sửa

Lê Sạn là người xã Vạn Phúc,[4][7][5] huyện Thanh Trì[3][8][9] (theo một số nguồn thì là huyện Thanh Đàm),[10][1][11] phủ Thường Tín[12][13] (nay thuộc Hà Nội).[6][14]

Sự nghiệp

sửa

Ông đỗ bảng nhãn[4] khoa Nhâm Tuất năm 1502[3][5] niên hiệu Cảnh Thống[8][9] thời vua Lê Hiến Tông,[1][2][15] lúc ông 27 tuổi,[6] có sách cho là lúc 26 tuổi.[3][11]

Khi Trần Cao đánh chiếm Đông Kinh vào mùa đông năm Bính Tý 1516, Nguyên quận công Trịnh Duy Sản nhân danh vua Lê Chiêu Tông gọi quân 3 phủ Thanh Hóa lấy lại Đông Kinh. Trong chiến dịch này, Lê Sạn làm Đề sát, cùng với Phó tướng An Tín bá Trịnh Hy, Tán lý Lê Dực và Ký lục Trương Huyền Linh tiến quân vây cửa Đại Hưng vào ngày 23 tháng 4.[16] Trịnh Duy Sản huy động các cánh quân khác vây 4 mặt thành, đánh Trần Cảo đại bại. Vua Chiêu Tông khôi phục ngôi báu, năm sau (tức năm Đinh Sửu) cất Lê Sạn làm Hộ bộ thượng thư. Sau ông lại được thăng thượng thư bộ Lại lúc 45 tuổi. Ông mấy lần được gia tước đến Trung Huân bá rồi về hưu.[6]

Ông đi ẩn khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ.[6]

Nhận định

sửa

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho là ông "đi ẩn không chịu nhục". Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ông được khen là có tiết nghĩa.[6] Lược sử Hà Nội xuất bản bởi Nhà xuất bản Từ điển bách khoa (2007) đánh giá ông "tính khảng khái, có tiết tháo, được sĩ phu đương thời trọng vọng".[3]

Tham khảo

sửa

Thư mục

sửa
  1. Cao Xuân Dục (1966), Đại-Nam nhất-thống-chí, quyển 17, Nha Văn-hóa, Bộ Quốc-gia Giáo-dục
  2. Viện Sử học (Việt Nam) (1988), Nghiên cứu lịch sử, số 240-241, Viện Sử học
  3. Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện sử học (Việt Nam); Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  4. Trần Hồng Đức (1999), Hội khoa học lịch sử Việt Nam (biên tập), Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  5. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  6. Cao Xuân Dục; Trần Lê Sáng; Phạm Kỳ Nam (2001), Đại Nam dư địa chí ước biên, Nhà xuất bản Văn học
  7. Lê Trung Vũ; Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2001), Lễ hội Thăng Long, Nhà xuất bản Hà Nội
  8. Phạm Ngô Minh; Lê Duy Anh (2001), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  9. Bùi Xuân Đính; Nguyễn Viết Chức (2004), Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
  10. Lê Trung Vũ (2006), Hội làng Hà Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Viện văn hóa
  11. Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Viện văn hóa
  12. Nguyễn... (2007), Lược sử Hà Nội, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
  13. Viện Sử học (Việt Nam); Nguyễn Danh Phiệt; Đặng Kim Ngọc; Nguyễn Duy Hinh (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  14. Lê Thái Dũng (2010), Hỏi đáp về 82 bia tiến sĩ Văn miếu Quốc tử giám - Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  15. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  16. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2[liên kết hỏng]