Lê Tịnh

nhạc sĩ Việt Nam

Lê Tịnh sinh năm 1937 tại Thanh Hóanhạc sĩ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Nhạc sĩ
Lê Tịnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Tịnh
Ngày sinh
11 tháng 2, 1937 (87 tuổi)
Nơi sinh
Thanh Hóa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpnhạc sĩ
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Lĩnh vựcÂm nhạc
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trònhạc sĩ
Dòng nhạcca khúc, giao hưởng
Tác phẩm
  • Sông Đà lúc nắng chiều
  • Chiều rừng đỏ
  • Mưa sương
  • Hương hoa lộc biếc biên thùy
  • Đường nào xa mấy
  • Hương trầm tháng chạp
  • Níu vào mùa thu
  • Cổ tích vũ trụ
Giải thưởngDanh sách
Binh nghiệp
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử

sửa

Lê Tịnh sinh ngày 11 tháng 2 năm 1937, quê ở Đông Sơn, Thanh Hóa.

Ông tốt nghiệp Khoa Sáng tác, hệ đại học chính quy tại Nhạc viện Hà Nội.

Lê Tịnh trưởng thành chủ yếu từ môi trường quân đội, ông đã từng công tác tại Đoàn Văn công Quân khu Tây Bắc, Đoàn Văn công Quân chủng Không quân và đã từng có mặt trên nhiều chiến trường.[1]

Ông nghỉ hưu từ Đoàn Văn công Quân chủng Phòng không Không quân.[2]

Sự nghiệp

sửa

Thời gian đầu Lê Tịnh hoạt động chủ yếu ở khu vực Tây Bắc nên các sáng tác của nhạc sĩ Lê Tịnh khá độc đáo, mang âm hưởng dân tộc miền núi.[1] Quân chủng Phòng không Không quân là nơi ông đã có một thời gian công tác tại đoàn nghệ thuật, nên vào thời gian này, hầu hết những tác phẩm của ông đều giành cho người lính, giành cho bầu trời: Hành khúc Sư đoàn Không quân 370, Sông Đà lúc nắng chiều, Tâm sự xe lu, Người lính gặp câu chuyện cổ, Kể hết về nhau

Khi về Hà Nội sinh sống, ông tiếp tục sáng tác và có những ca khúc được giới trẻ yêu thích như Ngồi hát mùa đông.[1] Ngồi hát mùa đông cùng giọng hát của ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, phối khí Nguyễn Mai Kiên, đã đạt giải thưởng Bài hát Việt năm 2006 và gây được dấu ấn trong khán giả.[3]

Các tác phẩm tiêu biểu về giao hưởng của Lê Tịnh: giao hưởng số 1 Hương rừng, giao hưởng số 2 Khúc ẩn tấu, giao hưởng số 2 Cổ tích Vũ trụ, giao hưởng số 3 Mầm lửa mùa lá vàng, tổ khúc giao hưởng số 1 Nắng - Mây - Mở - Gợi, tổ khúc giao hưởng số 2 Cổ tích vũ trụ, sonate số 1 cho dàn nhạc, sonate số 2 viết cho violoncelle và piano, poème symphonique số 1 Níu vào mùa thu, kịch múa Đường vào vũ trụ, kịch hát Bầu trời khát vọng, tiểu phẩm cho pí-thiu và piano Hương lá.[2] Trong đó kịch múa Đường vào vũ trụ (Biên đạo múa Xuân Định) đã giành Huy chương Vàng trong Hội diễn Ca Múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995.[3]

Ông đã được các giải thưởng: Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1990; Giao hưởng Cổ tích vũ trụ – Giải Nhì năm 1995 của Thành phố Hồ Chí Minh; Giao hưởng thơ - Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1996; Huy chương Vàng trong Hội diễn Ca Múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995.[2]

Lê Tịnh đã được Nhà nước tặng: Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất.[1]

Năm 2012, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm các ca khúc: Sông Đà lúc nắng chiều, Chiều rừng đỏ, Mưa sương, Hương hoa lộc biếc biên thùy, Đường nào xa mấy; tổ khúc Hương trầm tháng chạp; thơ giao hưởng Níu vào mùa thu và tổ khúc giao hưởng Cổ tích vũ trụ.[4]

Tác phẩm chính

sửa

Ca khúc

sửa
  • Sông Đà lúc nắng chiều
  • Chiều rừng đỏ
  • Mưa sương
  • Hương hoa lộc biếc biên thùy
  • Đường nào xa mấy
  • Hương trầm tháng chạp (tổ khúc)
  • Hành khúc Sư đoàn Không quân 370
  • Tâm sự xe lu
  • Người lính gặp câu chuyện cổ
  • Kể hết về nhau
  • Ngồi hát mùa đông

Giao hưởng

sửa
  • Hương rừng
  • Khúc ẩn tấu
  • Mầm lửa mùa lá vàng
  • Nắng - Mây - Mở - Gợi
  • Cổ tích vũ trụ
  • Níu vào mùa thu
  • Đường vào vũ trụ
  • Bầu trời khát vọng
  • Hương lá

Tuyển tập

sửa
  • Ca khúc Lê Tịnh (hai đĩa CD).[1]

Giải thưởng

sửa
  • Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1990
  • Giải Nhì năm 1995 của Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1996
  • Huy chương Vàng Hội diễn Ca Múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995

Khen thưởng

sửa
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất

Vinh danh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Thanh Thảo (21 tháng 12 năm 2021). “Nhạc sĩ Lê Tịnh: Không thể viết cái gì khác hơn là đồng đội của mình”. Tạp chí Mặt trận. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b c “Lê Tịnh”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b NS Ngọc Khuê (14 tháng 1 năm 2023). “Nhạc sĩ Lê Tịnh – Như tôi biết”. ngockhue.vn. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.

Xem thêm

sửa